Pics

Pics

2020/01/31

“KHU ĐĨ” và cái “LỒN MÈO”

“KHU ĐĨ” và cái “LỒN MÈO”

Jaya Thiên

Trong kiến trúc cổ Việt Nam, cái Khu Đĩ chỉ hình thành khi nhà có mái ngói nhô ra ở đầu hồi, tức cái khu đĩ được tạo thành là tam giác chỗ giao nhau của hai diềm mái , người xưa hay trang trí chỗ đấy bằng cách gắn thêm các họa tiết gỗ.
Khu Đĩ hay cái Lồn Mèo, đó là danh từ đặc thù của người dân Miền Trung để ám chỉ một bộ phận quan trọng nằm trong cấu trúc đầu hồi mái nhà của cư dân nơi đây. Về ý nghĩa và gốc tích để mà từ một bộ phận (cấu tạo) của một ngôi nhà được người dân đặt tên rất “kêu” và rất “đã” thì đến nay hầu như không có một giải thích nào phù hợp và thoả đúng.
Chỉ tên gọi thôi thì nghe rất “sướng” rồi ( lại có người sẽ bị đỏ mặt không chừng ).
Cả hai danh từ ấy đều ám chỉ đến đặc tính về Giới Nữ/Giống Cái, và rõ là có nguyên do của nó cả.
Về mặt ngôn ngữ ta xét thấy: Khu Đĩ có “Khu” rõ đúng là một tư thế đang chổng lên sẵn sàng cho cái công việc thiêng liêng..., “Đĩ” ám chỉ cho Giống Cái. Và rằng “ Khu Đĩ “ là một danh từ ám chỉ cho một tư thếnằm chổng lên để sẵn sàng cho công việc thiêng liêng của Giống Cái. Và bạn đã bao giờ nghe đến từ “Nằm chổng khu” bao giờ chưa! Đó là tư thế nằm 45 độ, hai chân co banh dạng ra. Đọc đến đây bạn có thể thực hành ngay được rồi )!
Còn Lồn Mèo thì sao! Nếu bạn chưa bao giờ quan sát bộ phận sinh dục của con mèo cái ra sao thì cũng nên quan sát ngay từ giờ, rồi bạn sẽ biết ngay danh từ cái “Lồn Mèo” này. Cả Khu Đĩ và Lồn Mèo đều cho ta thấy về mặt hình ảnh là sẽ nhìn thấy cái Hình Tam Giác ngược ( có đầu nhọn phía dưới ) . Đó chính là cách mà dân Miền Trung ta đặt tên cho một bộ phân nơi hai đầu hồi mái có trong một căn nhà Miền Trung.
Và ta còn nghe thêm từ dùng để ám chỉ bộ phận “ khu đĩ “ này là cái “lồn mèo ngược”. Ở nơi đầu hồi mà góc giụm hình tam giác nơi hai mái (mái ngang và mái dọc ) nhà giáp nhau sẽ tạo thành một đầu hồi hình tam giác có góc nhọn ở trên, đó chính là Lồn mèo ngược.
So với miền Trung ( Nam ) thì ở miền Bắc cũng có “Khu đĩ”, nhưng Khu đĩ ở miền Bắc lại rất khác với miền Trung (Nam), trong các công trình kiến trúc cổ ở miền Bắc với kiến trúc gỗ mái lợp ngói không đóng trần nên không khí thoát lên qua các kẽ ngói, và cái Khu đĩ có trong dạng kiến trúc này chỉ mang tính chất Trang Trí. Ngược lại, Khu đĩ trong kiến trúc miền Trung mang tính “mở” và đúng công năng của nó hơn, ở nơi Khu đĩ này có trổ “lỗ” /khe/cửa Gió nhằm đối lưu không khí dưới tầng mái có đóng trần bằng gỗ hay đắp đất, một đặc trưng cấu tạo, giải pháp kiến trúc phù hợp với điều kiện khí hậu Khô nóng nơi đây ( xem thêm về kiểu nhà hai lớp mái ). Và ta thấy đấy “Khu đĩ” hay “Lồn Mèo” là phải có Lỗ/Khe/Cửa cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Như đã nhắc ở đoạn đầu rằng “Khu đĩ” hay “Lồn Mèo” ám chỉ về Giới Nữ/Giống Cái, đó chính là thiên chức, là khả năng mà chỉ có Giống và Giới này mới có khả năng làm được. Là Giống/Giới có khả năng Sinh nở, đó là Sáng Tạo. Từ thời cổ xưa có ba nhóm ngành nghề mà chỉ có người Phụ nữ nắm giữ đó là: Nhà ở, làm gốm, dệt vải. Ba nhóm ngành này hình thành nên nền tảng của thiết chế xã hội cơ bản bấy giờ, chính là nền tảng của xã hội theo Mẫu Hệ. Vậy nó có liên quan gì đến cái “Lồn Mèo” và “Khu đĩ “ không! Có.
Ở đây ta thấy ngôi nhà theo Mẫu hệ có đặc điểm là phải Dài, như nhà Dài trên Tây Nguyên vậy, hay nhà Trường/Rường ở khu vực Huế (đến đây bạn có thể tự trả lời cho căn nhà Trường/Rường rồi đấy), hay căn nhà Mẹ của người Chăm,… Trong kiến trúc gỗ của người miền Trung ta bắt gặp ở đó kiểu nhà hai lớp mái, nhà kiểu 4 mái có Khu đĩ và Khu đĩ này chính là cái hình Tam Giác có đầu nhọn ở trên đó chính là cái Lồn mèo ngược.
Trong biểu tượng Tam Giác cổ xưa chúng ta để ý đến biểu tượng Tam giác Tantric cổ. Đó là một hình Tam Giác ngược, chính giữa có một dấu chấm, biểu tượng cho quyền năng Sinh nở/Sáng Tạo của người Phụ Nữ, sự Sáng Tạo được sinh ra thông qua tính dục nữ tính, tam giác hướng xuống đại diện cho Yoni và chấm ở giữa là trứng thụ tinh, là hạt nhân của NGUỒN SỐNG.
Và rõ ràng căn nhà Trường/Dài hay các căn nhà Miền Trung có “Khu Đĩ” (khu đĩ có trổ lỗ/khe/cửa gió) chính là một đặc trưng của căn nhà Mẹ, mang biểu tượng cho sự Sinh Nở là biểu tượng cho Mẫu Hệ mà đã lần che khuất qua nhiều tầng lớp thời gian.
“Khu Đĩ” hay cái “Lồn Mèo “ chính là biểu tượng của Yoni Sáng Tạo. Quan điểm về một khuôn viên sống (ngôi nhà) ở miền Trung có căn nhà Mẹ chính là đại diện cho một khuôn viên Mẫu hệ, là hạt nhân của một xã hội nhỏ nhất, làm yếu tố duy trì cố kết nên một nền tảng có ngời Mẹ làm yếu tố Sáng Tạo chủ đạo ( Xem thêm Khuôn Viên Nhà Truyền Thống Người Chăm “.
***
Lồn mèo: đầu hồi, góc giụm hình tam giác nơi hai mái nhà giáp nhau: Dán bùa lồn mèo
Khu đĩ: đầu hồi, góc giụm hình tam giác nơi hai mái nhà giáp nhau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét