Pics

Pics

2020/01/31

Từ [Ka-i] đến [Ko], hay từ [Cái] đến [Cồ]

Từ [Ka-i] đến [Ko], hay từ [Cái] đến [Cồ]


Như lần trước mình đã nêu từ [Ka-i/Sông] đến [Cái/làm chủ, thủ lãnh, to lớn] thì nay mình nêu thêm từ phái sinh [Cồ] tức lớn, to, mà phát xuất của từ có chung gốc Mã lai cổ buổi ban đầu.
Trong một vài phương ngữ tiếng Cham ta vẫn hay nghe Praong “KO”- /prɔŋ “ko:”/ có nghĩa là To lớn, /Ko:/ đọc như Cồ trong tiếng việt.

Hoặc ta còn nghe Praong “S’Ko” -/prɔŋ “s’ko:/ đồng nghĩa với trên, /s’ko:/ đọc như “Xừ Cồ” trong tiếng Việt.
Đây là một dạng phương ngữ từ đẳng lập còn lưu giữ lại với một vài nhóm từ cư dân Cham tiền nhân gốc Mã lai cổ.

[Cồ] trong tiếng Việt cổ có nghĩa là: lớn, to, trưởng thành.
Tiếng Thái: kồ (to lớn, trưởng thành)
Tiếng Indonesia: kokoh (to lớn)
Tiếng Môn-khmer: Krồ, Skrồ (mạnh khỏe)

Phái sinh từ [Kai]-Cái-Cồ là cả một quá trình lịch sử không chỉ mang tính chất ngôn ngữ mà còn bởi do thay đổi hình thái cấu trúc xã hội.
Nay người Kinh việt còn phái sinh Cồ với nghĩa giới/giống như. Con cồ (con trống/đực), vịt cồ,...nhưng trước đó vào các triều đại Đinh-Tiền Lê thì Cồ trong Đại Cồ (Cồ Việt) lại là một từ đẳng lập có nghĩa To lớn hay vĩ đại; Cồ ghép chung với Đại gốc từ Hán.
Nhưng tại sao Cồ lại có nghĩa chỉ giống đực, đó chính là bởi cái hình thái xã hội đã chuyển biến từ Mẫu hệ sang Phụ hệ, đàn ông làm chủ, thủ lãnh.
Ta cùng hình dung theo chuỗi sau: Kai-Cái-Cồ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét