Pics

Pics

2024/03/30

Ngôn ngữ - lịch sử / hình thái Ka

 Hình thái phát triển của phụ âm [Ka] từ hệ thống Akhar Hayap (bi kí Champa) sang hệ thống Akhar Srah (chữ hiện đại).

[Ka] là phụ âm đứng đầu bảng phụ âm trong hệ thống chữ cái tiếng Cham.



Ngôn ngữ - lịch sử / Akhar Rik

 Akhar Rik là dạng chữ cổ, được xem là chữ viết "thiêng liêng". Là điểm gạch nối giữa chữ Cham cổ trên bi kí với chữ Cham hiện đại ngày nay. (akhar hayap - akhar rik - akhar srah).

Hiện nay, akhar rik được ít người biết đến và sử dụng thành thạo. Và có nhiều dạng mẫu kí tự khác nhau.
Dưới đây chỉ là một hệ thống bảng chữ (font) akhar rik (được tô màu đen) so sánh với mẫu chữ Akhar srah hiện đại đính kèm để tiện đối chiếu.


Ngôn ngữ - lịch sử / ni abih nasak wak tuei aksara rik

 


Ngôn ngữ - lịch sử / [jalān· rayā ]

 [jalān· rayā ] được hiểu như con đường chính/đường cái/đường lớn của xứ sở.

Trong tiếng Cham hiện đại, từ này được viết [jalan raya].
Ví dụ trong một đoạn bi ký trụ cửa tháp Po Klaong Garai (Ninh Thuận) có chép...
|| madā humā sā sthāna di yajñabhūmi anan· humā yajñabhūmi prathama di īśāna vik· jalān· rayā nau dakṣiṇa tipā kraum̃ sā āra sauṅ· humā nagara |||
Tạm dịch: ||Có một cánh đồng ở xứ Yajña, tại điểm đầu ở phía đông bắc của cánh đồng xứ Yajña này là con đường chính, đi về phía nam băng qua sông có chung bờ với ruộng của xứ sở|||



Ngôn ngữ - lịch sử / [nagaray/dargon]

 


Ngôn ngữ - lịch sử / Về Mandala, Maṇḍala.

 



Về Mandala, Maṇḍala.

Từ maṇḍala tìm thấy ở các dòng 2–3, dòng 6 của tấm bi kí C.64 (Chiên Đàn) hay bi kí C. 94 C. 89.
Xuất hiện với từ mandala ở bi kí C. 19.
- dòng 2-3 - C.64 śatrumaṇḍala có nghĩa "liên minh kẻ thù"
- dòng 6-C.64 với maṇḍalīka nagara campa có nghĩa "chư hầu của Campa".
- hay mandala śatruḥ ở dòng 9 - C.19 cũng mang nghĩa "liên minh kẻ thù".
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng thuật ngữ Mandala không chỉ dùng chỉ cho mô hình tôn giáo, kiến trúc, mà còn chỉ cho một dạng mô hình liên minh/liên bang chính trị.

Ngôn ngữ- lịch sử / hình thái chữ

 Nhờ vào việc phân tích hình thái chữ, chúng ta có thể nhìn thấy quy luật để [sáng tạo] hình thái từ akhar hayap (các dạng chữ thường thấy trong các bi kí) --> akhar rik (một dạng chữ cổ xưa, được dùng trong các văn bản) --> akhar thrah (dạng chữ hiện đại, được dùng thông dụng ngày nay).

Dựa vào hình thái biến đổi này, chúng ta có thể thấy dạng hình thái akhar rik là đại diện trung gian chuyển tiếp từ akhar hayap ---> akhar thrah.
Trong ví dụ phân tích này, chúng ta lấy phụ âm [na] trong nagara (xứ sở, vương quốc) để xem xét.



Ngôn ngữ - lịch sử / c.8-11

 Nếu như tên làng Caklaing (Cakyang) (Mỹ Nghiệp nay) được ghi trong bi kí Batau Tablah "Đá nẻ" vào khoảng cuối tkXI-đầu tkXII.

Thì tên làng palei Padra (làng Như Ngọc/Như Bình) và palei Baoh Dana (làng Chất Thường) ở Phan-Rang, Ninh Thuận nay cũng được ghi tên vào bi kí trụ cổng tháp Po Klaong Garai (kí hiệu C8-11) khoảng cuối tkXIII-đầu tkXIV, với tên gọi: humā vadrā anaiḥ (với vadrā = padra); humā bhauk· dandā (bhauk· dandā = Baoh Dana).
Có thể nói, bi kí trụ tháp Po klaong Garai là bi kí ghi chép nhiều về các địa danh Champa nhất.




Ngôn ngữ - lịch sử/C.4 (A-B)

 Trong bi kí tại vùng Phan-Rang, có kí hiệu C.4 (A-B) ghi lại sự kiện lên ngôi của vị vua Śrī Jayaparameśvaravarmadeva II (triều đại Vijaya của Campa) được mọi người bầu chọn, và ông đã thực hiện một nghi lễ hoàng gia vào năm Śaka 1148 (khoảng 1226-1227), sau khi lên ngôi ông cho dựng ngôi đền Nandin và Śrī Vināya, hiến dâng của cải,...cho vị thần chủ, đồng thời khôi phục, tu bổ các ngôi đền và linga từ bắc chí nam bị hủy hoại trong cuộc chiến với Chân Lạp.

Vào năm Śaka 1123 (1201) ông nhận danh hiệu người thừa kế /thái tử (yauvarāja) Angsaraja Turai-vijaya từ triều đình Jayavarman VII.
Trong bi kí này nêu ra nhiều địa danh tại miền trung việt nam ngày nay C.4-B, thông qua việc hiến tặng trong nghi lễ hoàng gia (lên ngôi), bao gồm của cải từ các cánh đồng/đồng bằng/vùng đất (humā ), trong đó có tên địa danh Phan-Rang (humā param̃n·, tại dòng 17) , Phan-Rí (humā parik·, tại dòng 9) ngày nay...



Panasa/panat

 


Cờ thuật/cờ trận(chiến) Champa.

 Cờ thuật/cờ trận(chiến) Champa.

Cờ thuật/cờ trận(chiến) có tên gọi là "Catur" .
Có thể hình dung nó như bộ cờ tướng hay cờ vua vậy.
Bàn cờ được thiết kế trên bình diện vuông, hệ ô lưới 8x8 = 64, đề cập đến một đội hình quân sự căn bản bao gồm 4 loại binh trụ cột chính được sử dụng bao gồm: Bộ binh, chiến xa, tượng binh, kỵ binh.
Cái tên Catur có nguồn gốc từ Sanskrit "caturaṅga" (caturangga). Ca-tu-rang-ga -> Ca-tu-rang -> Ca-tur.
Dựa tên nguồn gốc của tên gọi có thể phỏng đoán được bộ môn cờ trận (chiến) của Champa học/kế thừa từ bộ cờ trận "caturangga". Và từ đó có thể hình dung cơ cấu chính của một mô hình quân sự Champa bao gồm 4 loại binh trụ cột kể trên.
Bộ cờ "caturangga" được cho xuất hiện trong giai đoạn của đế chế Gupta từ tk4-6CE.
Ngày nay, không ai còn biết về bộ cờ Catur của Champa.
"jamâng peng, hahuei paoh, liman juak, asaih paphur"




Ngôn ngữ cổ

 Cấu tạo để hình thành nên ký tự của phụ âm [la] có thể đã mô tả hình ảnh (tư thế) điển hình của con rắn (rắn hổ mang, cobra snake) mà thành.

Dĩ nhiên loài rắn này là một loài vật được tôn kính/kính sợ về sự hiện diện của nó đối với cộng đồng lấy nó làm thành một biểu tượng Symbol.
Trong nhóm ngôn ngữ Cham, chữ u[la] có nghĩa là Rắn. Đơn âm hóa u[la] --> [la] = rắn = kí tự phụ âm [la]/l.



Kiến trúc nhà ở truyền thống người Cham / Palei-Hình thái cư trú của người Cham miền duyên hải.

 Palei-Hình thái cư trú của người Cham miền duyên hải.

Đơn vị Palei (Làng) là mô hình cư trú truyền thống của người Cham. Mô hình tổ chức xã hội truyền thống này chịu tác động bởi yếu tố về địa lí, môi trường ở, các tập quán sinh hoạt văn hóa, luật tục, kinh tế, kết nối cộng đồng,..mà thành. Từ đó nó tạo nên một đặc điểm nhận dạng cho một mô hình cư trú Palei đăc trưng.
Cộng đồng Cham có mối liên kết cộng đồng cao, có thể nhìn vào mối quan hệ tộc họ (gep/gep gan), mối liên kết thân thuộc này không những ở tộc họ mẹ (mẫu hệ, bên nội) mà còn lan ra cả tộc họ bên cha (bên ngoại). Chính vì thế mô hình Palei cộng cư này tập trung/co cụm theo cụm tộc họ với nhau để hình thành, phát triển thành một đơn vị palei.
Để tạo nên nét đặc trưng về hình thái ở này, cộng đồng đã hình thành nên những nguyên tắc “quy hoạch” riêng.
Việc chọn nơi để lập thành Palei cần tuân theo quy tắc/luật “phong thủy”: “Cek maraong, kraong barak; glaong di pai, biér di pur; aia nduec gah ésan.” (núi đằng nam, sông đằng bắc; cao phía tây, thấp phía đông; nước chảy về hướng đông-bắc.). Palei phải là nơi cao ráo, không ngập nước, và hội đủ điều kiện trên là một nơi phù hợp để lập nên thành khu ở. Xung quanh palei là những cánh đồng bao quanh,…
Sau khi chọn được một khu đất phù hợp để lập palei, thì đến việc quy hoạch tuyến trục chính của palei là hết sức quan trọng, việc lập tuyến trục này dưa trên quy tắc (phân chia 2 trục chính đông-nam, tây-bắc). Với quan điểm quy hoạch, trục đông-tây là trục/lối đi của thần linh, trục nam- bắc là trục/lối đi của trần gian, với hướng nam là hướng sinh/hướng mở; hướng bắc là hướng tử/hướng đóng. Như vậy, chúng ta đã xác định được hai trục chính phân chia không gian palei, với cổng chính của làng đặt ở hướng sinh/hướng mở ở phía nam, cổng phụ của làng đặt ở phía bắc.
Tập quán sinh hoạt của người Cham sống tụ cư với nhau theo tộc họ theo từng cụm khu ở với nhau, mỗi palei là những cụm khu ở, mỗi khuôn viên ở (đơn vị nhà) riêng rẻ được giới hạn bằng paga (rào) được bố trí nối nhau liên tiếp theo trục bắc-nam gọi là talei paga, và thường là chị em cùng dòng tộc sống cạnh liền kề nhau trên dãy talei paga đó. Mỗi khuôn viên ở bao gồm từ 1 đến 7 đơn vị nhà, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, quy mô của một gia đình mẫu hệ bên trong. Cổng chính của mỗi khuôn viên luôn được mở ở góc phần tư của hướng nam,tay-nam, kết nối với giao thông bên ngoài với tuyến đường talei paga.
Mỗi dãy talei paga này cách nhau lối hai xe trâu tránh nhau, và xuyên suốt từ đầu đến cuối làng. Cách khoảng 5 khuôn viên ở lại mở lối đi ngang (đông-tây) để nối thông với tuyến trục talei paga.
Cứ như thế việc bố trí này được tuân theo chặt ché và mở rộng bám vào hai trục chính đông-tây, bấc-nam của palei.
Các không gian công cộng, sinh hoạt tôn giáo của palei cũng được lựa chọn vị trí phù hợp. Ví dụ như Sang palei (nhà làng) luôn được đặt đầu Palei để tiện quan sát, sinh hoạt; Sang Po-yang đền thờ thần đặt ở cuối làng, nghĩa trang làng, Kut của mỗi tộc họ được bố trí bên rìa làng, cách làng không xa.
Ngày nay, mô hình palei có những thay đổi/biến đổi, bởi quy mô mở rộng và các nguyên tắc quy hoạch xưa dần “yếu” thế hơn so với con người bây giờ. Nhưng có thể nói rằng hình thái cư trú Palei xưa là một đại diện để nói lên phép quy hoạch của người xưa, phù hợp với tập quán, điều kiện môi sinh tự nhiên, và văn hóa của người xưa.
P/s: Trong ảnh đính kèm là tấm ảnh chụp làng Cakaing xưa (tức làng dệt thổ cẩm Mỹ nghiệp). Nhìn vào bức hình có thể thấy lối tổ chức không gian một cách trật tự, và tuân theo luật "phong thủy", với sông bao bọc ở phía bắc, hưởng chảy từ tây, tay-bắc, cổng chỉnh của làng mở hướng nam, không gian bố trí dãy khuôn viên bám theo trục bắc-nam tạo nên một mô hình trật tự.








Kiến trúc nhà ở truyền thống người Cham - Nhà có cổng hướng nam.

 Nhà có cổng hướng nam.

Như ''Nhà có hàng rào thưa'' như thể đã xác xác định ranh khuôn viên ngôi nhà rồi thì, cái cổng chính của khuôn viên ngôi nhà ''luôn luôn'' đặt ở hướng nam, nằm ở phần góc tây nam của khuôn viên ngôi nhà. Ấy là hướng mở của cuộc đất mà ta sinh sống. Và nếu ta nhìn trên tổng mặt bằng bố trí các đơn vị nhà có hướng mở về phía nam, che chắn phía bắc bớt đi.
Về việc bố trí hướng mở và cái cổng này thể hiện được kinh nghiệm của cha ông ta với thời tiết khí hậu địa phương (phong-thủy) vừa để hút được khí/gió lành vào nhà từ phía nam và che chắn bớt một phần gió bấc lạnh. Còn là để ''hút của cải vào nhà'', tất nhiên là hút vào cái kho chứa đựng của cải đang ngự ở gian bắc,đông-bắc.
Về việc mở cánh cổng ở hướng nam khuôn viên này nó còn có những nguyên nhân/quan điểm về nhân sinh quan của con người với tự nhiên (đất-trời), người Cham quan niệm rằng lối mở trục đông-tây là lối đi của thần/yang, nam-bắc là lối của người phàm, vì thế vị trí cánh cổng mở hướng nam cũng như đặt đúng trục của người phàm mà không phạm vào trục của thần/yang. Và cũng là hướng Sinh.
Lối cổng vào khuôn viên thụt lùi sâu vào trong một khoảng, lối đi hai người tránh nhau. Cánh cổng không được mở trực diện với lối cửa nhà, rõ ràng nó chứa đựng sự ý nhị giao tiếp giữa bên ngoài/bên trong với nhau. Lối mở không trực diện với lối cửa đi này cũng là để tránh ''rơi vào miệng trăn'', bởi cổng khuôn viên cũng được xem như cái miệng con trăn ''pabah klan'', ''tránh rơi vào miệng trăn'' cũng là lối ứng xử ý nhị với tự nhiên, là để tránh bớt những tai ương không mong muốn.
Khách đến nhà, trên lối dẫn đến cửa cổng kịp đứng lại, tằng hắng báo hiệu cho gia chủ bên trong đủ nghe mà tươm tất lại, hay khách cũng đủ thời gian quan sát trước khi quyết định bước vào trong khuôn viên tùy vào ''hoàn cảnh tế nhị'' đang diễn ra trong khuôn viên gia chủ. Bên hông cánh cổng ấy luôn để một lu nước mát, vừa để uống, vừa để gột rửa phiền toái ra khỏi người để ta lẫn khách vào nhà với tâm thế mát/sạch nhất. Cái lối hành xử ấy sao đẹp thế.
Ngày nay, lối cổng có khác đi nhiều bởi nhu cầu sử dụng, hay cái quan điểm của cha ông không còn được gìn giữ với lớp trẻ ngày nay. Cái kinh nghiệm ứng xử với tự nhiên, và con người đã dần mất đi rồi.


Kiến trúc nhà ở truyền thống người Cham - Nhà có Rào thưa.

 Nhà có Rào thưa.

Hàng rào như một ranh giới phân chia không gian (khuôn viên) nhà với nhau. Các khuôn viên nhà ấy được hình thành theo trục Bắc-Nam, tạo thành dãy khuôn viên, mỗi dãy khuôn viên cách nhau lối 2 xe trâu có thể tránh nhau thoải mái.
Thông thường, dãy khuôn viên đất theo trục bắc-nam ấy là đất rẫy (apuh) của chị em trong cùng dòng tộc, và như thế mô hình khuôn viên nhà theo trục bắc-nam ấy là một mô hình "liên kết theo dòng tộc". Bởi thế, mỗi khuôn viên hình thành nên ranh giới mang tính ước lệ bằng những hàng rào thưa, vừa đảm bảo tính an toàn về mặt che chắn, nhưng không ngăn cách mối kết nối dòng tộc, gia đình.
Hàng rào thưa thuở ấy thường được làm bằng tre, bằng lăng, và cả hàng rào cây xương rồng,...nó đảm bảo về mặt thông thoáng tự nhiên, vừa đủ ngăn bớt gió bụi mà không tách mình khỏi cộng đồng.
Ngày nay, chúng ta thấy đủ loại kiểu hàng rào với các nguyên vật liệu kiên cố hơn, nhưng rõ là "thiếu đi cái hồn, thiếu đi tính kết nối".
Từ cái nét hàng rào thôi, chúng ta cũng có thể nhìn thấy cả tâm hồn của gia chủ bên trong, sự thân thiện, hoà đồng, cởi mở đầy ý tứ với tự nhiên, với cộng đồng cũng được khắc nét vào cái lối hàng rào ấy.
P/s: Ảnh do tác giả Nguyễn Văn Kự chụp tại làng Cham Bàu Trúc.





Kiến trúc nhà ở truyền thống người Cham - Nhà có Sân

 Nhà có Sân

Cái Sân là khoảng không gian bằng phẳng trước mặt của những căn nhà. Cái Sân được hình thành nên từ sự phân chia bố cục không gian ước định với các không gian kiến trúc khác. Người Cham gọi là "mblang sang"-sân nhà.
Là khoảng không gian công cộng phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt diễn ra tại khuôn viên nhà, là nút giao thông chính, là không gian đối lưu khí trước những căn nhà.
Một khoảng lùi vừa đủ mang lại sự gắn kết hài hoà giữa các không gian kiến trúc.
Sân, có thể được lát bằng gạch, hay chỉ là cái sân đất đầm chặt. Và nhờ đó, cái lợi thế của nó là làm giảm đi/hấp thụ bức xạ mặt trời chiếu vào khoảng sân ấy, cho ngôi nhà bớt nóng hơn, lợi thế này hơn hẳn cái sân bê-tông như ngày nay.
Ở các vùng quê miền trung, gắn liền với canh tác nông nghiệp, cái sân càng phát huy sự hữu ích của nó, là nơi để phơi sàng lúa thóc và các sản phẩm nông nghiệp sau khi thu hoạch,…
Cái Sân trở thành không gian gắn kết thành viên gia đình với nhau, với không gian và thời gian mà con người hoà mình vào trong nó, ở đó, nó đóng góp để tạo nên các lớp kỉ niệm/kí ức mà một không gian kiến trúc mang lại. Vừa là điểm kết nối bên trong lẫn bên ngoài.
Cái Sân không chỉ đóng góp về mặt giải pháp kiến trúc, hay đơn giản chỉ là một công năng kiến trúc cần có, mà nó vượt thoát để tạo nên một giá trị biểu tượng của văn hoá gia đình, cộng đồng.
Ngày nay, với sự thay đổi chóng mặt, cái Sân dần thay đổi cả về mặt không gian chức năng và kích thước, một vài trường hợp kiến trúc nhà ở đã mất đi hẳn cái Sân ấy. Nhưng, "Nhà có Sân" là điều cần thiết, và nên được ưu tiên với quy mô và hình thái phù hợp hơn để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt lẫn xây dựng không gian văn hoá của một gia đình.
P/s: Cái Sân trong không gian kiến trúc của người Cham có những điểm tô khác, là không gian chứng kiến những sinh hoạt đời thường lẫn các nghi lễ cuộc người trên khoảng sân ấy, là không gian kết nối giữa gia đình và cộng đồng, xoá nhoà hiềm khích cá nhân để gắn kết với tộc họ, với cộng đồng. Vì thế cái Sân luôn cần phải rộng.
Cái Sân còn chính là văn hoá, văn hoá của tộc họ, của cộng đồng Cham, với những nghi lễ cuộc người diễn ra quanh năm.



Kiến trúc nhà ở truyền thống người Cham - Hãy để "Nhà có hiên"

 Hãy để "Nhà có hiên"

Ngoài việc để cho "Sàn hở và Mái thở" thì, ông cha ta còn dùng giải pháp mở mái hiên (hè nhà), người Cham gọi là "Craok Cac". Có thể thấy mái hiên này được mở ra các mặt của căn nhà, đặc biệt là ở mặt chính (các mặt chính của các căn nhà hướng về cái sân chung ở trung tâm).
Ở phần mái hiên được mở rộng ra thêm, ở đó được cấy thêm hàng thanh lam đứng, người Cham gọi là Gai Jeng (Talei hayua)/chấn song.
Với giải pháp mở mái hiên cùng dãy thanh lam đứng này đã trở thành một không gian đệm, tăng thêm về công năng sử dụng, làm giảm đi bức xạ mặt trời chiếu trực tiếp vào bề mặt tường nhà, giảm bớt luồng gió xộc thẳng vào nhà. Đồng thời tăng thêm tính thẩm mỹ kiến trúc lẫn tâm lí sinh hoạt.
Đây cũng là điểm nhận diện, giải pháp cho chúng ta học tập trong căn Nhà ở xứ Miền Trung mà ông cha ta để lại.





Nhà ở truyền thống người Cham - Hãy để cho "Sàn hở và Mái thở"

 Hãy để cho "Sàn hở và Mái thở"

Với đặc điểm khí hậu khá khắc nghiệt xứ Miền Trung, đặc biệt vào mùa khô, nhiệt độ tăng cao, độ ẩm giảm xuống thấp, gây cảm giác khó chịu khô hanh. Vào mùa mưa, một số nơi độ ẩm tăng cao, ẩm ướt,…
Bằng kinh nghiệm, ông cha ta đã làm nên cái Nhà tiện nghi nhất, và nó đã trở thành điểm đặc trưng, nhận diện cho cái Nhà ấy. Đến nay, các giải pháp kiến trúc ấy vẫn còn nguyên giá trị về mặt giải pháp kiến trúc cho kiểu nhà Miền Trung. Và một trong những giải pháp chính ấy là “Để cho Sàn hở-Mái thở”.
* Sàn hở: Sàn cách mặt đất từ 30-50cm. Tạo một khoảng hở với mặt đất nhằm cách ẩm với mặt đất, lợi dụng luồn gió đối lưu tự nhiên để thổi, thoát khí nóng, ẩm từ mặt đất dưới sàn nhà lên.
* Mái thở: Là giải pháp thoát khí nóng dưới hầm mái bị hun nóng bởi sức nóng mặt trời trong ngày bằng đối lưu khí tự nhiên. Hệ hai lớp mái, đồng thời đã tạo nên một lớp đệm không khí cách nhiệt, giảm bức xạ mặt trời chiếu trực tiếp từ lớp mái trên vào nhà. Khe chân mái (mái trên-mái dưới), đóng vai trò như một khe thoát khí nóng hầm mái bằng gió tự nhiên nhanh nhất,…
Với 2 giải pháp kể trên, chúng ta có thể ứng dụng để chống nóng cho nhà Miền Trung.
*P/s: Kiến thức của Ông cha để lại vẫn còn nguyên giá trị, chúng ta hãy vô tư “copy và paste”, “chia sẻ và ứng dụng”, hay đơn giản là “Trọc phú kiến thức” cũng được, miễn không sáo rỗng, không ra vẻ đạo mạo là okei thôi ha.






Cần nhìn lại về một chi tiết kiến trúc Champa.

 Cần nhìn lại về một chi tiết kiến trúc Champa.

Đó là chi tiết kiến trúc được trưng bày trong Bảo tàng điêu khắc Chàm Đà Nẵng, phần cấu kiện kiến trúc này được chú thích "Bao Lơn".
Thông tin hiện vật:
Hiện vật được phát hiện tại thành Chà Bàn (Bình Định)
Niên đại khoảng TK12-13
Kích thước: 150x35.5x38 (cm), Lỗ tròn D=2.5cm
Hiện vật nằm lọt thỏm trong góc, thuộc phòng Bình Định-Kontum. Có lẽ đây là hiện vật có ít thông tin nhất cho đến hiện nay.
Đây là hiện vật bằng đá, dạng thanh dài, vuốt cong nhẹ ở hai đầu, thân có chạm hoa văn, đáy có rãnh, chính giữa đỉnh sóng co một lỗ âm.
Qua quan sát, chúng tôi có đưa ra vài gợi ý nhằm xác định lại cấu tạo-chức năng chi tiết kiến trúc với hiện vật này.
- Đây là chi tiết kiến trúc Bờ Nóc (mái) thuộc về một công trình Kiến trúc Đền, hay của tháp tiền điện/tiền sảnh của Kalan chính.
- Hai đầu Bờ Nóc (mái) và khe rãnh âm dưới đáy có tác dụng như một ngàm khoá/cố định thành phần kiến trúc này vào hệ thống kết cấu đỡ mái (xem hình vẽ mô tả)
- Lỗ âm vị trí giữa thanh, trên sóng đỉnh Bờ nóc (mái) có tác dụng để gắn một chi tiết hoa văn kiến trúc.
- Chi tiết Bờ nóc (mái) này, chúng ta thường bắt gặp hình thái kiến trúc này trong kiểu kiến trúc Đền thờ Champa.


All react

Dvarapala Đồng Dương

 Thú vị với cặp Dvarapala Đồng Dương. Đây là cặp thần Hộ pháp (trong 8 vị Hộ pháp Dvarapalas), nằm tại vài đại thứ 3. Với Dvarapala chân giẫm lên con gấu thuộc phương Đông Bắc cửa tháp, và Gvarapala chân giẫm lên con trâu thuộc phương Đông Nam cửa Tháp.

Hộ pháp Dvarapalas Đồng Dương hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Điêu Khắc Chàm Đà Nẵng.








Hamu Craok (Bàu Trúc)

 Hiện nay, các làng nghề truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mai một và thất truyền. Vấn đề bảo tồn và phát triển làng nghề gốm truyền thống Hamu Craok (Bàu Trúc) cũng là đáng quan tâm với hiện trạng tốc độ phát triển hiện nay.

Trong đó, một trong những bài toán then chốt là quy hoạch và bảo tồn được vùng nguyên liệu đất sét, thứ chất liệu để nuôi hồn gốm Cham Hamu Craok (Bàu Trúc). Vùng nguyên liệu sét thô này được khai thác ở cánh đồng dọc bờ Sông Quao (vốn có tên là kraong Kruec, sông cây quýt rừng), phù sa chứa hàm lượng sét cao được bồi đắp hằng năm để tạo nên vùng nguyên liệu này.
Gốm Cham Bàu Trúc sẽ biến mất nếu không quy hoạch được vùng nguyên liệu Sét này, và để bảo tồn được vùng nguyên liệu này, chúng ta cần cái nhìn xa hơn là phải quy hoạch bảo vệ vùng nguyên liệu đầu nguồn, cái con đường mà thứ phù sa sét này trôi theo dòng nước mỗi mùa mưa về hạ nguồn sông Quao.
Các phụ lưu của con sông Lanh Ra, mang theo phù sa sét từ các dãy núi (núi Lanh ra, Da Ó,...) nhập vào tạo thành dòng Lanh Ra, dòng này đi về phía hạ lưu qua khu rừng có nhiều cây Quýt rừng (Kruec glai) nên có tên Kraong Kruec (đây chính là dòng sông Quao).
Sông Lanh-Ra chính là kraong Halan-raya (Sông "đất" sét). Cái tên hàm chứa nguồn của nguyên liệu gốm Cham Hamu Craok.