Bánh đòn-Bánh đúc (Miền trung)
Hay [Tapei kadaor] - [Tapei nung]
Đây là hai loại bánh mà bất cứ dân miền trung nào cũng biết và quá đỗi thân thuộc gắn liền với biết bao kỉ niệm.
Tuy nhiên, việc giải thích ý nghĩa về tên gọi của nó cho đến hiện nay còn quá mơ hồ. Nay mình tạm kê vài dòng về hai loại bánh này trong phạm vi sinh hoạt của cộng đồng Cham.
Trong tiếng Cham:
* Tapei _ Kadaor /ta-peɪ/_/ka-d̪ɔr/ : tức bánh đúc (theo cách gọi miền trung)
Mà /ka-d̪ɔr/ khi đơn âm hoá biến thành và đọc như “Đòn” trong tiếng việt.
* Tapei_Nung /ta-peɪ/ _ /nuŋ/ : tức bánh đòn (bánh đòn, bánh tét theo cách gọi miền trung)
Với /nuŋ/ đọc như “Nung, hay ndung” trong tiếng việt, nhưng trong phương ngữ miền Trung thì “ung” -> uc,ut. Và đọc thành “đúc” hay “đút”
Tuy nhiên, như đã nói ở trên thì “Tapei Nung” trong tiếng Cham là chỉ “Bánh Đòn” và “Tapei kadaor” là chỉ cho “Bánh Đúc” của người Việt (miền trung), còn việc các bạn suy nghĩ rang người Việt có vay mượn chéo tên-nghĩa hay không là ở các bạn tự cho và tìm hiểu thêm. Mình chỉ gợi ý đến đoạn này cho các bạn thôi.
*** update
- Có bạn hỏi: Có giả thuyết được đưa ra là Bánh Đòn (tét) chính là sự cải tiến học hỏi từ Bánh chưng “vuông” (miền Bắc), vậy Cham có học hỏi từ đây không?
- Xin trả lời là: Việc Cham có học hỏi hay không thì còn phải cần thêm nhiều cứ liệu để mình xét, tuy nhiên đối với Bánh chưng “vuông” của miền Bắc thì Cham có tên gọi khác để chỉ là:
“Tapei Nung Yuen” Bánh chưng Việt.
Như vậy rõ ràng người Cham phân biệt rạch ròi giữa Bánh chưng “hình vuông” và Bánh đòn “hình trụ”.
Người Cham còn có câu chỉ dẫn về cách bố trí bánh đòn mà nó đã đi vào trong nguyên tắc lễ tục.
“tapei nung ala, sakaya angaok.”
Bánh đòn “nằm” dưới, bánh Sakaya “nằm” trên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét