Pics

Pics

2024/04/01

Agnye = Agni = fire



 Agnye = Agni = fire

*Bi kí Chợ Dinh; Tháp Nhạn (yang Kehmang), Phú Yên.

Đài thờ Mỹ Sơn E1



Ngôn ngữ - lịch sử / Trống đồng có minh văn

 Trống đồng có minh văn Pallawa được phát hiện tại miền trung Việt nam.

"Śrī dharmma mahārājā dhi rāja Śśrī Rudravarma Rudrāye[dra]…"
P/s: Niên đại Tk I BC ư! Hay Tk6-7AC!!
P/s2: Trống được phát hiện tại Bình Định, tầng địa chất chôn cùng phát hiện nhiều mảnh vỡ/đồ gốm giai đoạn Sa Huỳnh.
Kèm với nó là minh văn ghi tên vị Vua vĩ đại Śśrī Rudravarm. Dựa vào hai điểm trên có thể nhận định giai đoạn sớm của trống đồng rơi vào khoảng tk1 BC đến Tk 1AC.



Ngôn ngữ-lịch sử / C.223 - Po Guha

 


[Đi ra từ háng/hang rồi, ta chui lại hang/háng.]

 [Đi ra từ háng/hang rồi, ta chui lại hang/háng.]

Bi kí C.223 ghi lại dấu tích một người đàn ông có tên Raghujaḥ đến từ xứ pāṇḍurāṅgeśvara đã cho lập hang tu này vào năm Saka1170.



vṛścikalagna

 -vṛścikalagna (Cung Bọ Cạp), được ghi trong bi kí Champa C.75

-vṛścikasana (một động tác bọ cạp trong yoga)
-Trên tượng đá trong điêu khắc Champa


2024/03/30

Ngôn ngữ - lịch sử / hình thái Ka

 Hình thái phát triển của phụ âm [Ka] từ hệ thống Akhar Hayap (bi kí Champa) sang hệ thống Akhar Srah (chữ hiện đại).

[Ka] là phụ âm đứng đầu bảng phụ âm trong hệ thống chữ cái tiếng Cham.



Ngôn ngữ - lịch sử / Akhar Rik

 Akhar Rik là dạng chữ cổ, được xem là chữ viết "thiêng liêng". Là điểm gạch nối giữa chữ Cham cổ trên bi kí với chữ Cham hiện đại ngày nay. (akhar hayap - akhar rik - akhar srah).

Hiện nay, akhar rik được ít người biết đến và sử dụng thành thạo. Và có nhiều dạng mẫu kí tự khác nhau.
Dưới đây chỉ là một hệ thống bảng chữ (font) akhar rik (được tô màu đen) so sánh với mẫu chữ Akhar srah hiện đại đính kèm để tiện đối chiếu.


Ngôn ngữ - lịch sử / ni abih nasak wak tuei aksara rik

 


Ngôn ngữ - lịch sử / [jalān· rayā ]

 [jalān· rayā ] được hiểu như con đường chính/đường cái/đường lớn của xứ sở.

Trong tiếng Cham hiện đại, từ này được viết [jalan raya].
Ví dụ trong một đoạn bi ký trụ cửa tháp Po Klaong Garai (Ninh Thuận) có chép...
|| madā humā sā sthāna di yajñabhūmi anan· humā yajñabhūmi prathama di īśāna vik· jalān· rayā nau dakṣiṇa tipā kraum̃ sā āra sauṅ· humā nagara |||
Tạm dịch: ||Có một cánh đồng ở xứ Yajña, tại điểm đầu ở phía đông bắc của cánh đồng xứ Yajña này là con đường chính, đi về phía nam băng qua sông có chung bờ với ruộng của xứ sở|||



Ngôn ngữ - lịch sử / [nagaray/dargon]

 


Ngôn ngữ - lịch sử / Về Mandala, Maṇḍala.

 



Về Mandala, Maṇḍala.

Từ maṇḍala tìm thấy ở các dòng 2–3, dòng 6 của tấm bi kí C.64 (Chiên Đàn) hay bi kí C. 94 C. 89.
Xuất hiện với từ mandala ở bi kí C. 19.
- dòng 2-3 - C.64 śatrumaṇḍala có nghĩa "liên minh kẻ thù"
- dòng 6-C.64 với maṇḍalīka nagara campa có nghĩa "chư hầu của Campa".
- hay mandala śatruḥ ở dòng 9 - C.19 cũng mang nghĩa "liên minh kẻ thù".
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng thuật ngữ Mandala không chỉ dùng chỉ cho mô hình tôn giáo, kiến trúc, mà còn chỉ cho một dạng mô hình liên minh/liên bang chính trị.

Ngôn ngữ- lịch sử / hình thái chữ

 Nhờ vào việc phân tích hình thái chữ, chúng ta có thể nhìn thấy quy luật để [sáng tạo] hình thái từ akhar hayap (các dạng chữ thường thấy trong các bi kí) --> akhar rik (một dạng chữ cổ xưa, được dùng trong các văn bản) --> akhar thrah (dạng chữ hiện đại, được dùng thông dụng ngày nay).

Dựa vào hình thái biến đổi này, chúng ta có thể thấy dạng hình thái akhar rik là đại diện trung gian chuyển tiếp từ akhar hayap ---> akhar thrah.
Trong ví dụ phân tích này, chúng ta lấy phụ âm [na] trong nagara (xứ sở, vương quốc) để xem xét.



Ngôn ngữ - lịch sử / c.8-11

 Nếu như tên làng Caklaing (Cakyang) (Mỹ Nghiệp nay) được ghi trong bi kí Batau Tablah "Đá nẻ" vào khoảng cuối tkXI-đầu tkXII.

Thì tên làng palei Padra (làng Như Ngọc/Như Bình) và palei Baoh Dana (làng Chất Thường) ở Phan-Rang, Ninh Thuận nay cũng được ghi tên vào bi kí trụ cổng tháp Po Klaong Garai (kí hiệu C8-11) khoảng cuối tkXIII-đầu tkXIV, với tên gọi: humā vadrā anaiḥ (với vadrā = padra); humā bhauk· dandā (bhauk· dandā = Baoh Dana).
Có thể nói, bi kí trụ tháp Po klaong Garai là bi kí ghi chép nhiều về các địa danh Champa nhất.




Ngôn ngữ - lịch sử/C.4 (A-B)

 Trong bi kí tại vùng Phan-Rang, có kí hiệu C.4 (A-B) ghi lại sự kiện lên ngôi của vị vua Śrī Jayaparameśvaravarmadeva II (triều đại Vijaya của Campa) được mọi người bầu chọn, và ông đã thực hiện một nghi lễ hoàng gia vào năm Śaka 1148 (khoảng 1226-1227), sau khi lên ngôi ông cho dựng ngôi đền Nandin và Śrī Vināya, hiến dâng của cải,...cho vị thần chủ, đồng thời khôi phục, tu bổ các ngôi đền và linga từ bắc chí nam bị hủy hoại trong cuộc chiến với Chân Lạp.

Vào năm Śaka 1123 (1201) ông nhận danh hiệu người thừa kế /thái tử (yauvarāja) Angsaraja Turai-vijaya từ triều đình Jayavarman VII.
Trong bi kí này nêu ra nhiều địa danh tại miền trung việt nam ngày nay C.4-B, thông qua việc hiến tặng trong nghi lễ hoàng gia (lên ngôi), bao gồm của cải từ các cánh đồng/đồng bằng/vùng đất (humā ), trong đó có tên địa danh Phan-Rang (humā param̃n·, tại dòng 17) , Phan-Rí (humā parik·, tại dòng 9) ngày nay...



Panasa/panat

 


Cờ thuật/cờ trận(chiến) Champa.

 Cờ thuật/cờ trận(chiến) Champa.

Cờ thuật/cờ trận(chiến) có tên gọi là "Catur" .
Có thể hình dung nó như bộ cờ tướng hay cờ vua vậy.
Bàn cờ được thiết kế trên bình diện vuông, hệ ô lưới 8x8 = 64, đề cập đến một đội hình quân sự căn bản bao gồm 4 loại binh trụ cột chính được sử dụng bao gồm: Bộ binh, chiến xa, tượng binh, kỵ binh.
Cái tên Catur có nguồn gốc từ Sanskrit "caturaṅga" (caturangga). Ca-tu-rang-ga -> Ca-tu-rang -> Ca-tur.
Dựa tên nguồn gốc của tên gọi có thể phỏng đoán được bộ môn cờ trận (chiến) của Champa học/kế thừa từ bộ cờ trận "caturangga". Và từ đó có thể hình dung cơ cấu chính của một mô hình quân sự Champa bao gồm 4 loại binh trụ cột kể trên.
Bộ cờ "caturangga" được cho xuất hiện trong giai đoạn của đế chế Gupta từ tk4-6CE.
Ngày nay, không ai còn biết về bộ cờ Catur của Champa.
"jamâng peng, hahuei paoh, liman juak, asaih paphur"