Pics

Pics

2020/01/31

Bánh/Cốm [Sà lam] hay [Salam]

Bánh/Cốm [Sà lam] hay [Salam]


Bữa trước mình có đưa hình ảnh về bánh cốm Sà lam (tên thường gọi) của vùng Panrik (Phan Rí) mà ở vùng Panrang (Phan Rang) ít thấy hơn.
Đây là một loại bánh/cốm mềm dẻo, có lớp nhân trong (mềm dẻo), lớp áo ngoài bằng kamang (gạo nổ) xây nhỏ nhuyễn cùng đậu phộng (ratak laow).
Về tên gọi Sà/Xà Lam tuy có sự ngờ ngợ vì đây là tên tục gọi nhưng về nghĩa thì chưa xác định, nay mình lục tìm tầng ý nghĩa trong phạm vi tiếng Cham về tên chỉ cho loại bánh/cốm dẻo này.

* Về đặc tính thì bánh này Mềm dẻo.
Cấu tạo hai lớp gồm lớp nhân trong và lớp áo ngoài.
* Về tên gọi Sà/Xà Lam là loại từ ghép đa âm.
Với cấu tạo tên/từ này ta chú ý tiếng Lam sẽ chỉ đặc tính của bánh và cũng là chìa khoá để ta truy nguồn.
- Trong phương ngữ các vùng ta thường nghe Xà Lam, là từ chỉ cho đặc tính mềm dẻo của vật/chất, mà ngày nay trong món đồ chơi Slime (Xà Lam) cũng đang ám chỉ món đồ chơi có đặc tính mềm dẻo này. Sẽ có bạn hỏi Slime (tiếng anh) khi đọc ra cũng nghe như Xà Lam vậy, có khi nào ta mượn từ không? Trả lời, dĩ nhiên là không vì món đồ chơi Slime này chỉ mới du nhập và thịnh hành gần đây không lâu để có thể vay mượn từ, trong khi món bánh Sà lam đã là đặc sản từ lâu đời, vì thế đây chỉ là sự trùng hợp về từ và đặc tính chất để gọi tên.
- Liên quan đến Lam ta có Chè Lam Phủ Quảng (phủ Quảng Hoá) cũng có cùng đặc tính mềm dẻo và phương cách chế biến cũng không khác nhau là mấy. Hay chữ Lam trong từ Cơm Lam, nhưng chữ Lam này trong tiếng Lào-Thái-Mường có nghĩa là cái ống.
- Ngoài ra liên quan đến loại/đặc tính của bánh Xà lam này ta thấy còn một loại bánh ở vùng Trà Kiệu (Quảng Nam) chốn xưa của dân Champa từng sinh sống đó là loại Bánh nổ, có công thức và cách chế biến gần tương đồng với bánh Xà Lam của Cham Panrik làm hiện nay. Vậy có sự liên hệ nào không!

* Trong ngôn ngữ tiếng Cham ta tìm được hai từ có khả năng phái sinh để tạo thành một từ ghép gọi tên loại bánh Sà Lam. Đó là,
Laman: mềm “dẻo”
Lambek: đặc

Cả hai từ này ghép với Sa để tạo thành Salaman và Salambek là loại từ ghép phái sinh từ hai chữ để tạo thành một từ mới, đây là cấu trúc từ thường thấy trong tiếng Cham ví dụ như từ Sakaya (bánh Sakaya) chẳng hạn.
Trong quá trình phái sinh ghép từ để tạo thành một từ mới thì Salaman hay Salambek bị rụng đi một hình vị “man, bek” từ đa âm (3 âm) còn đa âm (2 âm) Salam hay thành đơn âm Lam là một quy luật ta thường thấy.

Vậy giữa Salaman và Salambek thì đâu mới là gốc từ để biến thành Sà lam hay Xà lam như ta thường nghe ngày nay.
Và với những diễn giải ở trên mà mình đã kê thì với phân tích chủ quan cá nhân mình chọn lựa từ Salaman là gốc từ để chỉ cho Xà lam là tên tục gọi của một loại bánh cốm dẻo ở Panrik. Và tất nhiên các bạn có thể có những phân tích và lựa chọn khác mình.
P/s: bánh mè xửng Huế là một biến thể ra sau từ bánh nổ hay Xà lam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét