Pics

Pics

2020/08/03

Tỉ LỆ VÀNG VÀ MODULE CƠ THỂ NGƯỜI TRONG KIẾN TRÚC CHAMPA

Tỉ LỆ VÀNG VÀ MODULE CƠ THỂ NGƯỜI TRONG KIẾN TRÚC CHAMPA – Jaya Thiên

A: Tỉ lệ vàng ( hệ số Phi )
Người xưa đã biết áp dụng module kích thước cơ thể người vào trong các công trình kiến trúc hay nghệ thuật sáng tạo của mình, mãi sau này mới được nhà toán học người Ý, Leonardo Fibonacci (1175-1250) tìm ra . Trong dãy Fibonacci (1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 610, etc), mỗi số trong dãy là tổng của hai số trước đó. Điều đặc biệt nhất trong dãy này là bất kỳ một số nào cũng đạt giá trị xấp xỉ 1.618 lần số đứng trước và 0.618 lần số đứng sau nó (0.618 là nghịch đảo của 1.618). Tỉ lệ này được biết đến với rất nhiều tên gọi: tỷ lệ vàng, tỉ lệ thần thánh, PHI …tỷ lệ này được sử dụng để mô tả tính cân đối của vạn vật từ những khối cấu trúc nhỏ nhất của thiên nhiên như nguyên tử cho đến những thực thể có kích thước cực kỳ khổng lồ như thiên thạch.
Những hình mẫu cân đối hài hoà có nhiều trong tự nhiên, đến cả kích thước hay tế bào trong cơ thể con người. Những tỉ lệ cân đối hài hoà đó đều thoả thông số tỉ lệ vàng, hay nói đúng hơn Tỉ lệ vàng là thông số đại diện cho sự cân đối hài hoà có sẵn trong tự nhiên.
B: Trong Kiến Trúc Champa :
Cũng như các dân tộc khác, người Champa đã biết ứng dụng module kích thước cơ thể của mình vào trong các công trình kiến trúc đền tháp, nhà ở, hay điêu khắc,v.v. để đạt được một sự cân đối hài hoà nhất. Và nó cũng bằng hoặc xấp sỉ bằng với hệ số phi "tỉ lệ vàng". Việc áp dụng phương pháp này giúp cho các công trình thoả được các giá trị công năng, phù hợp với quang cảnh và người sử dụng nhất.

Dễ dàng nhận thấy tỉ lệ các tháp Champa có tính cân đối hài hoà. Cụ thể ở tháp A1 Mỹ Sơn, nếu ta lấy cạnh xiên chia cho cạnh đáy sẽ cho ra con số gần bằng với số Phi là 1.6 ( kích thước ở đây được lấy gần bằng, bởi hiện trạng tháp không còn nguyên vẹn ), cũng tương tự nếu ta chia chiều cao tháp ra thành 13 phần bằng nhau thì có cạnh đáy khoảng 8 phần, như vậy có thể thấy tỉ lệ này nằm trong dãy số Fibonacci ( dãy số tỉ lệ vàng ).
Một minh chứng để làm rõ vấn đề này hơn là cấu trúc bố cục tháp được xây dựng tuân thủ theo cấu trúc đồ hình mandala mà mình đã viết trong những bài trước. Trong tự nhiên, hình xoắn ốc của một con ốc sen được xem như một dạng bố cục đồ hình mandala với các vòng tròn đồng tâm và hình xoắn của nó là hình xoắn vàng.
Việc xây dựng các khối kiến trúc tháp Champa áp dụng theo tỉ lệ vàng này đã tạo cho các tháp Champa có khối dáng cân đối, hài hoà, đồng thời tạo nên một dạng khối cấu trúc có dạng hình kết cấu bền vững, giúp tháp đứng vững với tự nhiên.
*** Module kích thước cơ thể người trong kiến trúc nhà truyền thống.
Qua quá trình lao động và sáng tạo, cư dân Champa đã đúc kết nên một quy ước đo lường dựa trên tỉ lệ cơ thể của mình, phương pháp đo lường này được áp dụng rộng rãi không những trong lĩnh vực kiến trúc mà còn trong tất cả mọi khía cạnh hoạt động xảy ra có liên quan. Ví dụ như để đo diện tích khu đất ( ruộng, rẫy,...) người Chăm sử dụng đơn vị bước chân ( yam = 1m) để tính, đơn vị này được ướm đúng tỉ lệ lên sợi dây dài hoặc trên đoạn cây sào dài và dùng để đo. Để đo kích thước các khung dệt thổ cẩm dài người thợ dùng bước chân để tính, hay các chị, mẹ Chăm vẫn hay dùng gang tay, cánh tay để đo kích thước chiều dài thổ cẩm,...
Trong kiến trúc nhà truyền thống, từ kích thước mặt bằng tổng thể, hình dáng, chiều cao nhà, cho đến các chi tiết kiến trúc khác đều tuân thủ nghiêm ngặt theo kích thước module tỉ lệ cơ thể người. Các kích thước này được khắc vào thanh gỗ và dùng để đo kích thước, vật liệu khi làm nhà. Lưu ý, các kích thước luôn được đưa về số lẻ.
Ví dụ trong đơn vị nhà bếp các kích thước được tính như sau:
+ Cột chính: 9 hal + 1 cagam = 4.7m
+ Cột phụ: 7 hal + 1 cagam = 3.7m
+ Đòn dong : 9 hal + 1 Ka puak njam = 4.9m
Người Chăm chia cơ thể người ra các module kích thước sau:
Việc sử dụng và tuân thủ theo phương pháp module tỉ lệ cơ thể người đã làm cho tổng thể, các cấu kiện, tỉ lệ ngôi nhà trở nên hài hoà cân đối, và cũng tương ứng, phù hợp với người sử dụng. Đó cũng là cái mà cha ông đã đúc kết sáng tạo từ quá trình quan sát tự nhiên, cũng là cách con người đối đãi với tự nhiên, là một Nhân sinh quan giữa con người với tự nhiên không tách biệt.
Hiện nay phương pháp cổ xưa này đang dần mai một đi bởi việc tiếp cận và sử dụng hệ mét một cách rộng rãi. Phương pháp này cần được nhân rộng và ghi chép một cách cẩn thận.
Ngoài ra, bản thể người ( tỉ lệ cơ thể, các bộ phận,...) cũng được người Chăm quan niệm, phân chia ứng với triết lý, sự hiểu biết của mình về vũ trụ "Bản thể người - một tiểu vũ trụ ".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét