Pics

Pics

2021/03/10

Vòng Xoắn Sinh tạo

Vòng Xoắn Sinh tạo

Mô tả quy luật/nguồn gốc Sinh tạo của Vũ trụ.
Chứa hạt giống năng lượng khởi nguyên và vô tận, hạt giống năng lượng đó chính là mặt trời, bao bọc hạt giống đó chính là cái bào vũ trụ/không gian, mà mặt trời là tâm điểm của chiều quay/quy luật.
Từ cái gốc ban đầu, nguồn năng lượng mở rộng toả ra đến vô tận. Cái chu kỳ của nó đại diện cho các giai đoạn Sáng tạo/Sinh tạo.
Là cuộc hành trình của thời gian từ Quá Khứ-Tương Lai và Quay về nguồn cội (quay trở về bên trong/hạt nhân khởi nguên ban đầu.).
0 -> 1 -> …∞






𝐁𝐚̀𝐢 𝟔: TRỤC, PHƯƠNG HƯỚNG và KHÔNG GIAN-THỜI GIAN TRONG ĐỀN THÁP CHAMPA (Jaya Thiên)

 𝐁𝐚̀𝐢 𝟔: TRỤC, PHƯƠNG HƯỚNG và KHÔNG GIAN-THỜI GIAN TRONG ĐỀN THÁP CHAMPA

(Jaya Thiên)

Đền-tháp Champa thuộc thể loại công trình kiến trúc tôn giáo, được xây dựng để phục vụ nhu cầu tâm linh tôn giáo của vương quốc. Đền tháp Champa phản chiếu mô hình vũ trụ thu nhỏ. Nên trong quy hoạch, thiết kế phản ánh tính vũ trụ thông qua toán học, kĩ thuật xây dựng để mô phỏng sự hiểu biết về vũ trụ quan này.

Với hình vuông tượng trưng cho Trời (Thiên đàng, bầu trời), hình Tròn tượng trưng cho Trái đất, với bốn hướng chính đại diện cho hướng chính, được tạo bởi hai trục Đông-Tây và Nam-Bắc, với quan niệm trục Đông-Tây là trục Thiên đạo (lối đi của thần linh), trục Nam-Bắc là trục của Trần tục (lối đi của người), trục trái đất, cũng như các điểm Xuân-Thu phân, Đông-Hạ Chí làm điểm xác định quỹ đạo quay theo hệ mặt trời, xem mặt trời là trung tâm, bằng việc xem xét các đại diện vũ trụ: Mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, năm hành tinh và quỹ đạo quay của chúng để làm cơ sở tính toán. Chu kỳ của chúng có tác động thuận lợi đến đền tháp, hay vị trí quan sát thuận lợi các hiện tượng vào các thời điểm thích hợp nhất.

Phương hướng: Ut/Bắc (Kubera), Esan/Đông-bắc (Ishana), Pur/Đông (Indra), Agrih /Đông-nam (Agni), Dak/Nam (Yama), Nairati/Tây Nam (Narriti), Pai/Tây (Varuna), Bayap/Tây Bắc (Vayu), việc phát hiện 8 hốc tương ứng trên các cạnh trong lòng “hố thiêng” trong quá trình khảo cổ đã minh minh chứng cho việc định vị trục, phương hướng trước quá trình xây dựng. Bằng việc quan sát bóng đổ mặt trời từ hướng mặt trời mọc và lặn trong ngày để xác định được hướng chính bắc.
Ý niệm xem con người là một tiểu vũ trụ Atman (con người vũ trụ) có sự kết nối với đại vũ trụ Brahman thông qua trục thông linh (trục vũ trụ), mà ở đó biểu đồ mô phỏng mối tương quan này chính là quần thể đền tháp, ở đó Kalan chính (tháp chính) tượng trưng cho đỉnh cao nhất núi Meru, nơi được xem là lỗ rốn của vũ trụ, trục vũ trụ, xung quanh nó chính là các thiên thể, hành tinh được biểu diễn bằng vòng tròn mandala đồng tâm. Mối tương quan chung được biểu diễn qua con số vũ trụ Con người – Đền Tháp – Vũ Trụ là con số 108, hay mối tương quan giữa Măt trăng – Mặt trời – Trái Đất.

Cấu trúc kalan chính được chia thành ba tầng Hạ thế - Trung Thế - Thượng Thế; Quá khứ – Hiện tại – Tương Lai. Có tâm là điểm hội tụ của 8 phương hướng, tương ứng với các vị thần bảo vệ các phương hướng, có phương Đông được xem mang tính chủ đạo, hay mang ý niệm của sự sinh tạo mới trong mỗi chu kỳ. Dạng mặt bằng cơ sở có dạng hình vuông hay gần vuông, bằng phương pháp vẽ Mandala đền tháp, để tạo thành các hình vuông nội ngoại tiếp đường tròn Madala sẽ cho ra các số đo tính toán, được sử dụng để phát triển toán học trong kĩ thuật xây dựng đền tháp, hay ngược lại, sự am hiểu về vũ trụ đã tạo nên một nền toán học, mà ở đó các phép tính của nó cho ra tỉ lệ đẹp và bền vững nhất.

Sự hiểu biết về trục trái đất và chu kỳ quay không đối xứng từ điểm ngày Xuân phân đến Thu phân và điểm ngày Đông chí và Hạ chí đã đưa ra tỉ lệ mặt bằng gần vuông đối với kalan chính. Ngày Xuân phân đến Thu phân có 189 ngày; ngày Đông chí đến ngày Hạ chí có 176 ngày, tương ứng với tỉ lệ 15:14 của 365 ngày dương lịch chính là chuyển động quay của trái đất xung quanh mặt trời trong năm. Hay chuyển động quay của mặt trăng so với trái đất mất trung bình 27 ngày trong tháng tương đương 354 ngày/năm được xem là chu kỳ tính theo âm lịch, với góc lệch 12 độ từ trăng mọc đến trăng tròn.

Cấu trúc vũ trụ từ hư vô (0, vô cùng) phái sinh/nhị phân Đất-Trời (đực-cái), có hình ảnh và con số đại diện tương ứng như xem Đất có hình tròn có con số đại diện 21, với Trời (không gian + bầu trời) có hình vuông với con số đại diện là 339. Tổng hợp vũ trụ (đất-trời, tròn-vuông) này ta có con số của vũ trụ là 360 (360 phần), tương ứng với chu kỳ năm 354 ngày/năm tính theo âm lịch. Hay trong quan niệm về hệ số tỉ lệ 36:72:108 (108 = 36+72), 108 chính là con số căn bản của vũ trụ. Mối quan hệ giữa số 108 với 339 qua con số Pi (π), hay π × 108 ≈ 339. Sự hợp nhất vuông-tròn (Đất-Trời), hai đường trục và các phương hướng này chính là một ý niệm để thực hiện phương pháp vẽ madala đền tháp.

Sự hiểu biết về chu kỳ, quy luật chuyển động của các ngôi sao Hành tinh (27 ngôi sao chủ), mặt trời, mặt trăng, trái đất trong vũ trụ cũng là cơ sở để tính toán, chỉnh lí lịch pháp tương ứng với mỗi chu kỳ ngắn dài của nó, hiểu biết quy luật này chính là nắm bắt được tính cân bằng ổn định của vũ trụ mà con người cần dựa vào để tạo nên tính ổn định của xã hội. Không những thế người xưa đã mô hình hóa, kí hiệu hóa sự hiểu biết này thông qua mô hình, kí hiệu tôn giáo, hình thành nên khái niệm tôn giáo, định ra các nguyên tắc thực hành nó như một thông điệp nhắc nhở cho hậu thế về các hiện tượng của vũ trụ có thể quan sát được trong những ngày hành lễ lớn liên quan đến đền tháp, ở thời khắc xuân-thu phân là hai ngày mặt trời mọc hướng chính đông, vào đúng thời khắc đã định (góc chiếu của mặt trời) tại nơi không gian kalan chính tia sáng mặt trời sẽ chiếu đúng con mắt thứ ba của thần shiva, hay điểm mắt trên biểu tượng ngẫu phối linga-yoni đặt chính tâm của lòng tháp hay chính tâm của madala tháp. Cũng như vậy, vào các ngày đã định ta có thể quan sát các ngôi sao, sự phản chiếu của mặt trời ban đêm (mặt trăng), hay bình mình ở đường chân trời ở vị trí đền tháp, với các hướng/điểm nhìn khác nhau.






Bài 5: MỐI TƯƠNG QUAN HÌNH HỌC GIỮA CÁC HÀNH TINH - (Jaya Thiên)

 Bài 5: MỐI TƯƠNG QUAN HÌNH HỌC GIỮA CÁC HÀNH TINH

(Jaya Thiên)

Ở đây ta chọn một vài đối tượng để thể hiện và so sánh.
• Mối quan hệ giữa Trái Đất - Mặt Trăng:
D Trái đất + D Mặt trăng = 1 + 0.272 = 1.272 = 14/11 (Với 3/11 = 0.272).
1.272 chính bằng √ϕ, và 14/11 (1.27273)
• Mối quan hệ giữa Trái Đất – Sao Thuỷ:
D Trái đất / D Sao thuỷ = 0.382 = 1/ ϕ2
• Mối quan hệ giữa Trái Đất – Mặt Trời – Mặt Trăng:
D Mặt trời / D trái đất = 108
D Mặt Trăng / D Trái Đất = 0.277
=>0.272 x 108 = 29,376 (Tương đương 29 ngày)
108/4(kỳ) = 27 ngày. (27, 28, 29 tương đương với chu kỳ chuyển động của mặt trăng theo mỗi tháng, tương đương 354 ngày/năm)
Vì mối tương quan tỉ lệ khoảng cách và đường kính giữa Trái đất – Mặt Trăng; Trái Đất – Mặt Trời với cơ số 108. Nên Góc lệch từ Trái Đất đến Mặt Trời hay Mặt Trăng là bằng nhau và như vậy ta có phép đo góc với hai đối tượng Mặt Trời và Mặt Trăng là như nhau.
Ta biết quỹ đạo quay của trái đất quanh mặt trời tạo thành một đường kính (216) bằng gấp đôi số lần khoảng cách (108) từ trái đất đến mặt trời. Hay ta tìm được biểu đồ đo góc hay chu kì trăng bằng cột thời gian.
• Mối quan hệ giữa Trái Đất với các ngôi sao (chọn đại diện các ngôi sao chủ đạo):
Với Kí hiệu: Earth (A); Venus (B); Mars (C); Mecury (D); Moon (E)
Ta có kết quả theo tỉ lệ sau:
A/B = 13/12
A/C = 1.414 = √2
A/D = 11/9
A/E = 15/14
B/C = 2.618 = ϕ2
B/D = 9/8
B/E = 160/81
C/D = 12/7
C/E = 3/2
D/E = 7/4
Mối quan hệ hình học mà ta tìm được với phương pháp vẽ hình học dây giữa đối tượng Mặt Trăng – Trái Đất, Chọn hình vuông ngoại tiếp đường kính của Mặt trăng làm hình vuông cơ sở, khi ấy phép vẽ tương quan √2 nội và ngoại tiếp đường tròn đồng thời tương ứng với tỉ lệ vàng. Và tương ứng với đối tượng giữa Trái đất-Mặt Trời cũng sẽ cho kết quả tương ứng bởi ba đối tượng Mặt trời - Trái Đất - Mặt Trăng có mối liên kết tỉ lệ với số 108 mà ta đã biết.

Tỉ lệ và cách vẽ hình học giữa Trái đất - Sao Thuỷ - Mặt trăng

Tỉ lệ và cách vẽ hình học giữa Trái đất - Sao Kim

Tỉ lệ và cách vẽ hình học giữa Trái đất - Sao Hoả - Mặt trăng


Tỉ lệ giữa các ngôi sao


Mối quan hệ giữa Trái đất - Mặt trời, khoảng cách quỹ đạo quay của nó.

Tỉ lệ vàng được tìm thấy khi so sánh đối tượng Mặt trăng với Trái đất.