Pics

Pics

2020/01/31

QUAN ĐIỂM VỀ ĐẤT ĐAI, LÃNH THỔ CỦA CHAMPA - YẾU TỐ QUAN TRỌNG CHO NHỮNG CHUYỂN BIẾN LỚN ĐÃ XẢY RA TRONG LỊCH SỬ -

QUAN ĐIỂM VỀ ĐẤT ĐAI, LÃNH THỔ CỦA CHAMPA - YẾU TỐ QUAN TRỌNG CHO NHỮNG CHUYỂN BIẾN LỚN ĐÃ XẢY RA TRONG LỊCH SỬ -
Jaya Thiên
***
Lịch sử vương quốc Champa đã trải qua những cuộc chuyển biến lớn trong lịch sử của mình, để rồi kết thúc vai trò hiện diện vào năm 1832, kéo dài thêm 33 năm cuối cùng lây lất trước khi lụi tàn hẳn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy vong này, trong đó quan điểm về đất đai, lãnh thổ là yếu tố mấu chốt quan trọng, điều này ít hoặc không có tác giả sử học, dân tộc học nào chính thức đề cập đến vai trò của nó, nếu có thì đa phần bị chi phối bởi quan điểm cá nhân, tập thể hay quan điểm về văn hoá, tình cảm đối với Champa.
Đất đai hiện giờ được quy cho giá trị vật chất cụ thể và có giá trị cao.
Đất đai lãnh thổ tuy có mang một giá trị cụ thể, nhưng quan điểm của mỗi dân tộc đối với nó có những phần khác biệt. Thử so sánh đối tượng đại diện trong cộng đồng, cụ thể cộng đồng Chăm của Champa và Kinh (Việt) của Việt Nam. Với Champa, đất đai lãnh thổ mang một giá trị tâm linh và là một biểu tượng thần quyền, còn với người Kinh đất đai mang giá trị vật chất và có biểu tượng về mặt tình cảm. Quan điểm về đất đai, lãnh thổ này được hình thành từ quan niệm mang tính triết lý, văn hoá của cộng đồng.
Trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại của mình, Champa dù có nhiều lần tiến quân chiếm đóng vào các kinh thành của các nước lân bang như Đại Việt hay Angkor, thì cũng không 1 lần thiết lập hệ thống chính quyền, xác định mở rộng lãnh thổ của mình lên phần đất đai vừa chiếm được. Nhiều nhà sử học xác định chắc nịch như đinh đóng cột cho lí do Champa không mở rộng lãnh thổ ấy là do số dân Champa lúc bấy giờ ít, hệ thống chính quyền Champa còn yếu, không ổn định,…những điều ấy quả là thiếu cơ sở và không là lí do quyết định, bởi số dân ít thì không thể lập nên một hệ thống Champa trải dài phần đất miền Trung (Việt Nam ngày nay), chính quyền còn yếu thì không thể thiết lập nên hệ thống liên bang các tiểu vương quốc được. Lí do chính ở đây đó là do quan điểm về đất đai lãnh thổ đã khiến Champa không mở rộng (làm cuộc nam – bắc tiến) lãnh thổ của mình.
Với người Chăm (Champa), đất đai mang yếu tố tâm linh là vật thể linh thiêng , nơi cha ông ngàn xưa đã chọn ở (Đất Mẹ) thì bao đời sau nghiễm nhiên mà tiếp tục sinh tồn. Với người Chăm ta có thể thấy Kut, đại diện cho dòng họ tổ tiên của Chăm theo Balamon, hay Khunhrak đại diện cho dòng họ tổ tiên của Chăm theo Bani, Hồi giáo. Kut hay Khunrak là vật thể, khuôn viên tâm linh có tính linh thiêng hết sức quan trọng của Chăm, nó là khuôn viên (đất đai) đại diện cho tổ tiên của mỗi tộc họ. Việc rời bỏ quê hương đất mẹ là tự rời bỏ tổ tiên dòng tộc rời bỏ thần linh, bởi Chăm không thể mang đất mẹ theo bên mình, nếu có thì đó là sự chuyển dịch lớn của tất cả thành viên của dòng tộc, ngoài ra Chăm hiếm có trường hợp tự ý rời bỏ quê hương đất mẹ. Có những lần chuyển dịch lớn trong cộng đồng Champa, nhưng đó chỉ là yếu tố mang tính sinh tồn của lịch sử (Chiến tranh, thiên tai), khi đó Kut, hay Khunrak được chuyển dịch theo. Những Kut hay Khunhrak bị bỏ hoang có nghĩa là dòng tộc ấy đã biệt vong. Chính vì thế trong suốt chiều dài lịch sử ta thấy Chăm chấp nhận mọi hy sinh, gian khổ để bảo vệ đất đai linh thiêng của mình. Dù có lí do bất khả kháng nào để Chăm phải rời xa quê hương đi chăng nữa thì mọi sinh hoạt lễ tục tâm linh luôn gắn liền, hướng về Đất Mẹ.
Bởi quan niệm ấy nên cho dù có chiếm đóng trên các lãnh thổ của các nước lân bang như Đại Việt thì Champa cũng không thiết lập thể chế lên trên, bởi đất của người cũng có phần linh thiêng, là Đất Mẹ như quan niệm đất đai của mình.
Ngược lại, người Kinh tuy rất quý đất đai, có nơi chôn nhau cắt rốn trên quê cha, nhưng quan niệm đất đai lại khác hoàn toàn với Chăm. Xem đất đai như một tài sản có giá trị vật chất lớn cần thiết lập sự bảo vệ, mang giá trị về mặt tình cảm, là kỷ niệm cần gìn giữ. Nhưng không gắn với giá trị tâm linh linh thiêng nên kinh sẵn sàng rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để đến một nơi đất khác có điều kiện phát triển hơn, và đặt biệt có thể mang bàn thờ tổ tiên, gia phả, văn hoá đi theo, đến nơi nào lập bàn thờ tổ tiên nơi đó được. Rất hiếm ai chịu bó buộc gắn chặt với nơi chôn nhau cắt rốn khi điều kiện khó khăn, nên đã có nhiều cuộc phiêu lưu “Nam tiến” không ngừng cho đến ngày nay. Suy cho cùng dân tộc "Kinh" là một dân tộc vừa có tính du cư vùa mang tính phù sa đồng bằng, bằng chứng là trong suốt chiều dài lịch sử cho đến ngày nay đã liên tục có những chuyến di cư lớn.
Sẽ có nhiều người hỏi ngược lại rằng, nếu Champa quan niệm về đất đai như thể thì lấy đâu ra một lãnh thổ Champa trải dài khắp miền Trung? Câu trả lời đơn giản nằm ở thể chế chính trị Champa. Chính thể chế này đã thiết lập được tập hợp các liên bang của mình để từ đó lãnh thổ Champa cũng được xác lập dựa trên sự liên kết trên. Mỗi tiểu quốc có khu vực lãnh thổ, số dân, sinh hoạt chính trị, văn hoá riêng của mình, dựa trên sự cam kết liên bang mà mình đã thiết lập với vương quyền Trung ương .
Với áp lực của những cuộc “Nam tiến” lớn xảy ra trong lịch sử lên phần đất Champa xưa thì con dân Champa đi về đâu, có bị xoá sổ phần lớn không! Tất nhiên là không, chỉ một phần nhỏ số dân ấy theo đoàn di cư sang Campuchia, Maylay, Indo,…còn lại phần đông vẫn ở lại trên đất mẹ, với những sự thay đổi để có thể tồn tại cùng sự chuyển biến lịch sử ấy. Như ta thấy hiện nay, dựa trên những đặc điểm đặc biệt trên số dân Kinh trên dải đất miền Trung hoàn toàn khác xa với Kinh ở miền Bắc, và cũng không ngoa khi nói rằng số người Việt được sinh ra lâu đời trên dải đất miền Trung mà không mang trong mình dòng máu Champa bên trong.
Ngày nay, cả Chăm hay Kinh đều có nhóm cộng đồng mở rộng khắp thế giới, nhưng tính chất lại khác nhau.
Với Champa, đất đai lãnh thổ mang đậm yếu tố tâm linh, có tính linh thiêng vượt ra khỏi giá trị đong đếm cụ thể. Đó là yếu tố then chốt là quan điểm cho việc không mở rộng lãnh thổ làm những cuộc Nam – Bắc tiến đã không xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử của mình cho đến ngày nay. \\\

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét