[Bàu Tró] và cuộc thiên di lịch sửHay, từ [Bàu Tró] đến [Bàu Trúc]
Trong bài “Xác định trung tâm thành Virapura” (2017) mình đã đôi phần nào minh định lại và chỉ ra mối liên hệ có tương quan mật thiết của làng Bàu Trúc (tức Hamu Craok) tại vị trung tâm thành này. Nay mình thử chỉ ra thêm về mặt tên địa danh và mối tương quan giữa [Bàu Tró] (Quảng Bình) và [Hamu Craok] hay [Bàu Trúc] (Ninh Thuận) ngày nay.
* Ta đều biết dải đất miền trung từ Quảng Bình
-Đồng Nai vốn thuộc Champa xưa, nên ta lượt bớt phần giới thiệu này để tập trung vào mặt tên gọi địa danh mang tính phương ngữ tục gọi địa phương nhiều hơn.
* Về tên gọi [Bàu Tró] hay [Ma Tró] ở Quảng Bình nay vốn trước đây là phần đất xưa của Champa mà tên gọi cho một vùng đất hay của một ngôi làng xưa của Champa còn tồn tại đến ngày nay là điều đáng để ta lưu tâm và cần minh định lại ý nghĩa của nó.
[Ma Tró] là tên gọi của vùng đồng bằng ven biển Quảng Bình được người Kinh-Việt kí âm theo tên gọi bắt nguồn từ tiếng Cham là [Huma/Hamu Craok].
[Hamu/Huma] có nghĩa là cánh đồng, đồng bằng
[Craok] có nghĩa là đổ/đút (vào)
Và với quy luật đặt tên địa danh dựa trên cơ sở địa hình nơi sở tại ta có ngữ nghĩa cho [Hamu/Huma Craok], về tính chất địa hình có nghĩa là Đồng bằng (cạnh)cửa biển có dải đất đổ vào biển; về mặt địa danh tên làng có nghĩa làng (đồng bằng cạnh) cửa biển.
Với quy luật này ta còn nhiều địa danh khác để minh chứng thêm như: Pabah Rabaong (làng Trì Thái), Pabah Tarum (làng Phú thọ), Hamu Tanran (làng Hữu Đức),...
- Ở đây với quy luật kí âm, phái sinh từ ghép đã làm rơi rụng bớt hình vị và đơn âm hoá từ đa âm (3 âm) thành đơn âm, với
Hamu/Huma -> Mu/Ma
Craok -> Tró/Chó/Trúc
để còn lại Ma Tró (Bàu Tró) mà chữ Bàu này chỉ xuất hiện sau khi ta quan sát thấy cái Bàu nước có tại nơi đây, nhưng Tró (Craok) vẫn còn nguyên.
* [Bàu Trúc] là tên gọi hành chính một làng gốm cổ xưa tại Ninh Thuận với tên tục gọi trong tiếng Cham là [Hamu Craok] mà cuộc thiên di của làng gốm này còn nhiều điều kì thú.
Với cuộc đi lớn từ ngàn năm trước từ Bắc Champa để đến nam Champa và lưu trú tại mảnh đất Panduranga đến nay theo con đường biển cập vào cảng Lamngâ Pangdarang, ngược dòng Krong Ding vào sâu đất liền đến lưu trú tại cánh đồng Hamu Craok (Xem thêm sơ đồ dịch chuyển trong hình 1,3).
* Và, với cùng đặc tính tên gọi địa danh, đặc tính làng nghề gốm truyền thống (di chỉ gốm tại cánh đồng bàu tró) cùng với di chỉ gốm (mũi tên xanh trong hình 3) dọc theo Krong Ding (Sông Dinh, sông Cái) Ninh thuận theo dòng dịch chuyển thì ta có thể xác định được mối liên hệ giữa hai địa phương, và điều quan trọng hơn là ta đã minh định lại ý nghĩa tên gọi địa danh [Bàu Tró/Ma Tró].
P/s:
- hình 1,2,3 là sơ đồ dịch chuyển của làng Bàu Tró.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét