Pics

Pics

2020/01/31

CHAMPA VỚI CUỘC CÁCH MẠNG XANH (The Green Revolution) TRONG QUÁ KHỨ

CHAMPA VỚI CUỘC CÁCH MẠNG XANH (The Green Revolution) TRONG QUÁ KHỨ 
(Jaya Thiên)
---------

Nếu sau này, vào những năm 60 của thế kỷ 20, chúng ta mới nghe đến cuộc Cách mạng Xanh trên thế giới, để chỉ sự tăng trưởng nhảy vọt trong sản xuất nông nghiệp của các nước đang phát triển sau khi tiếp nhận những giống lúa mới có năng suất cao, nhất là lúa mì và lúa nước. Thì trước đó 10 thế kỷ, người Champa đã phát triển được giống lúa mới đã thay đổi cục diện cho nền nông nghiệp, trong đó có cả Đại Việt lẫn Trung Hoa. Đó là giống Lúa Chiêm.

Lúa Chiêm từ Champa đã được đưa vào Việt Nam và Trung Quốc từ thế kỷ 10. Theo Lê Quý Đôn trong "Vân đài loại ngữ", có nhiều loại lúa từ Chiêm Thành đã được mang vào Trung Quốc như lúa tẻ có lông, lúa tẻ chín sớm (40 ngày/Lúa tiên/Lúa Câu/Lúa trời ban ), lúa tiễn tử (lúa 60 ngày, lúa chín trễ hơn gọi là lúa 80 ngày, lúa 100 ngày). Lúa Chiêm vào Việt Nam đã lan qua Trung Quốc tạo nên một cuộc cách mạng kinh tế lớn lao. Thúc đẩy một nền kinh tế nông nghiệp kịp đáp ứng cho sự phình ra do tăng dân số ( cư dân nông nghiệp cũ ), với ưu thế về thời gian, thích nghi thời tiết,...Và quả thật sau tk 10 Đại Việt giống như " sức trẻ bẻ gãy sừng trâu" nhờ sự tăng trưởng nông nghiệp lẫn nhân lực đã dần uy hiếp được anh hai Champa bên cạnh.
Mặc dù Champa với những đồng bằng nhỏ hẹp, nhưng nhờ phát triển được giống "lúa Chiêm" nên đã thay đổi cục diện nông nghiệp đủ cung ứng cho nền kinh tế nước nhà, là hậu cần vững chắc để tự do phát triển kinh tế Biển. Và dĩ nhiên đã làm thay đổi cục diện kinh tế nông nghiệp lúc bấy giờ. Một cuộc Cách mang Xanh vĩ đại bấy giờ.

[Sông]

[Sông]

Indonesia (Mã Lai) Sungai
Indonesia (Javanese): Kali
Indonesia (Sumantra): Kroeneng
Funan: Ka-i
Lào: Thađai
Thái: Mênam (sông lớn/cái, Maê, Mê)
Khmer: tonle
Việt Nam: Sông
Cham: Krong
Quảng đông (phương ngữ Mân âm): Gòng, Kiang, Kang, Cống, Côn.

[Bumi] [Đất, Trái đất]

[Bumi] [Đất, Trái đất]


Làng Cù Mi (Cù My), Hàm Tân, Bình thuận.
Cù Mi tức Bumi trong tiếng Cham có gốc tiếng Phạn là Bhumi có nghĩa là Đất, trái đất, vùng đất. Nơi đây là địa bàn cư trú của lớp dân bản địa xưa thuộc xứ Panduranga (Paran/Daran), giáp ranh với xứ Funan (Phù Nam).
Hiện nay làng Cham Bumi được gọi làng Cham Phò Trì.

Nơi đây còn có các địa danh khác như: Hamu Latik (cánh đồng Latik), Lamngâ Lagik (La Di/ Lagi), Krong Ding (sông Dinh)
P/s: Tại thời điểm còn là sinh viên (lười) khi làm một chuyến di chuyển theo Ql55 từ Vũng tàu đi về Phan thiết (Panrik) mình đã đặc biệt chú ý đến đoạn đường đầy yên bình này, và hôm nay nhớ lại không nhân dịp chi cả.

Từ Sông đến Thủ lãnh (làm Chủ)

Từ Sông đến Thủ lãnh (làm Chủ)

[Ka-i] -> Likei /lakeɪ/
* [Ka-i] có nghĩa là Sông, hay những cái to lớn, chính hay chủ trong tiếng Funan (Phù Nam)
* [Likei] trong ngôn ngữ tiếng Cham có nghĩa là con trai.
* Ngap “KAI” trong tiếng Cham có nghĩa là Làm “CÁI” hay làm chủ Cái trong một trò chơi nào đó (thường chỉ 1 người làm cái), như ta chơi Bầu Cua Cá Cọc vậy.
Vậy từ Kai (Cái) này từ đâu ra, Cái trong trường hợp này dĩ nhiên chẳng phải là loại từ cái như cái cây, cái chén rồi. KAI này sinh ra là từ nguồn gốc Mã Lai buổi ban đầu như Cham, Funan,...
Buổi ấy vùng Nam Champa và Funan vẫn chung là một, hay chung vùng ảnh hưởng từ trước tk5 (sau CN).
[Ka-i] -> Likei /la-keɪ/; sự chuyển biến từ Đa âm Ka-i —> đa âm la-kei —> Kei - Kai - Cái (danh từ) có nghĩa là thủ lãnh, làm chủ hay đàn ông là điều ta thấy rõ theo sơ đồ trên.
Ngap KAI có nghĩa là làm thủ lãnh, làm chủ/Cái là vậy.
Hay có thể hiểu đơn giản như tiếng Cham hiện nay vẫn hay lồng ghép, xuất hiện từ đẳng lập giữa tiếng Cham và tiếng Cham cổ (gốc mã lai) vào trong đó.
Mà người Cham đọc Bố Cái là Po KAI/Po Praong tức Thủ lãnh nha.

Từ [Ka-i] đến [Ko], hay từ [Cái] đến [Cồ]

Từ [Ka-i] đến [Ko], hay từ [Cái] đến [Cồ]


Như lần trước mình đã nêu từ [Ka-i/Sông] đến [Cái/làm chủ, thủ lãnh, to lớn] thì nay mình nêu thêm từ phái sinh [Cồ] tức lớn, to, mà phát xuất của từ có chung gốc Mã lai cổ buổi ban đầu.
Trong một vài phương ngữ tiếng Cham ta vẫn hay nghe Praong “KO”- /prɔŋ “ko:”/ có nghĩa là To lớn, /Ko:/ đọc như Cồ trong tiếng việt.

Hoặc ta còn nghe Praong “S’Ko” -/prɔŋ “s’ko:/ đồng nghĩa với trên, /s’ko:/ đọc như “Xừ Cồ” trong tiếng Việt.
Đây là một dạng phương ngữ từ đẳng lập còn lưu giữ lại với một vài nhóm từ cư dân Cham tiền nhân gốc Mã lai cổ.

[Cồ] trong tiếng Việt cổ có nghĩa là: lớn, to, trưởng thành.
Tiếng Thái: kồ (to lớn, trưởng thành)
Tiếng Indonesia: kokoh (to lớn)
Tiếng Môn-khmer: Krồ, Skrồ (mạnh khỏe)

Phái sinh từ [Kai]-Cái-Cồ là cả một quá trình lịch sử không chỉ mang tính chất ngôn ngữ mà còn bởi do thay đổi hình thái cấu trúc xã hội.
Nay người Kinh việt còn phái sinh Cồ với nghĩa giới/giống như. Con cồ (con trống/đực), vịt cồ,...nhưng trước đó vào các triều đại Đinh-Tiền Lê thì Cồ trong Đại Cồ (Cồ Việt) lại là một từ đẳng lập có nghĩa To lớn hay vĩ đại; Cồ ghép chung với Đại gốc từ Hán.
Nhưng tại sao Cồ lại có nghĩa chỉ giống đực, đó chính là bởi cái hình thái xã hội đã chuyển biến từ Mẫu hệ sang Phụ hệ, đàn ông làm chủ, thủ lãnh.
Ta cùng hình dung theo chuỗi sau: Kai-Cái-Cồ.

Bánh/Cốm [Sà lam] hay [Salam]

Bánh/Cốm [Sà lam] hay [Salam]


Bữa trước mình có đưa hình ảnh về bánh cốm Sà lam (tên thường gọi) của vùng Panrik (Phan Rí) mà ở vùng Panrang (Phan Rang) ít thấy hơn.
Đây là một loại bánh/cốm mềm dẻo, có lớp nhân trong (mềm dẻo), lớp áo ngoài bằng kamang (gạo nổ) xây nhỏ nhuyễn cùng đậu phộng (ratak laow).
Về tên gọi Sà/Xà Lam tuy có sự ngờ ngợ vì đây là tên tục gọi nhưng về nghĩa thì chưa xác định, nay mình lục tìm tầng ý nghĩa trong phạm vi tiếng Cham về tên chỉ cho loại bánh/cốm dẻo này.

* Về đặc tính thì bánh này Mềm dẻo.
Cấu tạo hai lớp gồm lớp nhân trong và lớp áo ngoài.
* Về tên gọi Sà/Xà Lam là loại từ ghép đa âm.
Với cấu tạo tên/từ này ta chú ý tiếng Lam sẽ chỉ đặc tính của bánh và cũng là chìa khoá để ta truy nguồn.
- Trong phương ngữ các vùng ta thường nghe Xà Lam, là từ chỉ cho đặc tính mềm dẻo của vật/chất, mà ngày nay trong món đồ chơi Slime (Xà Lam) cũng đang ám chỉ món đồ chơi có đặc tính mềm dẻo này. Sẽ có bạn hỏi Slime (tiếng anh) khi đọc ra cũng nghe như Xà Lam vậy, có khi nào ta mượn từ không? Trả lời, dĩ nhiên là không vì món đồ chơi Slime này chỉ mới du nhập và thịnh hành gần đây không lâu để có thể vay mượn từ, trong khi món bánh Sà lam đã là đặc sản từ lâu đời, vì thế đây chỉ là sự trùng hợp về từ và đặc tính chất để gọi tên.
- Liên quan đến Lam ta có Chè Lam Phủ Quảng (phủ Quảng Hoá) cũng có cùng đặc tính mềm dẻo và phương cách chế biến cũng không khác nhau là mấy. Hay chữ Lam trong từ Cơm Lam, nhưng chữ Lam này trong tiếng Lào-Thái-Mường có nghĩa là cái ống.
- Ngoài ra liên quan đến loại/đặc tính của bánh Xà lam này ta thấy còn một loại bánh ở vùng Trà Kiệu (Quảng Nam) chốn xưa của dân Champa từng sinh sống đó là loại Bánh nổ, có công thức và cách chế biến gần tương đồng với bánh Xà Lam của Cham Panrik làm hiện nay. Vậy có sự liên hệ nào không!

* Trong ngôn ngữ tiếng Cham ta tìm được hai từ có khả năng phái sinh để tạo thành một từ ghép gọi tên loại bánh Sà Lam. Đó là,
Laman: mềm “dẻo”
Lambek: đặc

Cả hai từ này ghép với Sa để tạo thành Salaman và Salambek là loại từ ghép phái sinh từ hai chữ để tạo thành một từ mới, đây là cấu trúc từ thường thấy trong tiếng Cham ví dụ như từ Sakaya (bánh Sakaya) chẳng hạn.
Trong quá trình phái sinh ghép từ để tạo thành một từ mới thì Salaman hay Salambek bị rụng đi một hình vị “man, bek” từ đa âm (3 âm) còn đa âm (2 âm) Salam hay thành đơn âm Lam là một quy luật ta thường thấy.

Vậy giữa Salaman và Salambek thì đâu mới là gốc từ để biến thành Sà lam hay Xà lam như ta thường nghe ngày nay.
Và với những diễn giải ở trên mà mình đã kê thì với phân tích chủ quan cá nhân mình chọn lựa từ Salaman là gốc từ để chỉ cho Xà lam là tên tục gọi của một loại bánh cốm dẻo ở Panrik. Và tất nhiên các bạn có thể có những phân tích và lựa chọn khác mình.
P/s: bánh mè xửng Huế là một biến thể ra sau từ bánh nổ hay Xà lam.

[Bàu Tró] và cuộc thiên di lịch sử Hay, từ [Bàu Tró] đến [Bàu Trúc]

[Bàu Tró] và cuộc thiên di lịch sửHay, từ [Bàu Tró] đến [Bàu Trúc]

Trong bài “Xác định trung tâm thành Virapura” (2017) mình đã đôi phần nào minh định lại và chỉ ra mối liên hệ có tương quan mật thiết của làng Bàu Trúc (tức Hamu Craok) tại vị trung tâm thành này. Nay mình thử chỉ ra thêm về mặt tên địa danh và mối tương quan giữa [Bàu Tró] (Quảng Bình) và [Hamu Craok] hay [Bàu Trúc] (Ninh Thuận) ngày nay.
* Ta đều biết dải đất miền trung từ Quảng Bình
-Đồng Nai vốn thuộc Champa xưa, nên ta lượt bớt phần giới thiệu này để tập trung vào mặt tên gọi địa danh mang tính phương ngữ tục gọi địa phương nhiều hơn.

* Về tên gọi [Bàu Tró] hay [Ma Tró] ở Quảng Bình nay vốn trước đây là phần đất xưa của Champa mà tên gọi cho một vùng đất hay của một ngôi làng xưa của Champa còn tồn tại đến ngày nay là điều đáng để ta lưu tâm và cần minh định lại ý nghĩa của nó.
[Ma Tró] là tên gọi của vùng đồng bằng ven biển Quảng Bình được người Kinh-Việt kí âm theo tên gọi bắt nguồn từ tiếng Cham là [Huma/Hamu Craok].

[Hamu/Huma] có nghĩa là cánh đồng, đồng bằng
[Craok] có nghĩa là đổ/đút (vào)

Và với quy luật đặt tên địa danh dựa trên cơ sở địa hình nơi sở tại ta có ngữ nghĩa cho [Hamu/Huma Craok], về tính chất địa hình có nghĩa là Đồng bằng (cạnh)cửa biển có dải đất đổ vào biển; về mặt địa danh tên làng có nghĩa làng (đồng bằng cạnh) cửa biển.
Với quy luật này ta còn nhiều địa danh khác để minh chứng thêm như: Pabah Rabaong (làng Trì Thái), Pabah Tarum (làng Phú thọ), Hamu Tanran (làng Hữu Đức),...
- Ở đây với quy luật kí âm, phái sinh từ ghép đã làm rơi rụng bớt hình vị và đơn âm hoá từ đa âm (3 âm) thành đơn âm, với
Hamu/Huma -> Mu/Ma
Craok -> Tró/Chó/Trúc
để còn lại Ma Tró (Bàu Tró) mà chữ Bàu này chỉ xuất hiện sau khi ta quan sát thấy cái Bàu nước có tại nơi đây, nhưng Tró (Craok) vẫn còn nguyên.

* [Bàu Trúc] là tên gọi hành chính một làng gốm cổ xưa tại Ninh Thuận với tên tục gọi trong tiếng Cham là [Hamu Craok] mà cuộc thiên di của làng gốm này còn nhiều điều kì thú.
Với cuộc đi lớn từ ngàn năm trước từ Bắc Champa để đến nam Champa và lưu trú tại mảnh đất Panduranga đến nay theo con đường biển cập vào cảng Lamngâ Pangdarang, ngược dòng Krong Ding vào sâu đất liền đến lưu trú tại cánh đồng Hamu Craok (Xem thêm sơ đồ dịch chuyển trong hình 1,3).

* Và, với cùng đặc tính tên gọi địa danh, đặc tính làng nghề gốm truyền thống (di chỉ gốm tại cánh đồng bàu tró) cùng với di chỉ gốm (mũi tên xanh trong hình 3) dọc theo Krong Ding (Sông Dinh, sông Cái) Ninh thuận theo dòng dịch chuyển thì ta có thể xác định được mối liên hệ giữa hai địa phương, và điều quan trọng hơn là ta đã minh định lại ý nghĩa tên gọi địa danh [Bàu Tró/Ma Tró].
P/s:
- hình 1,2,3 là sơ đồ dịch chuyển của làng Bàu Tró.
- link bài “Xác định trung tâm Thành Virapura”




Canu Cagam (Kích thước) Tỉ lệ cơ thể người trong kiến trúc truyền thống Cham (Đơn vị kích thước)

Không có mô tả ảnh.

[Bu] (Mẹ)

[Bu] (Mẹ)

Môn-Khmer đọc là Pu
Mã lai cổ đọc là i-bu
Funan đọc là i-bu ->Boo->Poo, Po
Vào cái buổi còn theo mẫu hệ Pu/i-bu có nghĩa là mẹ chỉ cho cái to lớn, hay chủ lớn (thuộc về quyền của phái nữ), trái ngược với Ba-bu có nghĩa là Cha khi hình thái xã hội đã chuyển sang Phụ hệ.
Pu/i-bu = Bu (Mẹ) là vậy.
Ví dụ khi đọc Bố Cái = Babu Kai.

Bánh đòn-Bánh đúc (Miền trung)

Bánh đòn-Bánh đúc (Miền trung)

Hay [Tapei kadaor] - [Tapei nung]


Đây là hai loại bánh mà bất cứ dân miền trung nào cũng biết và quá đỗi thân thuộc gắn liền với biết bao kỉ niệm.
Tuy nhiên, việc giải thích ý nghĩa về tên gọi của nó cho đến hiện nay còn quá mơ hồ. Nay mình tạm kê vài dòng về hai loại bánh này trong phạm vi sinh hoạt của cộng đồng Cham.

Trong tiếng Cham:
* Tapei _ Kadaor /ta-peɪ/_/ka-d̪ɔr/ : tức bánh đúc (theo cách gọi miền trung)
Mà /ka-d̪ɔr/ khi đơn âm hoá biến thành và đọc như “Đòn” trong tiếng việt.
* Tapei_Nung /ta-peɪ/ _ /nuŋ/ : tức bánh đòn (bánh đòn, bánh tét theo cách gọi miền trung)
Với /nuŋ/ đọc như “Nung, hay ndung” trong tiếng việt, nhưng trong phương ngữ miền Trung thì “ung” -> uc,ut. Và đọc thành “đúc” hay “đút”

Tuy nhiên, như đã nói ở trên thì “Tapei Nung” trong tiếng Cham là chỉ “Bánh Đòn” và “Tapei kadaor” là chỉ cho “Bánh Đúc” của người Việt (miền trung), còn việc các bạn suy nghĩ rang người Việt có vay mượn chéo tên-nghĩa hay không là ở các bạn tự cho và tìm hiểu thêm. Mình chỉ gợi ý đến đoạn này cho các bạn thôi.
*** update
- Có bạn hỏi: Có giả thuyết được đưa ra là Bánh Đòn (tét) chính là sự cải tiến học hỏi từ Bánh chưng “vuông” (miền Bắc), vậy Cham có học hỏi từ đây không?

- Xin trả lời là: Việc Cham có học hỏi hay không thì còn phải cần thêm nhiều cứ liệu để mình xét, tuy nhiên đối với Bánh chưng “vuông” của miền Bắc thì Cham có tên gọi khác để chỉ là:
“Tapei Nung Yuen” Bánh chưng Việt.
Như vậy rõ ràng người Cham phân biệt rạch ròi giữa Bánh chưng “hình vuông” và Bánh đòn “hình trụ”.

Người Cham còn có câu chỉ dẫn về cách bố trí bánh đòn mà nó đã đi vào trong nguyên tắc lễ tục.
“tapei nung ala, sakaya angaok.”
Bánh đòn “nằm” dưới, bánh Sakaya “nằm” trên.

BAGANRAC Cham (P2)

BAGANRAC Chăm - Cấu Tạo và Câu chuyện Sinh tạo - Jaya Thiên
1. Cấu tạo của Baganrac: Baganrac được làm bằng sợi lát, có dạng khối chữ nhật kích thước 0.5m x 0.3m x 0.3m. Nguyên Baganrac tượng trưng cho cái Bào (thai) sinh tạo, phần mái dạng bầu tròn tượng trưng cho vòm Trời, đáy hình chữ nhật tượng trưng cho Đất (mặt đất, đại dương). Hai phần được gắn kết chặt chẽ bởi 32 chân chống tạo thành một khối chặt chẽ với nhau, 32 phần chân này được làm bằng cây Mây đây chính là 32 vị thần linh trên cõi trời (Thần lửa, gió, sấm sét, tài lộc, phương hướng,…) nhờ 32 vị thần này mà đảm bảo sự trật tự ổn định vũ trụ, tượng trưng cho tính ổn định vũ trụ.
Vậy cấu tạo Baganrac có ba phần: Vòm dạng bầu tượng trưng cho Vòm Trời (cõi trời), đáy hình chữ nhật bằng phẳng tượng trưng cho Đất (cõi đất), phần thân (cõi không) tượng trưng cho 32 vị thần đảm bảo tính ổn định vũ trụ.
Baganrac là vật tối quan trọng của chức sắc Paséh cấp cao Balamon (Po Bac, Po Adhia) và được treo vị trí trang trọng trong phòng riêng của Po Bac, Po Adhia. Giống như Ciet (dụng cụ được đan bằng sợi lát hay mây hình hộp vuông hay chữ nhật dùng đựng các bản sách hay các vật dụng quý) khi cần dùng Baganrac trong các cuộc lễ thì cần phải làm một lễ xin hạ Baganrac xuống.
2. Baganrac và câu chuyện Sinh tạo:
Baganrac được các chức sắc Paséh Balamon cao cấp dùng trong các nghi lễ quan trọng như Balih Sang (tẩy uế Nhà), tamâ Kut (nhập Kut), palao Sah (cầu mưa), balih palei (tẩy uế làng), balih bimong (tẩy uế tháp),...tất cả đều là những nghi lễ mang tính Sinh tạo. Các nghi lễ người Chăm Balamon hiện nay là sự pha trộn nhiều tầng lớp văn hoá bên trong, và với những nghi lễ có liên quan đến Baganrac và các vật dụng (dụng cụ) chứa trong Baganrac mà Cả Sư (Po Adhia) lưu giữ và sử dụng thì ta đọc được câu chuyện về sự Sinh tạo thông qua ý nghĩa, chức năng, hình tượng,…mà Baganrac chứa đựng.
Hình tượng quen thuộc ở đây ta thường thấy là Po Ina Nagar (Mẹ Xứ Sở), và hệ thuống Trimuti (Shiva – Vishnu – Brahma). Mà Po Ina Nagar cũng là Trimuti và ngược lại. Tuy một mà ba, tuy ba mà một.
Để thực hiện các nghi lễ có sử dụng Baganrac thì Cả sư và phó Cả sư phải đội lên đầu mình một chiếc Giruam (Mão / miện, hình 1), Giruam này đại diện cho quyền lực tối cao ( của Po Ina Nagar và chính là Mão đội đầu của Vishnu), trợ giúp nguồn lực tối cao cho Cả Sư thực hiện trong suốt nghi thức của mình. Buổi ban đầu Brahma tự tách mình ra khỏi quả trứng ra làm hai phần để tạo thành Trời - Đất, bằng năng lực thiền quán của mình ngài tạo ra các vị thần (Brahma sinh ra các vị thần linh) trong đó có 32 vị thần chính ở cõi Trung không kết nối hai cõi Trời - Đất với nhau, và 32 vị thần linh này chịu trách nhiệm duy trì sự cân bằng vũ trụ (đó chính là cấu tạo của Baganrac như đã nhắc phần trên), trong giai đoạn này Vishnu cũng dùng năng lực của mình để thổi Ốc tù (Asăng, hình 2) để tạo ra Tứ Đại ban đầu. Trong giai đoạn kế tiếp Brahma tự tách/sinh ra giống người đầu tiên, ngài dùng bột gạo (hình 3) để nặn ra các hình nhân, các giống loài ( trong một số nghi lễ thì bột gạo này sẽ được nặn làm hình nhân thế mạng), ngài dùng năng lực từ sự thiền quán của mình mà thổi vào giống người ( bằng bột) ấy 32 vật chất để làm nên một thân xác (phần vật chất) hoàn chỉnh, 32 chất ấy chính là 32 chất cấu tạo nên cơ thể người (ông, móng, răng, gân, xương,…), 32 chất này chính là 32 hạt tạo thành chuỗi Tràng hạt (hình 4) mà Brahma dùng quán tưởng trong lúc thiền định để tạo ra 32 chất trong thân thể người, 32 chất ấy lại thuộc Tứ đại được chứa trong Ốc tù Asăng. Đó là phần thân xác (thuộc vật chất) nhưng vẫn thiếu phần Hồn (thuộc tinh thần), phần hồn này sẽ được Shiva ban cho bằng quyền năng của mình, ngài buộc phần linh hồn ấy vào thể xác bằng sợi dây thòng lọng (hình 5), nhưng ngài cũng có khả năng huỷ diệt (huỷ để sinh) bằng năng lực của cây quyền Trượng (hình 5) mà ngài mang trên tay. Dấu hiệu của một sinh linh mới sau khi sinh ra thuộc chủng tộc Chăm hay không được phân biệt khi sinh ra trên ngón tay có đeo nhẫn Mâta (dấu hiệu này được kể lại qua sự tích chàng Sọ Dừa, hình 5). Tuy giống người sinh ra đã có đủ phần Thân xác và Linh hồn nhưng vẫn chưa xác định giới tính, lúc này Brahma (một giai đoạn khác của Brahma) mới ban cho vào giống người ấy giới tính Đực – Cái qua động tác nghi thức mà Ông Cả Sư thực hiện lên trên Bva (Cái) – Kan (Đực) (hình 6). Đến giai đoạn này thì giống người ấy đã phân chia giới, có khả năng duy trì sự Sinh (Sinh tạo, sinh nở,…), nhưng quá trình biểu thị cho sự Sinh ấy vẫn chưa có dấu hiệu, hay chưa có mầm Sinh khi mà ông Cả Sư chưa thực hiện nghi thức linga-pūjā, để thực hiện nghi thức này ông Cả Sư sử dụng Kalet (Bình đựng nước thiêng, hình 7) có nắp đậy bằng cây Bông Tiên (hình 7), bên trong đựng nước (nước thiêng) ông làm nghi thức rưới/tắm thứ nước thiêng ấy lên Bva và chạm vào Kan, nghi thức ấy biểu tượng cho hạt mầm Sinh đã được gieo hay đã có phôi mầm Sinh được tạo ra ( nghi thức linga-pūjā này được khắc trên đài thờ Mỹ Sơn E1 và nghi thức linga-pūjā trong đền Tháp ngày nay ta thường thấy ). Đến đây thì một qúa trình Sinh Tạo đã hoàn thành, và chu kỳ này luôn được tái lập theo mỗi chu kỳ (Đản Sanh Brahma) sau khi Shiva sử dụng quyền năng của mình để huỷ diệt một chu kỳ cũ…
Vì có sự chồng lớp văn hoá nên trong Bagarac còn chứa các dụng cụ để chức sắc Paséh Balamon cao cấp dùng tuỳ vào các nghi lễ như: Túi đựng đồ nghề hành lễ và các loại cây thuốc nam (hình 8); dụng cụ mài thuốc (hình 9); Chieu Koh (chiếu cổ dùng trong nghi lễ Balih sang, hình 10); khay đựng gạo nổ kamang (hình 11).
Baganrac chứa đựng trong đó câu chuyện Sinh tạo, các vật dụng hay công cụ hỗ trợ hành lễ biểu thị một quá trình của một quá trình Huỷ/ Sinh, tất cả các nghi thức được một vị Cả sư (Po Adhia) thực hiện, ông đại diện cho đấng toàn năng thực hiện và đảm nhiệm vai trò để hoàn thiện một quá trình Sinh tạo ấy. Ta thấy ở đó hình tượng của Po Ina Nagar hay hệ thống Trimuti bao hàm và lồng ghép với nhau. Và, tuỳ vào mục đích của nghi lễ mà vị Cả sư sẽ có những nghi thức tương ứng.

BAGANRAC Cham (P1)

Banganrac
BAGANRAC Chăm - Jaya Thiên
Baganrac là một vật dụng hết sức quan trọng của chức sắc Balamon Chăm Ahier, hệ thống chức sắc Paseh Chăm Balamon chia ra thành 5 cấp theo thứ tự từ thấp đến cao như sau: Paseh Ndung Akaok (nhập môn) - Paseh Liah (giai đoạn học kinh kệ, nghi thức,…) - Pasah Pahuah (thày cho ăn ) - Paseh Tapah (Po Bac hay Phó Cả sư) - Po Adhia (Cả sư). Trong đó cấp Po Bac và cấp Po Adhia mới được quyền nhận và gìn giữ Baganrac.
Baganrac là vật quan trọng và có ý nghĩa không chỉ dành riêng cho chức sắc Paseh Chăm Balamon mà cũng là vật trân quý của cộng đồng người Chăm, nhưng việc hiểu về nó còn gặp phải nhiều hạn chế gây nhiều cách hiểu khác và cũng có nhiều cuộc tranh luận xoay quanh nó. Tuy là vật quan trọng, nhưng vẫn còn số ít người biết đến, và có biết cũng chỉ hiểu được ý nghĩa xoay quanh chức năng bên ngoài chứ chưa đi sâu vào ý nghĩa thật sự mà nó hàm chứa.
Cụ thể có hai khái niệm sau được đông đảo mọi người biết đến:
- Baganrac là bàn tổ hành nghề dành cho chức sắc cấp cao Balamon (Po Bac, Po Adhia)
- Baganrac là vật dụng chứa đồ hành nghề của Cả sư Balamon.
Nhân đây, mình xin giải thích cụ thể hơn đi sâu vào ý nghĩa thật sự của nó để mọi người cùng “Rõ” hơn.
Trước khi đi vào cụ thể về Baganrac thì mình lướt qua vài dòng về…Tín ngưỡng Phồn thực và các giai đoạn chuyển tiếp của nó trong cộng đồng Chăm hôm nay.
Tín ngưỡng Phồn thực (thờ sinh thực khí) là một tín ngưỡng nguyên thuỷ của loài người đã có mặt trước CN hang chục thế kỷ. Dần dần tín ngưỡng nguyên thuỷ này đã phát triển thành hệ thống Tôn Giáo. Với Chăm, thuở ban đầu với tín ngưỡng Phồn thực nguyên thuỷ thờ Mẫu với hình tượng Tô tem Đá mà ngày nay chúng ta luôn thấy trong hệ thống các Kut với những khối Đá thô, không đẽo gọt cầu kỳ. Tục thờ âm vật, âm lực, thần mẹ, tiến tới tâm thức về nguồn gốc của mọi sự sáng tạo là cặp đôi dương vật và âm vật, thể hiện ở biểu tượng Linga và Yoni. Dần dần, khi tiếp xúc với hệ tư tưởng Ấn Độ thì tín ngưỡng này đã hoá thân vào vị thần vĩ đại nhất là Shiva trong hệ thống Trimuti (hiva – Brahma – Vishnu ) để biến thành Cột đá Linga đại diện cho khuôn mặt của Shiva (Shiva xuất hiện lầu đầu tiên là một cột lửa mang hình Linga) mà chúng ta thấy hầu hết hệ thống các đền tháp Champa đều theo giáo phái Shaiva tức chọn thần Shiva là đấng tối cao. Yoni xuất hiện như một hiện thân khác của Shiva (Shiva luôn mang hai khuôn mặt, lưỡng tính/lưỡng phân) và được ví như người vợ của Shiva tức Pravati. Ngoài ra, Champa còn tiếp nhận them nhiều hệ tư tưởng lớn khác như Phật Giáo, Hồi Giáo,…Nhưng cho đến nay, cặp đôi Linga-Yoni luôn được người dân tôn thờ, mà trong đó đã hoà trộn nhiều hệ tư tưởng lớn ở trên, và cũng hợp với tín ngưỡng Phồn Thực nguyên thuỷ mang ý nghĩa cho tính Sáng Tạo, sinh sôi nảy nở mà ta biết hiện nay.
Các hệ thống đền Tháp được dựng lên để thể hiện tính triết lý, tín ngưỡng mà Champa đã và đang vận vào mình. Các đền Tháp khi xưa được dựng lên và chỉ phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng, triết lý của hệ thống cung đình vua chúa Champa đến thờ phụng cúng tế vào các dịp định kỳ, thực hiện các nghi lễ cầu mong phát đi nguồn sinh lực ban cho muôn dân đủ đầy sung túc, người dân mỗi dịp chỉ được đến chiêm bái thưởng lãm hạn chế. Hệ thống đền tháp này được “ giao cho “ các chức sắc tín ngưỡng Balamon Champa cai quản, duy trì sinh hoạt, là nơi để các chức sắc nhập thiền, hành lễ,…và phát triển trí huệ của mình.
Quay trở lại với Baganrac, cấu trúc của Baganrac có hình dạng là một cái Bào Thai (cái bào của sự Sinh tạo ban đầu). Và như ta thấy, cái Tháp chính mang cấu trúc của một Cột Shiva thì bao hàm bên trong đó (lòng tháp) chính là một cái bào Thai của một người Mẹ sinh tạo với cửa tháp chính là cái cửa Yoni để bước vào bào mẹ (lòng tháp). Trong cái bào Mẹ này, Po Adhia tịnh tâm, nhập thiền (Po Adhia cũng là một thiền sư vĩ đại ) để được thu nhận cái năng lượng mà bào Mẹ ban cho, nơi đây ông đi tìm kiếm và hoà nhập Atman (tiểu ngã) vào Brahman để đến với hiểu biết. Cũng như thế, Baganrac chính là cái Bào Mẹ nhưng được để tại nhà nơi ông sinh sống. Ngày ngày ông được Baganrac bao bọc, bảo vệ, ban cho nguồn năng lượng để cùng ông tìm học đến với hiểu biết cuối cùng. Trong Baganrac này chứa đầy đủ các dụng cụ hành lễ, những dụng cụ này chính là hình ảnh đại diện của những triết lý Sáng Tạo ra vũ trụ thuở khai sinh như hình ảnh của bầu trời, của mặt đất, hình ảnh của những bộ phận con người, hình ảnh của thuộc tính đực – cái (con gười biết sinh sản), của nước, của lương thực,…Đó chính là hình ảnh cơ bản nhất của một cấu trúc (truyền thuyết) về Sự sống. Baganrac sẽ theo ông Po Adhia tham gia vào các cuộc lễ do ông trụ trì dẫn dắt trong cộng đồng Chăm, Baganrac này sẽ theo ông đến cuối đời, và ông phải có trách nhiệm gìn giữ, dùng nó vào các buổi hành lễ mang tính Sáng tạo, ban phát nguồn dinh dưỡng sinh sôi cho muôn người.
Baganrac chính là cái Bào (thai, nôi) của sự Sinh tạo. Đó mới chính là ý nghĩa thật sự mà nó hàm chứa mà nay đa phần chúng ta chỉ hiểu về nó qua lớp chức năng bên ngoài, vô tình đánh mất cái nguồn Sinh Tạo mà nó mang trong.