Pics

Pics

2020/01/31

CÓ PHẢI LÀM NHÀ CHỐNG GIẶC TÀU Ô ?!

CÓ PHẢI LÀM NHÀ CHỐNG GIẶC TÀU Ô ?! - (Jaya Thiên)
***

Liên quan đến nhận định của Hoạ sĩ Nguyễn Thượng Hỷ (nguyên Trưởng phòng Nghiệp vụ Trung tâm quản lý di tích và danh thắng Quảng Nam) cho rằng nhà mái lá ở đảo Lý Sơn là kiểu nhà chống giặc Tàu Ô ( cướp biển ), có khả năng chống cháy của cư dân đảo Lý Sơn ( Quảng Ngãi ).

Tôi cho rằng nhận định trên là không hợp lý. Ta thử đi ngược dòng để tìm hiểu ngọn nguồn.

Vùng đất Lý Sơn (Quảng Ngãi ) nói riêng, khu vực miền Trung Việt Nam nói chung chịu ảnh hưởng, giao thoa nhiều tầng lớp văn hoá, kế thừa lớp văn hoá Sa Huỳnh, sâu đậm văn hoá Champa cho đến ngày nay. Cũng là vùng đất có khí hậu Khô Nóng nhất Việt Nam (đặc điểm vùng Duyên hải miền Trung ), chính bởi điều kiện khí hậu khô nóng này đã hình thành nên kinh nghiệm cấu trúc kiến trúc nhà ở địa phương đặc trưng với kiểu nhà hai lớp mái, sàn cách đất có nhiều dọc các tỉnh duyên hải miền Trung Việt nam.
Trước tiên ta cần biết lịch sử để làm thay đổi nên dạng cấu trúc Kiến trúc thường dựa trên các cuộc cách mạng lớn về: Nguyên vật liệu xây dựng, công nghệ xây dựng,…nhưng bản chất chính của cấu trúc kiến trúc này là dựa trên đặc điểm khí hậu ( vùng đất ) địa phương chính là điều tiên quyết trong suốt quá trình chuyển mình.

Vài tóm lược ngắn về đặc điểm:
- Mặt bằng bố trí các đơn vị nhà đầy đủ thường có 3,4 đơn vị nhà được bố trí vây quanh một sân lớn hình chữ nhật, trong đó ta cần chú ý đến đơn vị nhà số (1), được gọi là nhà mái Lá, mái Xông, Rường,…tuỳ theo vùng địa phương.
- Kiểu nhà 3 gian có 1 đến 2 chái ( hiên) trước và sau nhà. Sàn cách đất, tạo thành khoảng đối lưu các luồng khí dưới sàn, không bị hơi ẩm từ đất bốc lên. Cấu tạo sàn bằng gỗ hoặc sàn đắp đất nện chặt dày 30-40cm trên lớp cấu tạo tấm tre đan ô. Hỗn hợp đất đắp nền sàn bao gồm: đất sét + cát + vỏ sò nghiền, đá nhỏ + nước.

- Kết cấu khung gỗ có vì kèo chịu lực, chú ý kết cấu trốn cột giữa. Các hệ khung (cột) đều đặt trên tảng đá nhằm tránh bị ăn mòn chân cột.

- Tường trát bằng hỗn hợp đất sét + rơm + vỏ sò trắng nghiền nát, cát. Lớp hỗn hợp này được trát lên hệ khung ô đan bằng tre đã qua xử lý, lớp tường dày từ 20-30cm.

- Hệ 4 mái có vì kèo. Cần chú ý mái ở đây là hệ hai lớp mái, nhằm đối lưu các dòng khí, chống bức xạ, nhiệt chiếu trực tiếp vào không gian bên dưới lớp mái. Lớp mái trên được lợp bằng cỏ tranh, lau bện thành từng tấm buộc vào hệ mái bằng dây mây bằng kĩ thuật lợp mái chồng lớp từ trước ra sau có thể tháo rời nhanh chóng nhờ kĩ thuật lợp mái này,…Lớp mái dưới ( trần ) được trát bằng hỗn hợp đất sét nện chặt dày 15-30cm trên lớp thanh tre đan ô, hay lớp ván gỗ. Chính điều này vô tình được Hs. Nguyễn Thượng Hỷ cho rằng mục đích nhằm để chống cháy (chống giặc cướp Tàu Ô).

- Hệ lam che hàng hiên trước và sau nhà bằng gỗ nhằm tán xạ ánh nắng trực tiếp chiếu vào nhà, cản bớt gió hanh khô khi vào mùa,…
- Các liên kết đều bằng kĩ thuật ghép mộng, buộc dây rừng, kĩ thuật khoá bẫy,…

- Dễ dàng nhận thấy từ bố trí mặt bằng, quy cách kiến trúc, hệ lớp mái, hang hiên, sàn cách đất,… đều nằm trong hệ quy chiếu quy cách kiến trúc truyền thống Chăm. Và nhà mái Lá này chính là đơn vị Sang Lâ m trong kiến trúc truyền thống Chăm. (Có thể mình nhận bá vơ, nhưng các bạn có thể tự đối chiếu với các bài viết mình đã đăng J). Và rằng với sự kế thừa sâu đậm văn hoá Champa trên dải đất này có cho ta th êm lời đáp!

- Ngôi nhà kh ông chỉ để ở đơn thuần, mà nó còn hàm chứa tính Triết Lý bên trong. Đây chính là chìa khoá để ta xác định lại ngọn nguồn của nó.

*** Kiểu kiến trúc nhà mái Lá là dạng kiến trúc thích ứng khí hậu địa phương, một dạng kiến trúc sinh thái như ngày nay ta hay dùng, nhưng tại thời điểm đó chỉ có những tầng lớp thượng lưu quý tộc mới làm đơn vị nhà mái Lá này, bởi do tính chất vật liệu, quy định tầng lớp,…Về sau dần được nới lỏng và phổ biến hơn, nhưng tuỳ vào hoàn cảnh, điều kiện của chủ nhân mà vật liệu sử dụng có phần thay đổi, nhưng luôn giữ cấu tạo kiến trúc đặc trưng như: Nhà luôn có 4 mái, có hai lớp mái, sàn cách đất là đặc trưng không thể thay đổi bởi nó quyết định cho tính thích ứng với môi trường khí hậu miền duyên hải miền trung.

Nhưng dù thế nào thì, Nhà Mái Lá (Lý Sơn) không phải là kiểu cấu trúc nhà đáp ứng, dùng cho mục đích chống giặc Tàu Ô như NTH đã nhận định, bởi dọc miền trung du duyên hải miền Trung cũng có dạng cấu trúc này và mục tiêu không phải dùng để chống giặc, chứ không chỉ riêng vùng đảo Lý Sơn có dạng cấu trúc này, vả chăng cũng không thể chống được khi tính mạng cũng không thể bảo đảm. Đơn giản, kiểu cấu trúc này vô tình đáp ứng khả năng hạn chế bắt cháy nhờ lớp mái dưới bằng đất sét mà thôi.

Trải qua bao đời, cha ông đã đúc kết từ kinh nghiệm sống, quan sát, hoà mình vào tự nhiên để hình thành nên một dạng cấu trúc kiến trúc đặc trưng , phù hợp nhất vùng khí hậu tại nơi mình sinh sống. Là một dạng cấu trúc cần được bảo tồn gìn giữ bởi các giá trị mà nó mang đến.


Bố cục điển hình ( Nhà mái Lá đã khoác lên mình lớp vật liệu mới)

Trước hàng hiên và hệ cửa nhà Mái Lá














Mặt cắt hệ kết cấu Nhà Mái Lá
Mặt bằng không gian nhà truyền thống Chăm



























Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét