Pics

Pics

2019/04/16

Panduranga – Vài dòng lạm bàn (P3)


Panduranga – Vài dòng lạm bàn (P3)
(Jaya Thiên )

P3: Địa Danh nổi bật của Panduranga
II: Khu vực Panrik, thủ đô cuối cùng phía nam Panduranga ( Phan Rí )
Khu vực Bình Thuận hiện nay có 3 địa danh có đông người Chăm sinh sống nhất là:
- Kraung: Chăm khu vực huyện Tuy Phong ngày nay.
- Parik: Chăm khu vực Phan Rí ngày nay.
- Pajai: Chăm khu vực Phan Thiết ngày nay.
Đây chính là 3 đồng bằng rộng lớn khu vực Bình Thuận cho đến hiện nay.
Bal Pangdurang là thành trì cuối cùng của Panduranga có thủ đô đặt ở Bal Canar làng Tịnh Mỹ - Phan Rí – Bình Thuận ngày nay.
Địa Danh:
- Kraung là khu vực đồng bằng ăn nước theo sông Lòng Sông – Tuy Phong.
- Parik là đồng bằng ăn nước theo sông Luỹ - Phan Rí.
- Pajai là đồng bằng ăn nước theo con sông Phú Hài.
- Hamu Lithit ( Ruộng Lithit ) là cánh đồng ruộng ăn nước của sông Phú Hài ở cuối dòng, bây giờ tạo thành một thành phố Man/Phan Thiết như hiện nay.
- Nugar Latik, phần mũi đất nhô ra biển nay là La Di(Gi) xã Bình Thạnh.
- La ngâ ( hạt mè ), khu vực sông La Ngà nay.
- Hamu Paauk là cánh đồng (cây) xoài.
- Chamaik (Vĩnh Hảo), thuộc huyện Tuy Phong, là danh lam thắng cảnh được ghi nhận vào sử sách Champa và Đại Việt, nơi tiên cảnh dưới trần gian. Chế Mân đã từng dẫn Huyền Trân đến viễn cảnh nơi đây.
- Hòn Bà, một hòn đảo nhỏ nhô ra giữa biển, cách bờ biển La Gi chừng 2 km về phía Đông, nơi đây có đền thờ Po Ina Nagar nay là đền thờ Thiên Y Ana.
- Đảo Phú Quý hay Cù Lao Thu, nơi có đền thờ công chúa Bàn Tranh ( có lẽ là Po Sah Ina), trước nay được người Chăm thờ cúng, sau này người Chăm không còn sống trên đảo, nay chỉ còn người Việt ( Kinh ) sinh sống và thờ cúng tại đền thờ công chúa Bàn Tranh.
- Lamngâ Parik ( cảng Phan Rí ) cửa Sông Luỹ đổ ra biển Đông ngày nay, cảng biển cổ của Champa xưa mang tính chất kết nối, giao thương kinh tế biển, hàng hải lớn nhất tại khu vực thành Bal Pangdurang.
- Lamngâ Pajai, cảng Phú Hài, cửa sông Phú Hài đổ ra biển Đông ngày nay, là cảng biển phụ trợ, phát triển kinh tế hàng hải, kết nối đồng thời với cảng Parik.
Các con Sông- Kênh - Đập chính, quyết định nền kinh tế nông nghiệp Panrik:
- Krong Biuh/krong Binh ( Sông Luỹ ), bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Đồng, một nhánh đổ về Panran (Krong Laa- Phan Rang ), một nhánh chạy về hướng Đông Tây đổ ra cửa Phan Rí hình thành con Sông Luỹ này.
- Krong La Ngâ, là con sông La Ngà ngày nay. Bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh chảy qua Bình Thuận và Đồng Nai ( Đồng Nai hạ ).
- Krong Pajai ( Sông Phú Hài ), bắt nguồn từ con sông Cái tẻ nhánh đổ về đồng bằng Mamu Lithit ( Phan Thiết ) nơi cửa biển Phú Hài.
- Krong Paauk ( Sông Mao ), sông nằm cạnh Ga Sông Mao ngày nay.
- Hồ Cà Dây, đập Cà Dây. Công trình do Hoàng tử Po Dam xây dựng, cung cấp nguồn nước cho đồng bằng Sông Luỹ. Ngoài ra ông còn cho làm nhiều đập chặn nước phục vụ tưới tiêu cho người Chăm trong khu vực như: La Bá, Para, cây Đa, Soi, Đồng Măng, Đá Hàn, Pani, Chà Vầu, Ma Tang, Đồng Mới, các đập đều có giá trị thuỷ lợi trọng điểm còn tồn tại đến ngày nay.
Ngoài ra còn nhiều địa danh như Tà Cú, Tà Zôn, Núi Bà, Hòn Rơm, Mũi Kê (Khê ) Gà, Đồng Nai thượng, Đồng Nai hạ, Vũng Tàu,...những địa danh có tên gọi mang tính bản địa, có nhiều giải thích nghĩa nhưng vẫn chưa có tính thống nhất nên tạm ẩn.
P/s: Các địa danh sẽ được cập nhật, bổ sung cho hoàn chỉnh trong các bài viết liên quan.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét