Về địa danh Thị Nại, Nại hay Nạy.
Thi Nại là tên gọi khá thông dụng và xuất hiện nhiều ở khắp miền Trung, dùng để đặt tên địa danh gán cho tên làng hay bến-cảng, các biến âm của nó còn có như: Thị Nại, Nại, Nạy, Nậy,…
Về nguồn gốc tên địa danh này, hầu như đa phần đều cho xuất phát từ tên gốc tiếng Cham Sri-Binây/Binoy mà ra.
Vì địa danh cảng Thị Nại (Qui Nhơn, Bình Định) mang tính phổ quát hơn nên xin chọn địa điểm này để đưa ra vài thông tin dẫn chứng.
Một vài phiên âm thông dụng trong các tư liệu của Trung Hoa chép về Champa, đặc biệt là vương quốc Vijaya:
* PHẬT-THỆ-QUỐC (佛逝國) --> Fu She Ko tức vương quốc Vijaya
* THI-BỊ (施備) --> Shi-bei tức Sri Binoy
* THI-BÌ-NẠI-Cảng-Khẩu (尸毘奈港口) --> Shi-bi-nai-kang-khau tức cảng Śri Binoy
* THI-LỊ-BỊ-NẠI [施離毘奈] hi-li-bi-nai tức cảng Śri Binoy
* DƯƠNG-PHỦ-CUNG-BÌ-THI-LI (楊甫恭毘施離) --> Yang-fu-gong-bi-shi-li tức Yang Pu Ku Vijaya
* DƯƠNG-PHỔ-CÂU-BÌ-TRÀ-DẬT-THI-LI (楊普俱毘茶逸施離) --> Yang pu ju bi-cha-yi shi-li tức Yang Pu Ku Vijaya Śri.
* THI-BỊ-DỊCH-LỢI-NHÂN-ĐỨC-MAN (施離釋利因德漫) Shi-li Yin-de-man tức Śri Indravarman.
* THI-HẮC-BÀI-MA-ĐIỆP (尸嘿排摩惵) Shi hei-pai-mo-die tức vua Śri Parameshwarawarma rajadhiraja.
* TẤT-LỢI-NHÂN-ĐÀ-BÀN (悉利因陀盤) Xi-li Yin-tuo-pan tức vua Śri Indravarman
* DƯƠNG-BỐC-CÂU-THẤT-LI (楊卜俱室離) Yang-pu-ku shi-li tức Yang Pu Ku Śri.
* HÌNH-BỐC-THI-LI-TRỊ-TINH-HÀ-PHẤT (刑卜施離值星霞弗) Xing-pu-shi-li-zhi-sin-ha-fu tức vua Yang Pu Śri Jaya Sinhavarman.
Như vậy, qua những liệt kê liên quan đến chữ [Śri, Śri Binoy/Binây, Śri Vijaya], có thể cho chúng ta thấy để kí âm các chữ:
* Śri với THI [施] Shi ;
THI [尸] Shi
THI-LỊ [施離] Shi-li
TẤT-LỢI 悉利 Xi-li
* Binoy với BÌ-NẠI [毘奈] Bi-nai
THI-BỊ (施備) Shi-bei
* Śri Binoy THI-LỊ-BỊ-NẠI [施離毘奈] Shi-li-bi-nai
* Vijaya với PHẬT-THỆ-QUỐC (佛逝國) Fu She Ko
Có thể thấy chính Śri Binoy THI-LỊ-BỊ-NẠI [施離毘奈] Shi-li-bi-nai được rút âm trong văn nói để chỉ còn Thi-Nại, được dùng đặt tên cho địa danh hay Nại/Nạy ở miền Trung.
Trong tiếng Cham, Binoy hay Binây có nghĩa là sự Huỷ bỏ, bãi bỏ, chiến thắng hay sự đạt đến một Đức Hạnh thiêng liêng,...Nó có nguồn gốc từ chữ Vinaya trong tiếng Phạn. Vinaya còn được viết là Vinây, trong các bia kí Champa [Vi] cũng thường được viết thành [Bi]nây.
Vì tính phổ rộng của Śri Vinaya/Śri Vijaya nên Binoy hay Binây còn hàm nghĩa để chỉ Thương Cảng (Binây).
Vậy chữ Śri [施離] THI-LỊ mang hàm nghĩa gì.
Ta biết Śri có gốc từ Phạn ngữ, được cấu trúc từ hai âm tiết [Sha] và [Hri]. [Sha] và [Hri] là hai âm tiết thiêng liêng, với [Sha] âm thanh đầu tiên đại diện cho Shiva, là điềm lành, sự thuần khiết, may mắn, chứa sự bình yên thịnh vượng, là thần Cha. [Hri] âm thanh thứ hai đại diện cho phối ngẫu của Shiva, là hạt giống linh thiêng, là hạt giống của tạo vật, là thần Mẹ.
Vì thế Śri được xem như là "năng lượng" Sáng tạo linh thiêng, là Hạt mầm Sinh tạo.
Chính vì sự linh thiêng của nó mà, Śri thường được dùng làm tiền tố đính kèm để chỉ danh xưng của các vị vua hay địa danh như một kính ngữ tôn xưng sự có mặt/liên hệ đến "năng lượng" Sáng Tạo linh thiêng này. Śri còn được dùng như một hình thức xưng hô mang tính kính trọng (kính ngữ), hay danh hiệu tôn kính.
Śri, ngày nay cũng được xem như một danh xưng (nguồn gốc) cho họ Chế Việt Nam.
Śri Vijaya (vương quốc Vijaya) thường được dịch “Vương quốc Chiến Thắng”, nếu chúng ta hiểu Vijaya theo nghĩa Chiến thắng (danh/động từ) theo một cách thông thường sẽ không lột tả được ý nghĩa thực sự của nó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét