Pics

Pics

2021/09/05

Từ Ran Ran/ Đà Lãng cho đến Đà Rằng

 Từ Ran Ran/ Đà Lãng cho đến Đà Rằng

Sông Đà Rằng, là con sông Apa/Ba lớn nhất ở trung kỳ, bắt nguồn từ núi Ngọc Rô phía bắc tỉnh Kon-Tum. Ở vùng thượng lưu người Bahnar gọi nó là Dak Krong (sông Lớn) hay Krong Bar; người Jrai gọi là Krông Pa (sông Lớn) hoặc Ia Pa (sông Pa); người Việt (Kinh) ở tỉnh Gia Lai gọi nó là sông Ba, nơi cuối dòng (hạ lưu) từ đập Đồng Cam đổ vào biển Đông trên đất Phú yên gọi là sông Đà-Rằng. Tại cửa Đà Rằng (Đà Diễn) này có một doi đất nhô ra phía biển, tại đấy người Champa đã cho xây tháp Nhạn, vừa là điểm thực hành tâm linh, tôn giáo, vừa là điểm mốc nhận diện nơi cửa vào đất liền trung tâm xứ Aia-Ru (Phú Yên).
Cửa sông Đà Rằng lõm vào tạo thành một vịnh biển được các nhà hàng hải Bồ đào Nha gọi với cái tên Rão Rão/Ran Ran/Ram Ram, có điểm mốc nhận diện là núi Chóp Nón/Chóp Chài/Núi Diều Hâu. Tên vịnh biển Rão Rão/Ran Ran/Ram Ram được đặt theo tên con sông Rão Rão/Ran Ran/Ram Ram (sông Đà Rằng), trong bản đồ “Royaume d'Annan comprenant les royaumes de Tumkin et de la Cochinchine, năm 1650”, địa danh Ran-Ran được chú tên hành chính như tỉnh lị, sông Đà Rằng còn biết với cái tên Đà Lãng trong nhiều ghi chép lịch sử, hay trong tập bản đồ “An Nam đại quốc hoạ đồ, năm 1838” .
Có thể thấy rằng, tên con sông và các địa danh gắn với tên gọi này qua các thời kỳ, với các phiên âm khác nhau:
/Dak Krong /Krong Pa/Ia Bar/Ia Pa/sông Ba/
/Rão Rão/Ran Ran/Ram Ram/
/Đà Lãng/ Đà Rang/Đạ Ran/ Đà Rằng/sông Đà/
Ở đây, Ia/Dak là cổ âm chỉ Nước, Ia/Dak ghép với một hậu tố dùng để định danh mô tả đặc điểm cho cho một vùng đất/địa danh ví dụ như: Aia (Ia) Ru (Phú Yên), Ia Pa (xứ Ia Pa), Aia (Ia) Trang (Nha Trang), Dak-Lak (Đắc Lắc), Dak-Nong (Đắc Nông), Dak-To (Đắc Tô),…
Nhóm từ /Rão Rão/Ran Ran/Ram Ram/Đà Lãng/ Đà Rang/Đạ Ran là lối phiên âm từ-tiếng địa phương sang Hán-Việt và Latin. Đây là nhóm từ tiếng được sử dụng nhiều trong lối phiên âm các địa danh Miền Trung, chúng mang tính quy luật và phổ biến. Cụ thể,
Đà thường được kí âm với chữ 沱/陀 (tou/tóu) thường để kí âm cho Daknan/Dram, là từ cổ, trong tiếng Cham hiện đại ít được sử dụng mang nghĩa Nước/Xứ Sở.
Lãng/Rang/Ran/Ram 龍 (laŋ/luŋ/loŋ/roŋ/raŋ) thường để kí âm cho từ Kraung (sông)
Hay 弄 (naŋ/luŋ/raŋ/loŋ/roŋ) thường để kí âm Praung (rộng Lớn); Tanran (đồng bằng rộng lớn) trong tiếng Cham
Như vậy, ĐÀ LÃNG (陀龍/沱龍) hay RAN RAN (龍弄) là hai lối kí âm phổ biến, và chỉ cho con ĐÀ RẰNG ngày nay và đều mang nghĩa là Sông Lớn (rộng) hay xứ sở có con sông rộng lớn. Có gốc từ tiếng địa phương Champa là: Kraung Praung, Dak-Kraung, Dakran, phù hợp hàm nghĩa mà gốc từ tiếng địa phương nơi đầu nguồn (Jrai, Bahnar) gọi tên cho con sông này.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét