Pics

Pics

2021/09/24

Về địa danh có tiền tố [Đà-] ở miền Trung

 Về địa danh có tiền tố [Đà-] ở miền Trung

Trong địa danh ở miền Trung Việt Nam hiện nay, chúng ta bắt gặp các tên địa danh có tiền tố [Đà-] để chỉ cho địa danh gốc Cham. Đơn cử có hai tên địa danh đáng chú ý: Đà-Nẵng, Đà-Rằng.
Về nguyên do xuất hiện tiền tố [Đà-] này là do cách phiên âm theo Hán-Việt của chữ [Daknan/Dram] trong tiếng Cham, từ nguyên chỉ Nước (nguồn Nước), tiền tố này thường được sử dụng để đặt tên sông, suối và cũng dùng để chỉ cho tên địa danh Nước/Xứ Sở. Trong tiếng Cham hiện đại ngày nay ít được sử dụng.
Đà thường được kí âm với chữ [沱/陀] (tou/tóu).
Tou-Rane/Ran = (Đà-Nẵng)
Ran-Ran/Dak-ran/Đà-Lãng = (Đà-Rằng) = Tou-Ran
Cả hai địa danh đều có nghĩa [Con sông rộng lớn]
[Daknan]/[Dram]/[Dak], là tử cổ gốc Austronesian, người Cham đã bảo lưu nguồn gốc này thông qua việc đặt tên địa danh của mình, mặc dù trong tiếng Cham hiện đại đã phái sinh ra nhiều từ có gốc [Nước].
Đồng thời, chúng ta cũng bắt gặp các tên địa danh ở vùng Tây Nguyên có tiền tố Dak/Đạ/Lak/Lạc và đều mang nghĩa chỉ/thuộc về [Nước], có thể liệt kê vài địa danh thông dụng như: Dak-lak, Dak-Nong, Đà-Lạt, Đạ-Đờn,...Đó chính là âm cổ chỉ [Nước] được bảo lưu có thể nhìn thấy qua cách đặt tên địa danh tên sông, suối, xứ sở.
[Dak] đã phái sinh ra Krong/Kron/Kon/Kraung/,...để chỉ [Sông] và cũng được sử dụng để chỉ tên địa danh cho một vùng đất, xứ sở. Ví dụ như: Kon-tum, Kon-klor,...



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét