Pics

Pics

2021/09/24

Từ BaTangan cho đến Ba Làng An

            Từ BaTangan cho đến Ba Làng An

Ba Làng An là mũi đất nay thuộc xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Vùng biển Bình Châu này nằm trên một địa hình nguyên là miệng núi lửa cổ xưa.
Vào thời Champa cổ, xứ Quảng Ngãi nằm trong nagara Amaravati, là địa phận vùng biên của Amaravati giáp với Vijaya. Mãi đến 1402, nhà Hồ, sau khi Jaya Shinhavarman V thua trận phải cắt phần đất Chiêm Động và Cổ Luỹ Động cho nhà Hồ, và giao cho Chế Ma Nô Đàn Na cai quản và chịu sự bảo hộ. Lúc này phần đất Indrapura và Amaravati đổi thành lộ Thăng-Hoa.
Ba Làng An, nằm lọt giữa của đồng bằng được tạo nên bởi hai con sông Trà Khúc và Trà Bồng.
Về tên gọi Ba làng An, đa phần đều nhận định tên gọi này xuất hiện là nguyên do: “Thời xưa, ở đây có ba làng cùng có tên là An: An Hải (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn), An Vĩnh, An Kỳ (xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi), nên mới gọi là Ba Làng An.” Trong địa bạ triều Nguyễn (Đồng Khánh, 1885-1889), ba làng này thuộc hai tổng Bình Châu và Bình Điền.
Địa danh nơi đây được chú trong nhiều tập bản đồ, hay các tập ghi chép với nhiều phiên âm khác nhau. Có thể liệt kê các ghi chú trong một vài tập bản đồ sau:
* Trong bản đồ Việt nam thời Trịnh-Nguyễn thế kỷ 17, có chú cho mũi Batangan là C.Pangan và C.Batang (mũi Nam Châm/mũi Tụng Đần).
* Trong tập bản đồ “Carte de lindochine orientale,1881) chú với tên C. Cha-Ki (mũi Sa Kỳ) hoặc C. Batangan (mũi Batangan).
* Trong cuốn “Nghiên cứu bản đồ các cửa sông, hải cảng Việt Nam thế kỷ XV”, của nhà nghiên cứu khảo cổ Gustave Dumoutier viết từ năm 1895, tại tập bản đồ số XIX, ông chú 沙淇門 (Cửa Sa Kỳ), phía tả ngạn của Sông Trà Khúc, là dãy dãy núi được Dumoutier chú với hai tên gọi khác nhau giữa phần bản đồ 炉𨢇山! và phần chú giải 爐𨢇山, và đều đọc là Lò Rượu Sơn (Núi Lò Rượu). Cũng trong bản đồ này chúng ta chú ý luôn tên Tụng Đàn môn 誦𡊨門 (cửa Tụng Đàn), chính là cửa của con sông Trà Bồng đổ vào Vũng Quít (Dung Quất).
* Trong ghi chép chỉ dẫn hàng hải “Partie de la Conchinchine” mô tả, sau cửa Sa Kỳ là C.Batagan (Mũi Ba Làng An, Ba Tân Gâng), tiếp đến là C.Cantam (Mũi Nam Châm) và Pt.Quiquick (Vũng Quýt/Dung Quất) ở cuối bờ biển địa phận Quảng Ngãi. C.Cantam hợp với ngọn núi cùng tên là một hải tiêu quan trọng để vào vụng Quít, còn mũi Ba làng An để xác định điểm vào cửa Sa Kỳ..
Như vậy, ta thấy địa danh Ba làng An, trước thế kỷ 18 đều chú với tên C.Pangan hoặc C.Batangan, đôi khi được chú với tên C.Cha Ki gắn với cửa Sa Kỳ. Từ thế kỷ 18 (Đồng Khánh) mới phân chia tên ba thôn có chữ An đầu, nên giả thuyết tên làng Batangan (Ba làng An sau này) được lấy dựa trên tên ba làng có chữ An ở đây là không hợp lí, mà chỉ có thể tên Ba làng An (thuần Việt) này được lấy dựa trên tên ba làng An sau này. Còn mũi Batangan hay Pangan đã có trước đó thừ thế kỷ 15.
Hai mũi, Batangan và Batang nằm giữa thế địa hình được tạo bởi dãy Răng Cưa và sông Trà Khúc, hình thành nên đồng bằng/động Chiêm Luỹ. Cổ Luỹ động 古壘洞 mà chính xác là Chiêm Luỹ động 占壘洞. Nếu nagara Amaravati, với Quảng Nam-Đà Nẵng là trung tâm chính trị của nagara, thì chính Quảng Ngãi được xem như biên luỹ, được hình thành/xây dựng dựa trên thế luỹ tự nhiên với dãy núi Răng cưa và sông Trà Khúc chắn ngang, chia khúc đồng bằng với nagara Vijaya ở phía nam. Ở hai bên tả-hữu ngạn hạ lưu sông Trà Khúc này vốn có một đài canh/tiền đồn canh gác xưa của người Champa cũ, đồng thời cũng phát hiện nhiều di tích kiến trúc tâm linh, công cộng của người Champa, đây cũng là nơi tập trung người Cham sinh sống của Quảng Ngãi, nay là Cổ Luỹ Thôn.
Về phiên âm Batangan/Pangan (Ba làng An) và Batang (Nam Trân), cả hai đều cùng phiên âm cho một gốc từ với cấu trúc:
Ba-tangan --> Ba-tang (rút âm cuối)
Ba-tangan --> Pangan (rút âm giữa)
Tiền tố (tiền trọng âm) Pa/Ba thường được thêm vào để phái sinh một hàm nghĩa dựa trên từ gốc này.
Cả hai mũi này đều qui chiếu về thế núi Răng Cưa và Luỹ thành sông Trà Khúc để tạo thành một trường luỹ tự nhiên lẫn nhân tạo mà tên gọi của nó có gốc từ Balangal hay Batanang, trong đó:
Langal/Lingal là cái cày
Tanang/Canang là máng xối
Cả hai từ này đều mô tả chung một hình dạng “cái đòn” dài của cái cày hay máng xối. Và cũng dùng để đặt tên cho địa sanh “núi” có hình dạng dài như máng xối nước cho trường hợp địa danh núi Tà-Năng. Hay như trường hợp đặt tên cho sao Cày (Batuk Langal) thì cũng dựa trên hình dạng bởi sự thẳng hàng của 3-4 ngôi sao tạo thành “cánh đòn” cày, và các từ phái sinh khác.
So sánh địa danh có từ đồng dạng ở Philipine và Indonesia, chúng ta cũng thấy nghĩa gốc của nó để chỉ cho 1 trong 12 ngọn núi trong dãy núi Meru, và đồng thời để chỉ cho vị thần cùng tên, phái sinh nghĩa của nó để chỉ cho “hình dạng” cánh đòn, cánh xà,…Như vậy, về mặt tên gọi và hình dạng chúng ta thấy rõ hàm nghĩa địa danh của nó có sự qui chiếu về tên ngọn núi “Răng Cưa”, hay làm cho/thành một Luỹ thành bảo vệ.
Ngoài ra chúng ta còn tìm thấy sự tương đồng về vị thần chủ liên quan đến ngọn núi linh thiêng này với cái tên Batara guru (Batak/Batanga) của Java và tại Phú Hưng. Đây là một tên hoá thân của thần Shiva dưới nhân dạng của một tu sĩ.
Trong những thành luỹ Champa chúng ta còn tìm thấy tên Biuh Bal Batsinâng (Luỹ thành Batsinâng) có cách đọc gần giống, tuy nhiên cấu trúc của nó với “tsi” có vẻ có gốc từ “sri” mà thành nên cần thêm sự kiểm chứng.
Qua những phân tích trên chúng ta có thể thấy, địa danh mũi Batangan/Pangan được chú trong các bản đồ xưa không thể có gốc từ tên ba làng “An” như giả thuyết được nêu, mà địa danh này có khả năng được sinh ra từ qui chiếu tên ngọn núi Batangan (Dãy núi cày/núi sao cày hay núi máng xối), và cũng hình thành lên địa danh Chiêm Luỹ xưa (Cổ Luỹ). Và cửa Batang (cửa Nam Châm) đồng tên/dạng với mũi Batangan cùng qui chiếu về ngọn núi Batangan, phía bắc cửa Batang (Nam Châm) là mũi Bàn Than cũng không loại trừ có liên quan cần xét đến.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét