Pics

Pics

2020/03/02

Từ [Hamu Kem] cho đến [Đồng Cam]

Từ [Hamu Kem] cho đến [Đồng Cam]

***

Tại Phú Yên nơi có [krong tanran] tức sông Đà-Rằng chảy qua hình thành nên một đồng bằng rộng lớn [hamu tanran] ở hạ lưu dòng chảy của nó, từ phía hạ lưu này ta đi ngược dòng đến Thành Hồ (thành Hồ được xây dựng trên nền thành cũ Champa), phía Tây sau thành hồ này là một đồng bằng lớn được gọi là Đồng-Cam, ăn con nước từ đập Đồng-Cam qua kênh bắc nằm ở hướng Tây-nam của nó.
Ngày nay khi nghe đến Đồng Cam, chắc hẳn nhiều người sẽ đặt câu hỏi về tên gọi, ý nghĩa của nó và cũng ngờ ngợ về gợi ý một tên gọi xuất phát gốc Cham nào đó khi mà đất Phú Yên khi xưa vốn thuộc về Champa cũ. Vậy tên gọi Đồng Cam có nghĩa gì!
Khi thấy tên gọi Đồng-Cam, ắt hẳn nhiều người sẽ nghĩ tên gọi này ám chỉ cánh đồng của người Cham khi mà đây vốn là đất xưa của họ. Về lớp ý nghĩa Đồng Cam là cánh đồng của người Cham rõ là hiển nhiên, nhưng vẫn chưa đủ để là nguồn gốc ý nghĩa tên gọi, ta thử xem xét thêm vài thông tin sau.
Trong tiếng Cham, [hamu Kem] /ha-mu: kʌm/ đọc như Hamu-Câm trong tiếng Việt, có nghĩa là Ruộng Bừa, loại ruộng nước dùng phương pháp Bừa để gieo trồng.
Về cách đặt tên này ở người Cham còn xuất hiện nhiều và đa dạng như: hamu dhaong (ruộng sâu), hamu dalam (ruộng "bên" trong), hamu langiw (ruộng ngoài),...ngoài ra ta còn thấy địa danh [Hamu Kem] tại Ninh Thuận.

Cách Đồng Cam này về hướng Tây-Nam là Đập Đồng-Cam, [banek hamu-kem] tức đập đồng (ruộng) bừa, cách đặt tên đập của người Cham cũng rất phổ biến khi lấy tên gọi của cánh đồng chính làm tên gọi cho con đập dẫn nước trực tiếp vào.
Đập Đồng-Cam chia con nước qua hai kênh chính (kênh bắc, kênh nam), kênh bắc dẫn con nước vào cánh Đồng-Cam và chảy qua mạn Nam của Thành Hồ vào hồ Nguyệt trồng đầy Sen bên trong, nơi đây nguyên là kinh thành cũ của Champa, nơi ghi dấu trận đánh cuối cùng giữa tướng Lương Văn Chánh (là một võ quan của chúa Nguyễn thời Lê trung hưng, Đại Việt) với Champa tại thành nội (Thành Hồ) này.
Năm 1920, đập Đồng Cam này được người Pháp cải tạo mới cùng với hệ thống kênh bắc với thiết kế sư người Pháp là Fayard, đến 1930 công trình mới hoàn thành, cung cấp nước cho 19.000 héc-ta ruộng lúa cho [hamu kem] tức Đồng Cam này.

Từ những thông tin trên thì chúng ta có thể nói rằng địa danh Đồng-Cam, ngoài lớp nghĩa thứ cấp để chỉ cho cánh đồng này vốn gốc trước là Cánh đồng của người Cham,thì [hamu kem] tức Ruộng bừa chính là lớp nghĩa đầu và phù hợp cho tên gọi địa danh Đồng-Cam hay Đập Đồng-Cam này.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét