Pics

Pics

2020/03/13

Từ [Tambok Ralang] và [Tambok Randaih] đến [Gò Đền] và [Gò Sạn]

Từ [Tambok Ralang] và [Tambok Randaih] đến [Gò Đền] và [Gò Sạn]

***

Gò Đền và Gò Sạn là hai địa danh nay thuộc Tân hải, Ninh hải, Ninh Thuận, cả hai làng đều là giáo dân từ Nam Định (hay giáo xứ Nam Định) theo Cha Cố mà vào lưu trú tại đất này từ những năm đầu tk20 (1909), Gò Sạn là họ lẻ tách ra từ Gò Đền và thành lập sau Gò Đền. Cả hai làng đều lập trên đất mà trước đây đều thuộc [Bal Lai], nơi có đền tháp [Bimong Yang Pakran] tức Tháp Hoà Lai nay, đây là vùng đất linh thiêng nằm phía Tây của [Bal Lai] dùng để lập khu thờ tự, bao quanh là rừng đầy cọp beo thú dữ.
Hai làng được lập trên hai Gò đất cao mà người Cham gọi [Tambok Ralang] tức [Gò Đền], [Tambok Randaih] tức [Gò Sạn], địa thế nơi đây đổ dốc dần từ phía Tây-Đông, mà hai bên đường cái quan trũng sâu ngập đầy nước, trước đây riêng cánh đồng phía tây đường cái quan mới trồng được lúa, phía đông nó mọc đầy cỏ Tranh (Tranh săn lợp mái nhà).
Trong tiếng Cham
-- [Tambok Randaih] /ta-ɓo:ʔ Ra-ɗɛh/ . Với,
        [Tambok] có nghĩa là Gò, đồi
        [Randaih] có nghĩa là Sạn, sỏi
Nguyên đây là một cái gò đất cao, mà lớp đất của nó pha nhiều hạt sạn, sỏi trong đó. Chính là nơi mà Họ lẻ từ Gò Đền tách ra đến đây lưu trú phía sau [Bimong Yang Pakran] tức Tháp Hoà Lai gọi là xóm [Gò Sạn], và cái tên này được đặt bởi do đặc tính địa chất lớp đất ở Gò này mà ra.

-- [Tambok Ralang] /ta-ɓo:ʔ Ra-la:ŋ/ . Với [Ralang] có nghĩa là Tranh săn (một loại tranh dùng lợp mái nhà).

Nhưng cái tên [Tambok Ralang] chỉ mô tả đặc trưng của cái đồi này thôi, bởi trước đây xung quanh cái Gò này mọc đầy cỏ tranh nên mới có tục danh theo tiếng Cham gọi là [Tambok Ralang] tức Gò Cỏ Tranh, còn cái tên [Gò Đền] xuất hiện là bởi một đặc điểm khác có trên cái Gò Tranh này. Đó là vào những năm đầu tk20 khi giáo họ Nam Định (Giáo họ Gò Đền nay) theo chân Cố Kim (R.P.Geoffroy) đến đất này vào những năm 1909! đừng chân và chọn [Tambok Ralang] này mà lập họ đạo lại trên Gò này. Lúc mới đến ở trung tâm/đỉnh của cái Gò này vẫn còn một cái Đền thờ của người Cham gọi là Danaok Yang nơi đó, dù có phần đổ nát do thời cuộc và không được chăm nom, bởi lúc này người Cham cũng lánh chạy khắp nơi. Rồi ngay trên nền của Danaok Yang này được giáo dân cùng nhau dựng lên nhà thờ để sinh hoạt đạo. Và đó cũng chính là nguồn gốc sinh ra [Gò Đền] từ [Tambok Ralang] nơi có cái Đền cũ của người Cham.
Trong khuôn viên mặt trước hướng đông của [Bimong Yang Pakran] Tháp Hoà Lai là một cái hồ nước rộng kết nối với một con suối dẫn nước đi qua và kết nối Gò Sạn - Gò Đền mà đổ vào [Kabung SriBanây] Đầm Nại. Nay cả cái hồ (mà có thể trước đó có lẽ sẽ trồng đầy sen tuân theo nguyên tắc của khuôn viên thờ tự của đền tháp Champa), và con suối ấy cũng bị san lấp để làm ruộng lúa.


Giáo Xứ Gò Đền
Giáo Xứ Gò Sạn


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét