Pics

Pics

2020/03/27

Từ [Hang Daknan] cho đến [Đà Nãng] hay [Tourane]

Từ [Hang Daknan] cho đến [Đà Nãng] hay [Tourane]

***


Về danh xưng Đà Nẵng/Đà Nãng trước nay đã có nhiều học giả đưa ra nhiều lời giải thích hay các giả thuyết về danh xưng cho mảnh đất này, nhưng cho đến nay vẫn chưa có hồi kết. Nay ta thử xét vài gạch đầu dòng như thể đặt vấn đề hay có thể chọn một lối hợp lí hơn cả.
- Về ghi chép xưa nhất có chép lại về danh xưng Đà Nẵng này là trong Ô Châu Cận Lục – Dương Văn An (1555!), chữ Hán-Việt ghi: 沱㶞 hoặc 陀㶞, “Đà Nẵng” trong OCCL này để chỉ cho cửa biển Đà Nẵng. (tức cửa Hàn nay).
- Xưa, đất này vốn thuộc Xứ Amaravati (Champa), vào thời thịnh trị của nó, nơi đây cùng thương cảng Hội An (FaiFo) tấp nập thuyền buôn khắp nơi đổ về. Trước khi Amaravati đổi thành Châu Lý trong sính lễ cưới Chế Mân-Huyền Trân cùng với Xứ Inrapura (Châu Ô), thì trước đó (trước 1306) tại thương cảng này đã có nhiều thương nhân người Hoa thường lui tới [Kabung Hang] tức Vụng Hàn để họp chợ (Kẻ Hàn) buôn bán cùng với người Champa trước cả khi người Việt chính thức bước chân vào xứ này và xuất hiện danh xưng Hàn Càng, Hành Càng, Hàn hay Hành rõ rang là một kí âm của nhóm người Hoa (tại Kẻ Hàn) này đặt cho [Kabung Hang] tức [Vụng Hàn].
- Từ tk 16-18 cho đến 1899 tên gọi Tourane chính thức thành tên gọi một đơn vị hành chính của Đà Nẵng ngày nay thì trong các ghi chép của các giáo sĩ, thương nhân phương Tây lui tới đất này đã kí âm địa danh này như Turon, Toron, Taraon, Touan, Touane, Touron, Turson, Tourane. Tuy đây là lối kí âm của phương Tây nhưng đa phần là kí âm lại âm đọc của nhóm người Hoa (Hải Nam) hoặc do một hoa tiêu hay phiên dịch người Hoa đọc giúp về danh xưng này.
- Ngoài ra Đà Nẵng còn có vài tên gọi (phương ngữ) khác cũng rất thong dụng có lien quan như: Kẻ Hàn, Hàn Thị, Tu Rang, Tu Nân, Đà Nãng Đà Nhương (Đà Nẵng),…
Vậy, các kí âm về danh xưng cho địa danh Đà Nẵng như được nêu ở trên xuất phát từ đâu, từ nguyên hay ý nghĩa của nó từ đâu mà có?
Để đi tìm hiểu ngữ nghĩa của địa danh này, chúng ta cần đặt nó vào một không gian hay một đặc điểm vùng miền mà sự ảnh hưởng, hay nét đặc trưng của nó vẫn còn hiện tồn trong nét sống, văn hoá,…Đó là chúng ta cùng dời nó vào một không gian thuộc xứ Amaravati (Champa), nhờ đó để có thể tìm kiếm tính đồng dạng hay sự khác biệt mà chúng ta còn chưa lí giải được.

Nếu trong bài trước chúng ta đã chỉ ra [Kabung Hang] là ngữ nguyên cho danh xưng địa danh [Vụng Hàn] hay [Vịnh Đà Nẵng] thì rõ rang [Tourane] hay [Đà Nẵng] cũng thuộc vào không gian ngữ nguyên của [Hang]/[Hàn] này.
Trong ngôn ngữ tiếng Cham chúng ta truy tầm được từ [Hang Daknan] với
[hang] /haŋ/ có nghĩa là Bực/vực/bờ (đá); đọc như Han[g] trong tiếng Việt.
[Daknan] /dak-nan/ có nghĩa là “nước” rộng-lớn. Đọc như Đa[k]-Nan trong tiếng Việt.
[Hang Daknan] có nghĩa là vùng đất/nước có bực “đá” rộng lớn.
Trong từ [Hang Daknan] này chỉ có Daknan là mấu chốt mà chúng ta cần chú ý nhiều hơn cả. Trong ngôn ngữ tiếng Cham phổ thong (hiện đại) tức Akhar Thrah mà người Cham đang sử dụng ngày này thì hầu như chúng ta sẽ ít chú ý/để ý đến chữ [Daknan], bởi nó thuộc một lớp từ cổ hơn có tính bao quát rộng, hay ngay chữ [Hang] cũng dần ít sử dụng bởi ngữ cảnh sinh hoạt của người Cham không còn lien hệ trực tiếp với Biển, nơi địa hình cấu tạo thành Bực “đá” để có thể sử dụng trong văn nói thong dụng như một kênh bảo tồn-tiếp biến thứ chữ ấy, nó mất dần đi, hay bị phủ mất cái lớp nghĩa đầu là chuyện dễ thấy.
Ngôn ngữ có tính tiếp biến/phái sinh để hình thành nên các dạng về ngữ-nghĩa đa dạng hơn trong quá trình phát triển của nó. Với [Daknan] cũng là một dạng tương tự. Ta thấy tiền tố “Dak” ghép với một hậu tố “nan” để sinh ra một ngữ nghĩa mới, với “Dak” có nghĩa gốc là “Nước” có gốc cổ Nam Á-Nam Đảo và tính phổ quát rộng lớn đồng dạng trong nhóm ngôn ngữ mà ta thấy như:
   - Cham: Dak
   - Rahde: Dak
   - Mạ: Dah
   - Stieng: Dah
   - Mường: Dak, Dac
   - Môn: Daik, dak
   - Katu: Dok
   - Sre: Dak
   - Rengao: Dak, nak
   - Mnong: Dak
   - V.v… Hay như người Huế vẫn gọi Nước = Nác

Liệt kê như trên để chúng ta có thể thấy nguyên gốc âm cổ của nó có nghĩa là Nước. Và từ Nước này khi ghép với một hậu tố đi kèm để có thể định danh hay mô tả một đặc điểm, định danh cho địa danh đó. Như: Dak-To, Dak-Lak, Dak-Nong, Dak-nan,…
Và với [Daknan] thuộc Amaravati (Champa) này nó đã tiếp biến và phái sinh ra từ gốc “Dak” – Nước với một hậu tố “nan” để trở thành [Daknan] một định danh, tên gọi cho một vùng đất.
Nhưng [Daknan] đã có thể trở thành địa danh Đà-Nãng được ghi trong OCCL rồi thì [Hang] trở thành địa danh [Hàn] liệu có còn hợp lí hay dư thừa cho Đà Nẵng nay hay không? Tất nhiên, việc một vùng đất có nhiều tên địa danh là điều dễ hiểu khi người sau tiếp cận/tiếp nhận đã không hiểu đủ về cái tên cũ hay hiểu hết lớp nghĩa đầu của nhóm dân có trước đó (Champa).
Vậy đâu là tên gọi đầy đủ mô tả đủ cả ngữ-nghĩa, kí âm cho địa danh này? Và không khác hơn khi ta gọi đủ [Hang daknan] = [Hàn Đà-nãng] có nghĩa là vùng đất/nước/xứ rộng-lớn được hình thành do bởi/có dãi bực “đá”. Với tên gọi này nó đã mô tả đầy đủ cho đặc điểm nổi bật của địa danh và diễn lối kí âm phù hợp cho Đà-nãng hay Tourane.

“Đi mô cho khỏi đất Hàn,
đi năm ba tháng cũng lai hoàn Tourane.”




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét