Pics

Pics

2020/03/24

Từ [kabung hang] cho đến [Vụng Hàn] hay [Cửa Hàn]

Từ [kabung hang] cho đến [Vụng Hàn] hay [Cửa Hàn]

***

Vụng Hàn hay Vịnh Đà Nẵng là địa danh nổi tiếng của Đà Nẵng (Tourane), nguyên nơi đây là một bến cảng, vịnh nơi có con sông Hàn (Krong Hang) tên con sông phía cuối dòng có cửa lớn [Pabah praong] đổ vào [kabung hang] vịnh Đà nẵng.
Đà Nẵng vốn thuộc cố đô Amaravati của Champa xưa. Nên việc định danh từ nguyên cho địa danh [HÀN] theo hướng ngữ nguyên xuất phát từ tiếng Cham là điều hợp lí hơn cả.
Trong tiếng Cham: [kabung hang] có;
- [Kabung] /ka-buŋ˨˩/ có nghĩa là Vũng/Vịnh
- [hang] /haŋ/ có nghĩa là Bực/vực/bờ (đá); đọc như Han[g] trong tiếng Việt.

[kabung hang] có nghĩa là Vụng/vịnh "biển" được hình thành/tạo thành từ những Bực/vực đá "sâu".
Và như ta thấy/quan sát từ thực tế của Vụng Hàn/Vịnh Đà Nẵng này được hình thành/bao bọc lấy nó là những dãi bực đá sâu tạo thành một dãi tường đá ăn sâu vào trong đất liền tạo thành một vùng vịnh/cảng nổi tiếng.
Trong từ điển Việt-Hoa-Pháp (1937) của Gustave Hue có chú Hàn là đá (vd: đá hàn [écucil, récif]; cửa Hàn: nom de Tourane])
Hay trong từ điển của Al.de Rhodes (1624) ghi Hang = han (chỉ cho địa danh này).
Còn Auguste Haussman (1645) thì ghi Cua Han "hane". (Tức Cửa Hàn)

Trong tâm thức dân Huế còn ám chỉ [Hàn] tức Đà nẵng trong câu nói "đi xe lửa vô Hàn".
Và chúng ta thấy từ [Hang] gốc từ tiếng Cham có nghĩa là Bực/Vực/Bờ/Ghềnh "đá" mà sinh ra tiếng tên gọi cho địa danh Hàn/Cửa Hàn/Sông Hàn/Vụng Hàn (Vịnh Đà nẵng).






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét