Từ [aia Ru] cho đến [Nha Phu] hay [Ninh Hoà]
***
[Nha Phu] là một địa danh chỉ cho Vịnh/đầm Nha Phu (Khánh Hoà), đây nguyên là địa danh gốc Cham, nơi xưa kia vốn là đất xưa của Champa thuộc xứ palei [aia Ru] tức Ninh Hoà ngày nay.
Đầm/Vịnh Nha Phu là một vùng vịnh lớn dùng để neo đậu tàu thuyền thuộc huyện Ninh Hoà (Khánh Hoà), có một mặt biển ăn sâu vào trong đất liền tạo thành một vũng lớn, mặt phía đông được một dải núi đủ cao để chắn gió đông (vịnh Nha Phu khuất gió đông), cửa mở về hướng Đông-Nam, vịnh Nha Phu còn ăn con nước từ [Cek Muk] - [ea Krong Ding] đỉnh hướng Tây-Bắc đổ/nhập vào [Krong Praong] hay [krong ka-i] ở đầu nguồn chảy đến hạ lưu với tên [Krong Ding] mà vào [labung aia ru] bến cảng [Nha Phu]
Địa danh [aia Ru] tức Ninh Hoà nay được hình thành trên một đồng bằng lấy ranh giới về phía tả ngạn (hướng bắc) so với [Krong Ding] mà đầu nguồn của nó chính là [Ea krong Ru] trong tiếng Ê-đê hay [Krong Ru] trong tiếng Cham, có [Cek Muk] (Núi Bà) làm điểm mốc định vị/hướng, hay trong tiếng Ê-đê đọc là [Chư Mư].
Trong tiếng Cham [aia Ru] có nghĩa là xứ nước "đổ như" thác nước, tức vùng đất hình hình thành từ/có con nước chảy ra từ các dòng thác lớn đổ/nhập vào mà thành.
[Nha Phu] là từ Hán-Việt kí âm lại theo từ/tiếng gốc Cham [aia Ru] mà thành, với:
- [aia] /ia:/ --> Nha, có nghĩa là Nước/Xứ
- [ru] /ru:/ --> Phu, có nghĩa là "đổ như" thác nước.
Ngày nay đối với dân đi biển (đường thuỷ), để định vị chính xác [labung aia ru] (vịnh Nha Phu) thường nhìn về [Cek Muk] tức Núi Bà để định hướng thuyền khi lênh đên trên biển mà tìm vào cửa vịnh Nha Phu trú/neo thuyền. Hay theo đường bộ đất liền khi nhìn thấy đỉnh [Cek Muk] này thì coi như đã đến xứ [Aia Ru] (Ninh Hoà nay).
Người Cham có câu: "akaok aia Ru, iku aia Trang" (Đầu xứ Ninh Hòa đuôi xứ Nha Trang) để nói lên sự kiện đoàn người đưa rước vua Poklong Garai đi nhậm chức dài dằng dặc từ đầu Ninh Hoà đến đuôi Nha Trang mới dứt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét