Pics

Pics

2020/03/06

Từ [hamu Lithit] cho đến [Phan Thiết]/[Mang Thít]

Từ [hamu Lithit] cho đến [Phan Thiết]/[Mang Thít]

***

[Phan Thiết] là một địa danh thuộc Bình Thuận ngày nay, nơi còn lưu nhiều dấu tích Champa, trong đó có đền tháp Po Sah Ina, hiện còn đông đảo người Cham sinh sống.
Trước khi có tên gọi Phan Thiết, thì nó (PT) đã từng có các tên gọi như Mang-Thit, Man-Thiết,...theo dòng lịch sử.

[Mang Thít] là một địa danh thuộc tỉnh Vĩnh Long nay, nơi hiện tồn lò gạch cổ Mang Thít ngự bên dòng sông Cổ Chiên và sông Mang-Thít chắn cửa đông, nơi lưu dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng, thuộc hệ thống dòng Mekong.
Ngoài tên gọi Mang Thít như bây giờ thì trước đó Mang-Thít còn có các tên gọi khác như Mân-Thít, Măng-Thít.

Trong tiếng Cham, [hamu lithit] có nghĩa là cánh đồng cạnh biển, trong đó:
- [hamu] /ha-mu:/, hay [huma] /hu-ma:/ có nghĩa là cánh đồng, ruộng,...
- [lathit] hay [lathik]/[lithik] là trường hợp biến âm/đơn âm hoá từ "ala" [tathik]/[tasik], tức "ở dưới" biển mà thành.

--> [[hamu "pak-ala" tasik]] trong quá trình đơn âm hoá trong văn nói chỉ còn [hamu ala tasik] --> [hamu la-sik] --> [mu lasik], đọc như Mu-thí[k] trong tiếng Việt. Mà trong ngôn ngữ Cham, [hamu] hay [huma] --> Mu = Ma là giống nhau không phân biệt.
Khi người Việt tiếp nhận, vào cư ngụ tại trấn Thuận Thành (Ninh Bình Thuận nay) đã đọc trại và biến âm Mang-Thit/Mang Thiết để rồi thành Phan-Thiết như bây giờ. với biến âm Man[g] = Phan rất thông dụng trong Mang Lang (Phan Rang), Mang Rí (Phan Rí), Mang Thiết (Phan-Thiết).
Nhưng tại sao ta lại đưa địa danh Mang Thít tận xứ Vĩnh Long thuộc vùng văn hoá Óc-Eo Khmer vào đây, ta thử xét vài gợi ý sau để có thể lí giải địa danh Mang-Thít này.
- Tuy Mang-Thít thuộc vùng văn hoá Óc-Eo, Khmer cũ nhưng với địa danh Mang-Thít lại không thể truy nguồn được gốc trong ngôn ngữ Khmer này.
- Mang-Thít thuộc trấn Vĩnh Thanh được lập vào năm Minh Mạng 13, nhưng trước đó nơi đây còn lưu dấu đoàn quân Nguyễn Ánh ngược dòng Cổ Chiên tiến sâu vào đất liền. Trong đoàn quân này có nhiều tướng lĩnh thuộc dòng vương tôn của hoàng gia Champa theo Nguyễn Ánh để chống lại quân Tây Sơn đến tận đất này. Vì những đóng góp của mình mà những vương tôn Champa này được Nguyễn Ánh ban Họ (vương tôn) mà trong đó có Họ Cri (Sir) có nghĩa là họ Chế bây giờ.
Ngày nay, trên mảnh đất thuộc cù lao Dài, xã Thanh Bình, Quới Thiện – Vũng Liêm trước đây có khu người Chà sinh sống và hiện có dòng họ Chế đang sống ở ấp Thanh Khê.

Ngoài ra, trên dòng Cổ Chiên còn là chứng nhân lịch sử ghi nhận các trận đánh lớn lịch sử, hay lưu dấu đoàn thuỷ quân của Champa tiến đánh sâu vào đất Khmer trên Biển Hồ.
Từ những dữ kiện trên chúng ta có quyền đặt một giả thiết cho nguồn gốc địa danh [Mang-Thít] từ [Phan-Thiết] khi mà cả hai địa danh này có nhiều dữ kiện ngôn ngữ trùng lập, hay các sự kiện lịch sử.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét