Pics

Pics

2020/03/12

Từ [Bal Huh]-[Bal Lai] cho đến [Cổ Hủ]-[Hoà Lai]

Từ [Bal Huh]-[Bal Lai] cho đến [Cổ Hủ]-[Hoà Lai]

***

[Cổ Hủ] là tục/địa danh thuộc huyện Ninh Hải tỉnh Ninh Thuận, mà ngày nay có tên hành chính là thôn Mỹ Tường.
[Hoà Lai], địa danh gắn liền với Tháp Hoà Lai (Ba Tháp) thuộc huyện Thuận Bắc tỉnh Ninh Thuận, nay là thôn Ba Tháp.
Cả hai địa danh này gắn liền với lịch sử Panduranga từ tk9-tk13, khi mà Champa rơi vào cảnh loạn lạc chiến tranh với bên ngoài, hay đậm nhất là cuộc chiến với quân chiếm đóng đế chế Khmer.
[Bal Huh]-[Bal Lai] đều nằm trong/phụ thuộc thành [Bal Sri Banây] Panduranga, hay có thể nói rằng [Bal Huh]-[Bal Lai] này trở thành "kinh đô tạm" cho vương quốc Vijaya khi thất thế phải lui trú và nhận được sự bảo hộ trong vương quốc Panduranga.

"" Năm 1145, quân đội Khmer dưới sự chỉ huy của vua Suryavarman II, đã chiếm Vijaya và phá hủy các đền tháp ở Mỹ Sơn. Hoàng tử của tiểu vương quốc Vijaya là Rudravarman IV cùng với đứa con trai là Srivanandana chạy sang lánh nạn tại Panduranga. Tại đây, dân chúng và các vương tướng cũ đã tôn vinh hoàng tử Srivanandana lên làm vua Champa ở miền nam lấy vương hiệu là Jaya Harivarman I, Panduranga cấp cho phần đất tại Bal Sri Banây (Nại, Phan Rang) để gầy dựng lại lực lượng, đây là phần đất thuộc [Bal Huh].""
Tại [Bal Huh] này còn có một di tích lịch sử gắn liền với vùng đất, đó là "Danaok Po Bin Nasuar" đền thờ vua/vợ "của" Bin Nasuar (Chế Bồng Nga!, 1316-1361 hay 1328-1373) và một văn khắc đá cạnh đó. Nay gọi là đền Bà, hay đền Bà Đỏ.
Cũng trong không gian của [Bal Huh] này trước đây còn có một làng Cham sinh sống là Bal Raya (thủ đô/làng “của” Xứ sở/rộng lớn) tức làng Bỉnh Nghĩa, đến năm 1937 Bal Raya chuyển vào sâu hơn nằm trong không gian của [Bal Lai], phía Tây của làng Bal Raya này chính là "Bimong Yang Pakran" tức Tháp Hoà Lai ngày nay, đây chính là không gian linh thiêng dành cho thờ tự, xây dựng kiến trúc tôn giáo.
Trong làng còn một đền thờ "Danaok Po Bin Nasuar" được dựng lại sau khi rời khỏi làng cũ tại Bal Huh, để thờ Po Bin Nasuar, hay gọi là đền Ông, làng Bal Raya hiện vẫn còn thờ và chăm nom cả hai ngôi đền và mỗi năm đều lui đến Hòn Đỏ để làm lễ Palao Pasah/Ngap Rija Pasah (nghi lễ cầu đảo, tống uế,...) tại cửa Ngâm (Mỹ Tân, Nhơn Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận).
Như vậy ta thấy làng Bal Raya gắn liền với cả hai khu vực [Bal Huh]-[Bal Lai] này.

Trong tiếng Cham,
[Bal Huh] /ba:l huh/ đọc như Bàn Hủ trong tiếng Việt, có nghĩa là Thủ đô "của" tầng lớp chức sắc. [Bal Huh] trong quá trình kí âm tiếng Việt trở thành Củ Hủ --> Cổ Hủ.

[Bal Lai] /ba:l lai/ đọc như Bàn Lai trong tiếng Việt, có nghĩa là Thủ đô điêu tàn. [Bal Lai] trong quá trình kí âm tiếng Việt chỉ còn giữ lại được Lai để trở thành Thuận Lai --> Hoà Lai --> Ninh Lai --> Hoà Lai theo sự biến đổi từ Thuận Hải-Ninh Thuận nay.
*** Đặt lại vài gạch đầu dòng:
- [Bal Huh]-[Bal Lai]-[Bal Hanguw] cùng với [Bal Sri Banây] (Nại, Ninh Thuận) xuất hiện và gắn chặt với sự chuyển dịch của Vijaya về Panduranga từ tk9-tk13. Vậy cũng có một [Bal Huh]-[Bal Lai]-[Bal Hanguw] cùng với [Bal Sri Banây] ở cố đô Vijaya (Bình Định)!

- [Bal Raya] gắn liền với [Bal Huh] là kinh đô của tầng lớp chức sắc, vậy [Bal Rija] (làng Bỉnh Nghĩa) đã lưu trú trước tại [Bal Huh] (Panduranga) hay di chuyển cùng Vijaya (Bình Định) về đóng đô tạm trên xứ sở Panduranga trong tk9-tk13!, và thờ "Po Bin Nasuar"
- Mộ điểm đáng lưu tâm khi [Bal Raya] (làng Bỉnh Nghĩa) là làng Cham hiện nay còn nhiều người tầm sư và đi theo con đường Tu Sĩ/Chức Sắc, hay lưu giữ nhiều tinh hoa truyền thống Cham. [Bal Huh] trung tâm/kinh đô của tầng lớp Tu sĩ/Chức sắc!

*** Tại câu 67, 134 trong Ariya Nai Mai Mang Makah có chép về Bal Huh như sau:
67. limân mang nager Aia Trang,
      nao Bathinâng, limân tamâ Bal Huh,

     Voi từ xứ Aia Trang (Nha Trang),
     đến (kinh đô) Bathinâng, voi vào (thủ đô) Bal Huh,


134. tuei ribaong trun cek Huh,
        khik glai cek Huh, rimaong Yang Pakran,,

        Xuôi dòng (mương) xuống núi Huh,
        giữ rừng núi Huh, cọp "tại" Yang Pakran (tháp Hoà Lai),,

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét