Pics

Pics

2020/02/29

Từ [krong tanran] hay [tanran] cho đến [Đà Rằng]

Từ [krong tanran] hay [tanran] cho đến [Đà Rằng]

***

Đà Rằng (tức sông Đà Rằng) là một địa danh con sông lớn ở Phú Yên. Mà nơi đầu nguồn thượng lưu người Bahnar gọi nó là Đak Krong (sông Lớn) hay Krong Bar; người Jrai gọi là Krông Pa (sông Lớn) hoặc Ia Pa (sông Pa); người Việt (Kinh) ở tỉnh Gia Lai gọi nó là sông Ba, nơi cuối dòng (hạ lưu) đổ vào biển đông trên đất Phú yên gọi là sông Đà-Rằng. Nhưng ý nghĩa và tên gọi cho nó lại xuất phát từ một nguồn gốc khác, xa hơn từ tên gọi cũ của người Cham.
Trong tiếng Cham [Krong] có nghĩa là Sông; [tanran] có nghĩa là đồng bằng (rộng lớn). [krong tanran] có nghĩa là sông tại/dưới/ở đồng bằng rộng lớn.

Nhưng từ đâu xuất hiện Đà-Rằng ở hạ lưu Krong Pa!
Đó là do lối kí âm sang tiếng Việt từ chữ [tanran] /ta-nrʌn/, đọc như Ta-ran trong tiếng Việt. Và với quy luật biến âm T/Đ trong tiếng Việt ta có tên gọi Đà-Rằng xuất hiện là điều kiện có thể xảy ra nhất.

Ta biết dưới hạ lưu của Krong Pa (tức Sông Ba) này hình thành nên một đồng bằng (ruộng "lúa") rộng lớn [hamu tanran] (chính là đồng bằng Tuy Hoà nay). Cùng với quy luật đặt tên địa danh của người Cham, lấy địa hình địa vật nơi ấy để làm mốc nhận diện đặt tên thì [hamu tanran] cùng với [krong tanran] để đối chiếu dữ liệu cho nguồn gốc địa danh [Đà-Rằng] là hợp lí nhất.
Đó là nguồn gốc tên gọi địa danh [Đà-Rằng], nơi có con sông (rộng lớn) chảy qua đồng bằng (rộng lớn) Phú Yên.
Ngoài ra ta còn có địa danh đập [Đồng Cam] tại đây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét