Pics

Pics

2020/03/27

Từ [Kamraiṅ] hay [Kamlin] cho đến [Cam Ranh] hay [Cam Linh]

Từ [Kamraiṅ] hay [Kamlin] cho đến [Cam Ranh] hay [Cam Linh]

***

[Cam Ranh] là địa danh nay thuộc tỉnh Khánh Hoà, nơi có Cảng Cam Ranh nổi tiếng với địa hình lí tưởng để trở thành một vịnh cảng quan trọng của thế giới có nhiều ưu thế về chiến lược quân sự.
Năm 1653 - khi chúa Nguyễn Phúc Tần lập đơn vị hành chính dinh Thái Khang (nay là tỉnh Khánh Hòa) thì [Cam Ranh] là một phần đất của huyện Vĩnh Xương, thuộc phủ Diên Khánh. Trong sách Đại Nam nhất thống chí có chép về địa giới của huyện Vĩnh Xương như sau: "phía đông giáp biển, phía tây giáp động Mán, phía nam giáp đạo Ninh Thuận, phía bắc giáp huyện Phước Điền".
Trong Toản tập "Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư", tập bản đồ đường xá Việt Nam do Đỗ Bá tự Công Đạo soạn vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVII, đã chú tên "Cam Ranh môn" (cửa biển Cam Ranh). Trong một bản đồ khác cũng có niên đại cuối thế kỷ XVII mang tên "Giáp Ngọ niên bình Nam đồ" của Đoan Quận công Bùi Thế Đạt cũng thấy chép địa danh "Cam Linh môn" (cửa biển Cam Linh) và còn ghi chú thêm: "Cam Linh môn thâm đại" (cửa biển Cam Linh rất sâu).
Như vậy vào TK17, địa danh Cam Ranh/Cam Linh đã được ghi chép rõ ràng và đều chỉ cho địa danh [Cam Ranh] nay thuộc tỉnh Khánh Hoà.

Vậy địa danh [Cam Ranh] hay [Cam Linh] này xuất phát từ ngữ nguyên nào trong tiếng Champa!
Ta biết [Cam Ranh] hay [Cam Linh] là lối kí âm Nôm và Hán-Việt từ địa danh/tiếng bản địa của lớp dân Champa có trước đó tại khu vực này là Kauthara-Panduranga.
Về địa danh này (Cam Ranh) trong tiếng Cham hiện đại Akhar Thrah có từ [Kamlin] /ka-mlɪn/ đọc như Ca-[m]Lin trong tiếng Việt và đó là [Cam Linh] mà người Việt biết sau này.
Liên quan đến địa danh này ta còn tìm thấy một bản văn khắc (bia đá) được tìm thấy trong khuôn viên Tháp Hoà Lai (Ba Tháp, Bắc Phong, Thuận Bắc, Ninh Thuân, Vietnam) tức [Bimong Yang Pakran] mang kí số C.216A (C.216, mặt A), Bia khắc bằng bằng chữ Sanskrit có niên đại TK8, vào năm Śaka 700 (khoảng năm 778 CE). Nội dung tấm bia ghi chép về công việc hiến dâng của cải cho/để phục vụ vị thần chủ của vương quốc Panduranga là Śiva Śrī Vr̥ddheśvara người bảo hộ vương quốc. Trong các của cải hiếng dân bao gồm các của cải quí, nô lệ (người phục vụ, chăm nom đền đài) và các cánh đồng trù phú, và tại dòng 20 mặt A (dòng cuối trong ảnh đính kèm) của tấm bia có liệt kê "cánh đồng/đồng bằng" [kamraiṅkoṣṭhāgāram] đã được dâng cho vị thần chủ của xứ Panduranga được thờ trong [Bimong Yang Pakran] Tháp Hoà Lai này.
Ở đây ta thấy [kamraiṅ] trong chữ [kamraiṅkoṣṭhāgāram] chính là chỉ địa danh [Cam Ranh].
[Kamraiṅ] là ngôn ngữ Cham cổ viết theo Sanskrit mà ngày nay đã thay bằng lối chữ Akhar Thrah hiện đại hơn và được ghi bằng [Kamlin] để chỉ [CamLinh]. Vậy tại sao lại có hai lối đọc cho địa danh [Cam Ranh]! Đó là do lối kí âm theo từng phương ngữ Champa, cùng một chữ viết nhưng có nhiều lối phát âm theo phương ngữ. Đơn cử như tên làng [Palei Caklaing] (Làng dệt Mỹ Nghiệp ngày nay) thì cũng có hai lối đọc thông dụng trong Cham và được kí âm trong tiếng việt là Làng Nha Trinh hay Nha Tranh (có đâp Nha Trinh/Nha Tranh trên dòng Sông Cái Phan Rang cạnh tháp Chàm). Và đó cũng là nguyên do cho lối kí âm từ [Kamraiṅ] mà thành [Cam Ranh]/[Cam Linh].


*** Vậy từ bản văn khắc số C.216A này đã chỉ cho chúng ta biết:
    1.Nguồn gốc tên gọi cho địa danh [Cam Ranh]/[Cam Linh] xuất phát ngữ nguyên/địa danh [kamraiṅ] trong tiếng Cham.
     2. Địa phận/đồng bằng Cam Ranh trong tk8 thuộc về vương quốc Panduranga (Phan Rang) chứ không phải Kauthara (Khánh Hoà).


Cảng Cam Ranh (1985)


Từ [Hang Daknan] cho đến [Đà Nãng] hay [Tourane]

Từ [Hang Daknan] cho đến [Đà Nãng] hay [Tourane]

***


Về danh xưng Đà Nẵng/Đà Nãng trước nay đã có nhiều học giả đưa ra nhiều lời giải thích hay các giả thuyết về danh xưng cho mảnh đất này, nhưng cho đến nay vẫn chưa có hồi kết. Nay ta thử xét vài gạch đầu dòng như thể đặt vấn đề hay có thể chọn một lối hợp lí hơn cả.
- Về ghi chép xưa nhất có chép lại về danh xưng Đà Nẵng này là trong Ô Châu Cận Lục – Dương Văn An (1555!), chữ Hán-Việt ghi: 沱㶞 hoặc 陀㶞, “Đà Nẵng” trong OCCL này để chỉ cho cửa biển Đà Nẵng. (tức cửa Hàn nay).
- Xưa, đất này vốn thuộc Xứ Amaravati (Champa), vào thời thịnh trị của nó, nơi đây cùng thương cảng Hội An (FaiFo) tấp nập thuyền buôn khắp nơi đổ về. Trước khi Amaravati đổi thành Châu Lý trong sính lễ cưới Chế Mân-Huyền Trân cùng với Xứ Inrapura (Châu Ô), thì trước đó (trước 1306) tại thương cảng này đã có nhiều thương nhân người Hoa thường lui tới [Kabung Hang] tức Vụng Hàn để họp chợ (Kẻ Hàn) buôn bán cùng với người Champa trước cả khi người Việt chính thức bước chân vào xứ này và xuất hiện danh xưng Hàn Càng, Hành Càng, Hàn hay Hành rõ rang là một kí âm của nhóm người Hoa (tại Kẻ Hàn) này đặt cho [Kabung Hang] tức [Vụng Hàn].
- Từ tk 16-18 cho đến 1899 tên gọi Tourane chính thức thành tên gọi một đơn vị hành chính của Đà Nẵng ngày nay thì trong các ghi chép của các giáo sĩ, thương nhân phương Tây lui tới đất này đã kí âm địa danh này như Turon, Toron, Taraon, Touan, Touane, Touron, Turson, Tourane. Tuy đây là lối kí âm của phương Tây nhưng đa phần là kí âm lại âm đọc của nhóm người Hoa (Hải Nam) hoặc do một hoa tiêu hay phiên dịch người Hoa đọc giúp về danh xưng này.
- Ngoài ra Đà Nẵng còn có vài tên gọi (phương ngữ) khác cũng rất thong dụng có lien quan như: Kẻ Hàn, Hàn Thị, Tu Rang, Tu Nân, Đà Nãng Đà Nhương (Đà Nẵng),…
Vậy, các kí âm về danh xưng cho địa danh Đà Nẵng như được nêu ở trên xuất phát từ đâu, từ nguyên hay ý nghĩa của nó từ đâu mà có?
Để đi tìm hiểu ngữ nghĩa của địa danh này, chúng ta cần đặt nó vào một không gian hay một đặc điểm vùng miền mà sự ảnh hưởng, hay nét đặc trưng của nó vẫn còn hiện tồn trong nét sống, văn hoá,…Đó là chúng ta cùng dời nó vào một không gian thuộc xứ Amaravati (Champa), nhờ đó để có thể tìm kiếm tính đồng dạng hay sự khác biệt mà chúng ta còn chưa lí giải được.

Nếu trong bài trước chúng ta đã chỉ ra [Kabung Hang] là ngữ nguyên cho danh xưng địa danh [Vụng Hàn] hay [Vịnh Đà Nẵng] thì rõ rang [Tourane] hay [Đà Nẵng] cũng thuộc vào không gian ngữ nguyên của [Hang]/[Hàn] này.
Trong ngôn ngữ tiếng Cham chúng ta truy tầm được từ [Hang Daknan] với
[hang] /haŋ/ có nghĩa là Bực/vực/bờ (đá); đọc như Han[g] trong tiếng Việt.
[Daknan] /dak-nan/ có nghĩa là “nước” rộng-lớn. Đọc như Đa[k]-Nan trong tiếng Việt.
[Hang Daknan] có nghĩa là vùng đất/nước có bực “đá” rộng lớn.
Trong từ [Hang Daknan] này chỉ có Daknan là mấu chốt mà chúng ta cần chú ý nhiều hơn cả. Trong ngôn ngữ tiếng Cham phổ thong (hiện đại) tức Akhar Thrah mà người Cham đang sử dụng ngày này thì hầu như chúng ta sẽ ít chú ý/để ý đến chữ [Daknan], bởi nó thuộc một lớp từ cổ hơn có tính bao quát rộng, hay ngay chữ [Hang] cũng dần ít sử dụng bởi ngữ cảnh sinh hoạt của người Cham không còn lien hệ trực tiếp với Biển, nơi địa hình cấu tạo thành Bực “đá” để có thể sử dụng trong văn nói thong dụng như một kênh bảo tồn-tiếp biến thứ chữ ấy, nó mất dần đi, hay bị phủ mất cái lớp nghĩa đầu là chuyện dễ thấy.
Ngôn ngữ có tính tiếp biến/phái sinh để hình thành nên các dạng về ngữ-nghĩa đa dạng hơn trong quá trình phát triển của nó. Với [Daknan] cũng là một dạng tương tự. Ta thấy tiền tố “Dak” ghép với một hậu tố “nan” để sinh ra một ngữ nghĩa mới, với “Dak” có nghĩa gốc là “Nước” có gốc cổ Nam Á-Nam Đảo và tính phổ quát rộng lớn đồng dạng trong nhóm ngôn ngữ mà ta thấy như:
   - Cham: Dak
   - Rahde: Dak
   - Mạ: Dah
   - Stieng: Dah
   - Mường: Dak, Dac
   - Môn: Daik, dak
   - Katu: Dok
   - Sre: Dak
   - Rengao: Dak, nak
   - Mnong: Dak
   - V.v… Hay như người Huế vẫn gọi Nước = Nác

Liệt kê như trên để chúng ta có thể thấy nguyên gốc âm cổ của nó có nghĩa là Nước. Và từ Nước này khi ghép với một hậu tố đi kèm để có thể định danh hay mô tả một đặc điểm, định danh cho địa danh đó. Như: Dak-To, Dak-Lak, Dak-Nong, Dak-nan,…
Và với [Daknan] thuộc Amaravati (Champa) này nó đã tiếp biến và phái sinh ra từ gốc “Dak” – Nước với một hậu tố “nan” để trở thành [Daknan] một định danh, tên gọi cho một vùng đất.
Nhưng [Daknan] đã có thể trở thành địa danh Đà-Nãng được ghi trong OCCL rồi thì [Hang] trở thành địa danh [Hàn] liệu có còn hợp lí hay dư thừa cho Đà Nẵng nay hay không? Tất nhiên, việc một vùng đất có nhiều tên địa danh là điều dễ hiểu khi người sau tiếp cận/tiếp nhận đã không hiểu đủ về cái tên cũ hay hiểu hết lớp nghĩa đầu của nhóm dân có trước đó (Champa).
Vậy đâu là tên gọi đầy đủ mô tả đủ cả ngữ-nghĩa, kí âm cho địa danh này? Và không khác hơn khi ta gọi đủ [Hang daknan] = [Hàn Đà-nãng] có nghĩa là vùng đất/nước/xứ rộng-lớn được hình thành do bởi/có dãi bực “đá”. Với tên gọi này nó đã mô tả đầy đủ cho đặc điểm nổi bật của địa danh và diễn lối kí âm phù hợp cho Đà-nãng hay Tourane.

“Đi mô cho khỏi đất Hàn,
đi năm ba tháng cũng lai hoàn Tourane.”




2020/03/24

Từ [kabung hang] cho đến [Vụng Hàn] hay [Cửa Hàn]

Từ [kabung hang] cho đến [Vụng Hàn] hay [Cửa Hàn]

***

Vụng Hàn hay Vịnh Đà Nẵng là địa danh nổi tiếng của Đà Nẵng (Tourane), nguyên nơi đây là một bến cảng, vịnh nơi có con sông Hàn (Krong Hang) tên con sông phía cuối dòng có cửa lớn [Pabah praong] đổ vào [kabung hang] vịnh Đà nẵng.
Đà Nẵng vốn thuộc cố đô Amaravati của Champa xưa. Nên việc định danh từ nguyên cho địa danh [HÀN] theo hướng ngữ nguyên xuất phát từ tiếng Cham là điều hợp lí hơn cả.
Trong tiếng Cham: [kabung hang] có;
- [Kabung] /ka-buŋ˨˩/ có nghĩa là Vũng/Vịnh
- [hang] /haŋ/ có nghĩa là Bực/vực/bờ (đá); đọc như Han[g] trong tiếng Việt.

[kabung hang] có nghĩa là Vụng/vịnh "biển" được hình thành/tạo thành từ những Bực/vực đá "sâu".
Và như ta thấy/quan sát từ thực tế của Vụng Hàn/Vịnh Đà Nẵng này được hình thành/bao bọc lấy nó là những dãi bực đá sâu tạo thành một dãi tường đá ăn sâu vào trong đất liền tạo thành một vùng vịnh/cảng nổi tiếng.
Trong từ điển Việt-Hoa-Pháp (1937) của Gustave Hue có chú Hàn là đá (vd: đá hàn [écucil, récif]; cửa Hàn: nom de Tourane])
Hay trong từ điển của Al.de Rhodes (1624) ghi Hang = han (chỉ cho địa danh này).
Còn Auguste Haussman (1645) thì ghi Cua Han "hane". (Tức Cửa Hàn)

Trong tâm thức dân Huế còn ám chỉ [Hàn] tức Đà nẵng trong câu nói "đi xe lửa vô Hàn".
Và chúng ta thấy từ [Hang] gốc từ tiếng Cham có nghĩa là Bực/Vực/Bờ/Ghềnh "đá" mà sinh ra tiếng tên gọi cho địa danh Hàn/Cửa Hàn/Sông Hàn/Vụng Hàn (Vịnh Đà nẵng).






2020/03/13

Từ [Tambok Ralang] và [Tambok Randaih] đến [Gò Đền] và [Gò Sạn]

Từ [Tambok Ralang] và [Tambok Randaih] đến [Gò Đền] và [Gò Sạn]

***

Gò Đền và Gò Sạn là hai địa danh nay thuộc Tân hải, Ninh hải, Ninh Thuận, cả hai làng đều là giáo dân từ Nam Định (hay giáo xứ Nam Định) theo Cha Cố mà vào lưu trú tại đất này từ những năm đầu tk20 (1909), Gò Sạn là họ lẻ tách ra từ Gò Đền và thành lập sau Gò Đền. Cả hai làng đều lập trên đất mà trước đây đều thuộc [Bal Lai], nơi có đền tháp [Bimong Yang Pakran] tức Tháp Hoà Lai nay, đây là vùng đất linh thiêng nằm phía Tây của [Bal Lai] dùng để lập khu thờ tự, bao quanh là rừng đầy cọp beo thú dữ.
Hai làng được lập trên hai Gò đất cao mà người Cham gọi [Tambok Ralang] tức [Gò Đền], [Tambok Randaih] tức [Gò Sạn], địa thế nơi đây đổ dốc dần từ phía Tây-Đông, mà hai bên đường cái quan trũng sâu ngập đầy nước, trước đây riêng cánh đồng phía tây đường cái quan mới trồng được lúa, phía đông nó mọc đầy cỏ Tranh (Tranh săn lợp mái nhà).
Trong tiếng Cham
-- [Tambok Randaih] /ta-ɓo:ʔ Ra-ɗɛh/ . Với,
        [Tambok] có nghĩa là Gò, đồi
        [Randaih] có nghĩa là Sạn, sỏi
Nguyên đây là một cái gò đất cao, mà lớp đất của nó pha nhiều hạt sạn, sỏi trong đó. Chính là nơi mà Họ lẻ từ Gò Đền tách ra đến đây lưu trú phía sau [Bimong Yang Pakran] tức Tháp Hoà Lai gọi là xóm [Gò Sạn], và cái tên này được đặt bởi do đặc tính địa chất lớp đất ở Gò này mà ra.

-- [Tambok Ralang] /ta-ɓo:ʔ Ra-la:ŋ/ . Với [Ralang] có nghĩa là Tranh săn (một loại tranh dùng lợp mái nhà).

Nhưng cái tên [Tambok Ralang] chỉ mô tả đặc trưng của cái đồi này thôi, bởi trước đây xung quanh cái Gò này mọc đầy cỏ tranh nên mới có tục danh theo tiếng Cham gọi là [Tambok Ralang] tức Gò Cỏ Tranh, còn cái tên [Gò Đền] xuất hiện là bởi một đặc điểm khác có trên cái Gò Tranh này. Đó là vào những năm đầu tk20 khi giáo họ Nam Định (Giáo họ Gò Đền nay) theo chân Cố Kim (R.P.Geoffroy) đến đất này vào những năm 1909! đừng chân và chọn [Tambok Ralang] này mà lập họ đạo lại trên Gò này. Lúc mới đến ở trung tâm/đỉnh của cái Gò này vẫn còn một cái Đền thờ của người Cham gọi là Danaok Yang nơi đó, dù có phần đổ nát do thời cuộc và không được chăm nom, bởi lúc này người Cham cũng lánh chạy khắp nơi. Rồi ngay trên nền của Danaok Yang này được giáo dân cùng nhau dựng lên nhà thờ để sinh hoạt đạo. Và đó cũng chính là nguồn gốc sinh ra [Gò Đền] từ [Tambok Ralang] nơi có cái Đền cũ của người Cham.
Trong khuôn viên mặt trước hướng đông của [Bimong Yang Pakran] Tháp Hoà Lai là một cái hồ nước rộng kết nối với một con suối dẫn nước đi qua và kết nối Gò Sạn - Gò Đền mà đổ vào [Kabung SriBanây] Đầm Nại. Nay cả cái hồ (mà có thể trước đó có lẽ sẽ trồng đầy sen tuân theo nguyên tắc của khuôn viên thờ tự của đền tháp Champa), và con suối ấy cũng bị san lấp để làm ruộng lúa.


Giáo Xứ Gò Đền
Giáo Xứ Gò Sạn


2020/03/12

Từ [Bal Huh]-[Bal Lai] cho đến [Cổ Hủ]-[Hoà Lai]

Từ [Bal Huh]-[Bal Lai] cho đến [Cổ Hủ]-[Hoà Lai]

***

[Cổ Hủ] là tục/địa danh thuộc huyện Ninh Hải tỉnh Ninh Thuận, mà ngày nay có tên hành chính là thôn Mỹ Tường.
[Hoà Lai], địa danh gắn liền với Tháp Hoà Lai (Ba Tháp) thuộc huyện Thuận Bắc tỉnh Ninh Thuận, nay là thôn Ba Tháp.
Cả hai địa danh này gắn liền với lịch sử Panduranga từ tk9-tk13, khi mà Champa rơi vào cảnh loạn lạc chiến tranh với bên ngoài, hay đậm nhất là cuộc chiến với quân chiếm đóng đế chế Khmer.
[Bal Huh]-[Bal Lai] đều nằm trong/phụ thuộc thành [Bal Sri Banây] Panduranga, hay có thể nói rằng [Bal Huh]-[Bal Lai] này trở thành "kinh đô tạm" cho vương quốc Vijaya khi thất thế phải lui trú và nhận được sự bảo hộ trong vương quốc Panduranga.

"" Năm 1145, quân đội Khmer dưới sự chỉ huy của vua Suryavarman II, đã chiếm Vijaya và phá hủy các đền tháp ở Mỹ Sơn. Hoàng tử của tiểu vương quốc Vijaya là Rudravarman IV cùng với đứa con trai là Srivanandana chạy sang lánh nạn tại Panduranga. Tại đây, dân chúng và các vương tướng cũ đã tôn vinh hoàng tử Srivanandana lên làm vua Champa ở miền nam lấy vương hiệu là Jaya Harivarman I, Panduranga cấp cho phần đất tại Bal Sri Banây (Nại, Phan Rang) để gầy dựng lại lực lượng, đây là phần đất thuộc [Bal Huh].""
Tại [Bal Huh] này còn có một di tích lịch sử gắn liền với vùng đất, đó là "Danaok Po Bin Nasuar" đền thờ vua/vợ "của" Bin Nasuar (Chế Bồng Nga!, 1316-1361 hay 1328-1373) và một văn khắc đá cạnh đó. Nay gọi là đền Bà, hay đền Bà Đỏ.
Cũng trong không gian của [Bal Huh] này trước đây còn có một làng Cham sinh sống là Bal Raya (thủ đô/làng “của” Xứ sở/rộng lớn) tức làng Bỉnh Nghĩa, đến năm 1937 Bal Raya chuyển vào sâu hơn nằm trong không gian của [Bal Lai], phía Tây của làng Bal Raya này chính là "Bimong Yang Pakran" tức Tháp Hoà Lai ngày nay, đây chính là không gian linh thiêng dành cho thờ tự, xây dựng kiến trúc tôn giáo.
Trong làng còn một đền thờ "Danaok Po Bin Nasuar" được dựng lại sau khi rời khỏi làng cũ tại Bal Huh, để thờ Po Bin Nasuar, hay gọi là đền Ông, làng Bal Raya hiện vẫn còn thờ và chăm nom cả hai ngôi đền và mỗi năm đều lui đến Hòn Đỏ để làm lễ Palao Pasah/Ngap Rija Pasah (nghi lễ cầu đảo, tống uế,...) tại cửa Ngâm (Mỹ Tân, Nhơn Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận).
Như vậy ta thấy làng Bal Raya gắn liền với cả hai khu vực [Bal Huh]-[Bal Lai] này.

Trong tiếng Cham,
[Bal Huh] /ba:l huh/ đọc như Bàn Hủ trong tiếng Việt, có nghĩa là Thủ đô "của" tầng lớp chức sắc. [Bal Huh] trong quá trình kí âm tiếng Việt trở thành Củ Hủ --> Cổ Hủ.

[Bal Lai] /ba:l lai/ đọc như Bàn Lai trong tiếng Việt, có nghĩa là Thủ đô điêu tàn. [Bal Lai] trong quá trình kí âm tiếng Việt chỉ còn giữ lại được Lai để trở thành Thuận Lai --> Hoà Lai --> Ninh Lai --> Hoà Lai theo sự biến đổi từ Thuận Hải-Ninh Thuận nay.
*** Đặt lại vài gạch đầu dòng:
- [Bal Huh]-[Bal Lai]-[Bal Hanguw] cùng với [Bal Sri Banây] (Nại, Ninh Thuận) xuất hiện và gắn chặt với sự chuyển dịch của Vijaya về Panduranga từ tk9-tk13. Vậy cũng có một [Bal Huh]-[Bal Lai]-[Bal Hanguw] cùng với [Bal Sri Banây] ở cố đô Vijaya (Bình Định)!

- [Bal Raya] gắn liền với [Bal Huh] là kinh đô của tầng lớp chức sắc, vậy [Bal Rija] (làng Bỉnh Nghĩa) đã lưu trú trước tại [Bal Huh] (Panduranga) hay di chuyển cùng Vijaya (Bình Định) về đóng đô tạm trên xứ sở Panduranga trong tk9-tk13!, và thờ "Po Bin Nasuar"
- Mộ điểm đáng lưu tâm khi [Bal Raya] (làng Bỉnh Nghĩa) là làng Cham hiện nay còn nhiều người tầm sư và đi theo con đường Tu Sĩ/Chức Sắc, hay lưu giữ nhiều tinh hoa truyền thống Cham. [Bal Huh] trung tâm/kinh đô của tầng lớp Tu sĩ/Chức sắc!

*** Tại câu 67, 134 trong Ariya Nai Mai Mang Makah có chép về Bal Huh như sau:
67. limân mang nager Aia Trang,
      nao Bathinâng, limân tamâ Bal Huh,

     Voi từ xứ Aia Trang (Nha Trang),
     đến (kinh đô) Bathinâng, voi vào (thủ đô) Bal Huh,


134. tuei ribaong trun cek Huh,
        khik glai cek Huh, rimaong Yang Pakran,,

        Xuôi dòng (mương) xuống núi Huh,
        giữ rừng núi Huh, cọp "tại" Yang Pakran (tháp Hoà Lai),,

2020/03/10

Từ [Yang Bakran]/[Yang Pakran] hay [kabung pakran] cho đến [Vụng Căng]/[Vụng Găng] hay [Vịnh Vĩnh Hy]

Từ [Yang Bakran]/[Yang Pakran] hay [kabung pakran] cho đến [Vụng Căng]/[Vụng Găng] hay [Vịnh Vĩnh Hy]

***

[I]. Vịnh Vĩnh Hy là một địa danh nổi tiếng của Ninh Thuận ngày nay, với vịnh nước trong xanh lặng gió có thắng cảnh đẹp, là nơi lưu trú của nhiều loại tàu thuyền trong khu vực. Trước khi có cái tên Vĩnh Hy như ngày nay, thì trước đó, nó (Vĩnh Hy) còn trải qua hai tên gọi khác nhau là Vụng Căng (trong sách Hoàng Việt nhất thống dư địa chí) hay Vụng Găng còn được chép lại trong tập bản đồ An Nam Đại Quốc Hoạ Đồ (1838). Nhưng lịch sử và nguồn gốc tên gọi của nó vẫn còn chưa tỏ. Trong bài viết này chúng ta thử đi định hình lại không gian lịch sử và tên gọi cho vùng địa danh này.
Vịnh Vĩnh Hy hay Vụng Căng/Vụng Găng, nằm trong không gian ảnh hưởng và là cửa ngõ đông bắc của thủ đô Bal Sri Banây (Nại, Phan Rang) hay Bal Virapura (Panduranga) trong và trước TK9. Cũng tại Bal Sri Banây (Nại, Phan Rang) còn tồn tại Tháp Hoà Lai (Ninh thuận) mà người Cham hiện nay vẫn hay gọi là “Bimong Yang Pakran”.
*** Vài sự kiện lịch sử liên quan đến “Bimong Yang Pakran” tức Tháp Hoà Lai (Ba Tháp, Ninh Thuận):
- Năm 787 sau khi Satyavarman từ trần, quân Java từ ngoài khơi lại tràn vào Virapura cướp phá, sát hại rất nhiều binh sĩ và dân chúng, phá tháp Hòa Lai thờ thần Bhadradhipatisvara tại Virapura. Quân Java chia ra làm hai nhóm, một nhóm bắt nhiều phụ nữ cùng báu vật chở về nước, một nhóm khác chiếm giữ Panduranga.
- Năm 799, phải hơn mười năm sau Indravarman I mới đuổi được quân Java ra khỏi biển khơi để kiến thiết lại xứ sở. Tại Virapura, nhà vua xây lại tháp Hòa Lai bằng ba tháp mới, thờ các thần Indrabhadresvara, Sankara và Narayana. Cũng mất m ột thời gian dài Indravarman I mới dẹp yên được một số giặc giã nổi lên từ khắp nơi, như tại Candra (phía bắc), Indra (đông-bắc), Agni (phía đông), Yama (đông-nam), quan trọng nhất là loạn Yakshas (phía nam). Yakshas là những bộ lạc Thượng cư ngụ trên lãnh thổ đế quốc Angkor chứ không phải là quân Khmer (nay thuộc Thái Lan).
- Từ những năm 944 và 945, với sự lớn mạnh của mình, quân Khmer từ Angkor đã xâm chiếm khu vực Kauthara của người Cham.
- Năm 1080, quân đội Khmer lại tấn công Vijaya và các trung tâm khác ở miền Bắc Champa.
- Năm 1145, quân đội Khmer dưới sự chỉ huy của vua Suryavarman II, người đã xây dựng Angkor Wat, đã chiếm Vijaya và phá hủy các đền tháp ở Mỹ Sơn. Vua Khmer sau đó đã tấn công và chiếm toàn bộ miền Bắc Champa, hoàng tử của tiểu vương quốc Vijaya là Rudravarman IV cùng với đứa con trai là Srivanandana chạy sang lánh nạn tại Panduranga. Tại đây, dân chúng Pandurang còn tôn vinh hoàng tử Srivanandana lên làm vua Champa ở miền nam lấy vương hiệu là Jaya Harivarman I, cấp cho phần đất tại Bal Sri Banây (Nại, Phan Rang) để gầy dựng lại lực lượng, vào năm 1149, Với sự hỗ trợ của quân đội Panduranga, vua Jaya Harivarman I xuất quân ra bắc tấn công Vijaya (lúc này đang bị quân Khmer chiếm giữ) và giết được tổng tư lệnh quân viễn chinh Cao Miên là hoàng tử Harideva, tức là em rể của vua nước này để dành lại Vijaya. Đánh dấu kết thúc cuộc chiến kéo dài 75 năm giữa Champa và Khmer.
- Năm 1167, Jaya Indravarman IV lên ngôi tại Bal Sri Banây (Nại, Phan Rang), sau đó ông dời đô đến Bal Haguw (tại Vijaya).

*** Truyền thuyết gắn liền với “Bimong Yang Pakran” tức Tháp Hoà Lai (Ba Tháp, Ninh Thuận):
Tháp Hoà Lai gắn liền với câu chuyện truyền miệng trong dân gian qua cuộc thi dựng Tháp “ khi người Khmer xâm chiếm lãnh thổ Chiêm thành, PoKlong Garai ra điều kiện xây thi xây tháp, PoKlong Garai dựng tháp tại Bal Lai, còn người Khmer thì dựng tháp tại Bal Huh. Nếu ngài xong trước thì người Khmer phải rút quân về, còn nếu ngài thua thì phải nhượng đất cho họ. Ỷ vào số đông và tài xây tháp của mình, người Khmer nhận lời thách. PoKlong Garai truyền cho dân chúng lấy tre làm khung, lấy giấy phết làm gạch. Chờ người Khmer sắp hoàn thành tháp của họ, nhân đêm tối ngài cho dựng mấy cây tháp bằng tre, giấy lên. Sáng sớm tinh sương, người Khmer ngủ dậy, thấy tháp của người Chăm đã mọc lên sừng sững, họ đành chịu thua và rút quân về nước. Sau khi đã lo cho dân được ấm no, vua PoKlong Garai hóa thân về trời và trở thành vị thần che chở cho dân chúng.”

Qua các dữ kiện trên chúng ta có thể nhận thấy “Bimong Yang Pakran” có không gian bối cảnh hình thành, gắn liền với thủ đô Bal Sri Banây (Nại, Phan Rang) trong tk9-tk12, được xây dựng trên nền cũ của tháp Hoà Lai thờ Bhadradhipatisvara trước đó để thờ các thần Indrabhadresvara, Sankara và Narayana.
Cũng tại đây (Bal Sri Banây) chứng kiến bao biến cố loạn lạc của Champa dưới áp lực của đế chế Khmer. Bal Sri Banây (Panduranga) trở thành một Bal Sri Banây (Vijaya) thu nhỏ, hay có quan hệ mật thiết với nhau. Điểm này chúng ta đã chứng minh về mặt địa danh giữa Nại (Ninh Thuận) và Thị Nại (Qui Nhơn) trong bài trước.
Tại thủ đô Bal Sri Banây (Nại, Phan Rang) , tháp Hoà Lai đã bao lần đổi chủ là cũng bao lần thay đổi vị thần trong hệ thống thờ tự, hay trở thành “Bimong baluw” – tháp hoang khi hệ thống vương quyền kế tiếp không tiếp nhận, hay chuyển dịch thủ đô,…mà trong bài “Vì sao Tháp Hoà Lai không được Panduranga thờ tự” bởi “Tính chính thống” của nó đối với dân chúng sở tại.
Từ tk12 trở về sau, các thủ đô của Panduranga đã chuyển dịch theo lịch sử, Bal Sri Banây (Nại, Phan Rang) nơi có quần thể đền tháp Hoà Lai trở thành thứ yếu, mất đi vai trò trung tâm quyền lực của nó, để đến bây giờ người dân Panduranga gọi là “Bimong Yang Pakran” tức “Đền tháp (thờ) thần không chính thống, hay thuộc/nằm trong/tại vương đô không chính thức (thuộc Vijaya tạm thời trong đất Panduranga), hay đã nằm dưới sự kiểm soát của Khmer không chính thống tại vùng đất Panduranga (Champa) này.

Về mặt kiến trúc, hệ thống đền tháp Hoà Lai (Ninh Thuận, tk 8-9) có bố cục với 3 Tháp chính (Kalan) để thờ 3 vị thần riêng biệt, điểm này có tính đồng dạng với hệ thống đền tháp Chiên Đàn (xã Tam An, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam, tk10-11), tháp Dương Long (Tây Sơn, Bình Định, tk12-13) hay Tháp Đôi (Qui Nhơn, Bình Định, tk12).
[II]. Nằm trong thủ đô Bal Sri Banây (Nại, Phan Rang) tại cửa ngõ tiếp cận phía đông bắc là [Vụng Căng]/[Vụng Găng] tức [Vịnh Vĩnh Hy] ngày nay. [Vụng Căng] chịu sự quản lí của Bal Sri Banây, là một vụng biển để làm nơi cập bến, hay neo đậu tàu thuyền khi vào đất Panduranga tại Bal Sri Banây nơi cửa này để buôn bán, trao đổi vật phẩm giao thương. Và thế nó (Vụng Căng) cũng được người Cham gọi là [Kabung Pakran], tức vũng/vịnh (thuộc) vùng đất (thần yang) không chính thống/chính thức của Panduranga sau tk12.
[Kabung Pakran] /ka-buŋ pa-krʌn/ . Trong văn nói đơn âm hoá chỉ còn [Kabung kran] để [Kabung] --> Vụng/Vịnh (bến cảng); [kran] / krʌn / đọc như K[r]an trong tiếng Việt  khi kí âm [Kr] (âm đánh lưỡi) mà thành C/G trong Căng/Găng.
[Kabung Pakran] --> [Kabung kran] --> [bung kran] --> [Vụng Căng]/[Vụng Găng] --> [Vịnh Vĩnh Hy].

2020/03/06

Từ [hamu Lithit] cho đến [Phan Thiết]/[Mang Thít]

Từ [hamu Lithit] cho đến [Phan Thiết]/[Mang Thít]

***

[Phan Thiết] là một địa danh thuộc Bình Thuận ngày nay, nơi còn lưu nhiều dấu tích Champa, trong đó có đền tháp Po Sah Ina, hiện còn đông đảo người Cham sinh sống.
Trước khi có tên gọi Phan Thiết, thì nó (PT) đã từng có các tên gọi như Mang-Thit, Man-Thiết,...theo dòng lịch sử.

[Mang Thít] là một địa danh thuộc tỉnh Vĩnh Long nay, nơi hiện tồn lò gạch cổ Mang Thít ngự bên dòng sông Cổ Chiên và sông Mang-Thít chắn cửa đông, nơi lưu dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng, thuộc hệ thống dòng Mekong.
Ngoài tên gọi Mang Thít như bây giờ thì trước đó Mang-Thít còn có các tên gọi khác như Mân-Thít, Măng-Thít.

Trong tiếng Cham, [hamu lithit] có nghĩa là cánh đồng cạnh biển, trong đó:
- [hamu] /ha-mu:/, hay [huma] /hu-ma:/ có nghĩa là cánh đồng, ruộng,...
- [lathit] hay [lathik]/[lithik] là trường hợp biến âm/đơn âm hoá từ "ala" [tathik]/[tasik], tức "ở dưới" biển mà thành.

--> [[hamu "pak-ala" tasik]] trong quá trình đơn âm hoá trong văn nói chỉ còn [hamu ala tasik] --> [hamu la-sik] --> [mu lasik], đọc như Mu-thí[k] trong tiếng Việt. Mà trong ngôn ngữ Cham, [hamu] hay [huma] --> Mu = Ma là giống nhau không phân biệt.
Khi người Việt tiếp nhận, vào cư ngụ tại trấn Thuận Thành (Ninh Bình Thuận nay) đã đọc trại và biến âm Mang-Thit/Mang Thiết để rồi thành Phan-Thiết như bây giờ. với biến âm Man[g] = Phan rất thông dụng trong Mang Lang (Phan Rang), Mang Rí (Phan Rí), Mang Thiết (Phan-Thiết).
Nhưng tại sao ta lại đưa địa danh Mang Thít tận xứ Vĩnh Long thuộc vùng văn hoá Óc-Eo Khmer vào đây, ta thử xét vài gợi ý sau để có thể lí giải địa danh Mang-Thít này.
- Tuy Mang-Thít thuộc vùng văn hoá Óc-Eo, Khmer cũ nhưng với địa danh Mang-Thít lại không thể truy nguồn được gốc trong ngôn ngữ Khmer này.
- Mang-Thít thuộc trấn Vĩnh Thanh được lập vào năm Minh Mạng 13, nhưng trước đó nơi đây còn lưu dấu đoàn quân Nguyễn Ánh ngược dòng Cổ Chiên tiến sâu vào đất liền. Trong đoàn quân này có nhiều tướng lĩnh thuộc dòng vương tôn của hoàng gia Champa theo Nguyễn Ánh để chống lại quân Tây Sơn đến tận đất này. Vì những đóng góp của mình mà những vương tôn Champa này được Nguyễn Ánh ban Họ (vương tôn) mà trong đó có Họ Cri (Sir) có nghĩa là họ Chế bây giờ.
Ngày nay, trên mảnh đất thuộc cù lao Dài, xã Thanh Bình, Quới Thiện – Vũng Liêm trước đây có khu người Chà sinh sống và hiện có dòng họ Chế đang sống ở ấp Thanh Khê.

Ngoài ra, trên dòng Cổ Chiên còn là chứng nhân lịch sử ghi nhận các trận đánh lớn lịch sử, hay lưu dấu đoàn thuỷ quân của Champa tiến đánh sâu vào đất Khmer trên Biển Hồ.
Từ những dữ kiện trên chúng ta có quyền đặt một giả thiết cho nguồn gốc địa danh [Mang-Thít] từ [Phan-Thiết] khi mà cả hai địa danh này có nhiều dữ kiện ngôn ngữ trùng lập, hay các sự kiện lịch sử.


Từ [T'nun], [T'nưng]/[T'dung] cho đến [Tà Nung]/[Tà Đùng]

Từ [T'nun], [T'nưng]/[T'dung] cho đến [Tà Nung]/[Tà Đùng]

***

[Tà Nung] là một địa danh cổ trên đất Lâm Đồng nay, nơi vốn là vùng đất cư trú lâu đời của nhóm Srê (K'Ho), cách thành phố Đà Lạt quãng 17km về phía Tây Nam.
[Tà Đùng] là địa danh trên đất DakNong ngày nay, là địa danh cổ của nhóm người Mạ, Stiêng xứ Đồng Nai thượng.
Trong nhóm ngôn ngữ K'Ho, [bon T'nun], [T'nưng] đọc là: bon Tơ-Nun[g] , mà người Pháp khi đến vùng đất này đã kí âm bằng [Teurnoun] có nghĩa là mặt hồ (hình cái giếng), tức vùng đất được hình thành có mặt bằng như hình cái hồ/giếng treo cao. Và khi ta xét về địa hình Tà Nung (xem hình) rõ là địa hình Tà Nung như một lòng chảo trũng, bao bọc xung quanh bằng những dãy núi, như tạo thành một cái hồ/giếng tự nhiên trên cao nguyên.
hay như [bon T'dung] trong nhóm ngôn ngữ Mạ, Stieng có nghĩa là hồ nước (tự nhiên), địa danh [T'dung] tức Tà Đùng này gắn liền với hồ Tà Đùng có cảnh sắc đẹp mê hồn được ví như Hạ Long trên cạn, địa danh này còn được nhắc trong tích của người Mạ, khi mà cả [T'dung] ngập chìm trong biển nước, người Mạ đã đi mời các vị thần của mình dời núi về bảo vệ xung quanh bon (buôn) của mình.
Ta có thể tìm một đồng dạng khác cả về từ ngữ và lối đặt tên bôn làng dựa trên cấu trúc hình dạng địa hình trong nhóm ngôn ngữ của người Cham, đó là [Tabeng] /ta-bʌŋ/ đọc như Ta Bầng trong tiếng Việt.

2020/03/03

Từ [aia Trang] cho đến [Nha Trang]

Từ [aia Trang] cho đến [Nha Trang]

***

[Nha Trang] là một thành phố lớn thuộc tỉnh Khánh Hoà nay. Là địa danh gốc Cham, nơi lưu dấu nhiều vết tích Champa, trong đó có quần thể đền tháp Po Ina Nagar (Tháp Bà).
Trong tiếng Cham, [aia Trang] /ia: tra:ŋ/, có nghĩa là xứ sở được hình thành/có đồng bằng/trảng cây cỏ lau.
* [aia Trang] /ia: tra:ŋ/ có:
- [aia] /ia:/ --> Nha , có nghĩa là Nước/xứ sở
- [Trang] --> Trang, có nghĩa là cỏ lau

[aia Trang] tức [Nha Trang] là dải bình nguyên/đồng bằng thấp trũng nhờ con nước từ [krong praong] tức Sông Cái trên thượng nguồn phía Tây đổ xuống đồng bằng phía đông tạo thành một vùng đầm, trảng mà trên đó mọc đầy [phun trang] tức cỏ Lau.
Nguyên dải đồng bằng thoải dần từ chân đỉnh phía tây đến đồng bằng thấp phía đông [aia Trang] là những trảng/đồng cỏ lau mọc che tầm mắt nhìn.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, địa danh [Nha Trang] hình thành do bởi lấy tên theo địa danh dòng sông Cái mọc đầy cỏ Lau [aia Trang] mà thành, nhưng lối ấy vẫn chưa chính xác khi ta chỉ xét [aia Trang] có [aia] nghĩa là nước, nước sông suối,...trong phạm vi hẹp. Mà [aia] ở đây phải hiểu rằng nó có nghĩa là một vùng đất/xứ sở, một phạm trù/phạm vi dùng để định danh cho vùng đất, nơi chứa [krong aia Trang] hay [aia krong Trang] bên trong đó.
Và như vậy chúng ta xác nhận lại lần nữa địa danh [Nha Trang] là chỉ cho một vùng đồng bằng mọc đầy cỏ lau, là định danh cho vùng đất/xứ sở [aia trang] mà trong nó chứa cả dòng sông Cái [krong praong] hay [krong aia trang] nơi hạ nguồn của nó.