Pics

Pics

2020/02/27

[Padrang] (tức D’ran)

 [Padrang] (tức D’ran)


P/s: Đến Padrang (tức D’ran) trong một sáng sương, ngồi cafe để nhớ D’ran với những dấu chân đi/ngược dòng, lặng nghe những chỉ dấu gợi ý từ hư không.
Nhiều lần đến Padrang và đứng nơi cửa ngõ ngắm về Paran, nhưng lần này khác hơn những lần khác.
***

Đứng ngay cửa ngõ của Padrang nhìn về lemngâ Paran ta nhìn thấy những bước chân tiền nhân đang dắt díu nhau đi ngược, điểm lược qua vài sự kiện:
- trong khoảng 854-875, 21 năm tiền nhân dịch chuyển bỏ xứ lên trú tại Padrang khi đoàn quân của đế quốc Angkor tiến quân vào chiếm trung tâm [bal virapura], tại đây tiền nhân đã gầy dựng lại lực lượng để quay lại đòi đất cố hương.
- Rồi mãi 1787-1802, trong cuộc binh đao giữa chúa Nguyễn - Tây Sơn, Panduranga trở thành bãi giao tranh giữa hai bên, ta rút lên Padrang lánh nạn.
- Chưa xong, từ 1833-1835 khi triều đình Mình Mạng giao tranh với Lê văn Khôi, Panduranga lần nữa phải tháo chạy khi vua Minh Mạng chiến thắng và ra sắc lệnh trừng phạt con dân Panduranga, ta ồ ạt tản mát chạy loạn và lần nữa Padrang chứa chấp ta.

Qua các điểm sự kiện nổi bật trên để có thể nói rằng Padrang (tức D’ran) là một cứ điểm có tính chiến lược và đủ an toàn bởi do tính chất địa hình của nó. Có thể nói rằng Padrang là cửa ngõ kết nối quan trọng giữa đồng bằng Phan rang với các khu vực Cao nguyên khác mà nó nằm trong mối liên kết an toàn của Champa trong khu vực Panduranga. Padrang là một dải đất bằng phẳng trên đỉnh lớp thứ nhất thuộc dãy Tanang (Tà-Năng) nơi chỉ duy nhất một con đường độc đạo để kết nối theo chiều Đông-Tây. Nơi cửa ngõ vào Padrang (xem hình) có thể quan sát hết toàn cảnh Paran (Phan rang), lập các chốt canh quan sát quân sự, đường tiến lên từ chân Krong Pha (Sông Pha) lên đến Padrang đầy hiểm trở, mà tại đó có thể bố trí quân lực để có thể phá tan đường tiến quân của địch, đây chính là lợi thế quan trọng cho thấy tiền nhân đã khôn khéo chọn lấy Padrang là điểm tránh nạn và gây dựng lại lực lượng.
* Trong ảnh khi đứng ngay cửa ngõ vào Padrang nhìn về lemngâ Paran (Panduranga) ta sẽ thấy một chóp núi nhô lên, đó chính là điểm mốc để ta xác định (Bal Hanguw) trung tâm của Hamu KrongPha (đồng bằng Sông Pha)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét