[banek tabeng] hay [đập lâm-cấm]
Đập Lâm-Cấm đôi khi cũng gọi là đập Lâm-Cấp, là hệ thống đập trên dòng sông Cái Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận), đập được xây dựng và hoàn thiện vào thời của vua Poklong Garay (Tháp Chàm nay) có tên là [banek tabeng], và sử dụng cho đến ngày nay.
Đập mang tên [tabeng] có nghĩa là (đập) dẫn dòng (chảy) vào đồng bằng (hamu tabeng), địa hình vùng này thấp trũng tạo thành/như một lòng hồ tự nhiên (xem hình đính kèm), đập này dẫn dòng và cấp nước nguyên cho đồng bằng hamu tabeng này.
Tại đồng bằng Hamu Tabeng này hình thành một làng Cham có tên Palei Tabeng (làng Thành Ý), và tên làng cũng chính là tên địa danh được lấy theo (hình dạng) của đồng bằng Hamu Tabeng và cũng chính là tên con đập [banek tabeng] hay đập [lâm-cấm] ngày nay.
Theo lời kể, vào năm thìn 1964 dòng chảy từ sông Cái đổ vào tabeng và tạo thành một cái hồ (tự nhiên) chứa đầy nước, palei Tabeng phải dời lên cao như vị trí làng ngày nay. Ngày nay nếu đứng trên đồi/núi [cek hala] (là ngọn núi đặt nền xây dựng đền tháp Poklong Garay) nhìn về phía làng Tabeng (Thành Ý) sẽ nhận thấy rõ đồng bằng lòng hồ này.
Nhưng vì sao từ [banek tabeng] lại biến thành đập [lâm-cấm] hay [lâm-cấp] trong tiếng việt ???
--> Theo mình đây là lối phiên âm theo dạng tự từ tiếng Cham qua lớp ý nghĩa thứ cấp khác của Hamu Tabeng.
Tại đồng bằng Hamu Tabeng này có nhiều cánh đồng được dâng hiến, hay thuộc về Po (ở đây là Poklong Garay), tại cánh đồng được dâng hiến/ thuộc về Po này được giao cho các vị chức sắc/hay dân làng đảm trách khai thác/canh tác và thu hoạch để trở thành phần kinh phí phục vụ cho các nghi thức/nghi lễ tôn giáo có liên quan đến đền tháp Poklong Garay này. Đó được gọi là "hamu lamah drap ka Po" ((ruộng dâng (của) cho ngài)).
Vậy là từ Hamu Tabeng --> (hamu) lamah drap --> lamah drap
Lamah drap đơn âm hoá còn Lam Drap (đọc như Lam Trập/Cập) để từ đó thành Lâm-Cấp --> Lâm-Cấm là điều có thể xảy ra nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét