Pics

Pics

2020/02/18

Từ [lem mangâ] đến [lâm ngư] hay [đông-tây giang]

Từ [lem mangâ] đến [lâm ngư] hay [đông-tây giang]

[lem mangâ] trong tiếng Cham có nghĩa là cửa biển/sông, là cửa của [krong praong] / [krong ding] tức sông Cái/Dinh đổ vào biển Đông (Ninh Thuận). Nơi trước đây vốn là xóm, làng chài của người Cham bản xứ Panduranga cách Ding (tức khu phố trung tâm) non 5km. Nay là khu vực làng chài Đông Hải, Đông-Tây Giang (Ninh thuận)
Vào tk 17 sau thất bại của Po Rame (1627-1651), đánh dấu bước xâm nhập của nhóm cư dân Việt đầu tiên và sau là nhóm người Hoa vào định cư đầu tk19.
[Lem mangâ], khi đơn âm hoá chỉ còn [Lem ngâ] đọc như [Lâm ngứ] trong tiếng Việt, từ [Lem ngâ] này đã biến thành Lâm Ngư qua kí âm tiếng việt của nhóm cư dân mới đến. [Lem Ngâ] trước đây bao gồm khu Vũng tàu, đông-tây giang và xóm chợ Đông Hải nay. [lem ngâ] hay [lâm ngư] cũng đôi khi gọi là Lâm Giang, nhưng để từ [lem mangâ] trở thành địa danh Đông giang-Tây giang ngày nay thì đã trải qua một quá trình nhập và cộng cư từ lớp cư dân đầu tiên (người Cham) đến cư dân Việt - Hoa. Khi lớp cư dân người Hoa (cùng nhóm cư dân người Hoa tại Sài gòn - Biên Hoà), họ họp thành chợ sống hai bên dòng nhánh hạ lưu của krong Ding này (xem hình đính kèm), gọi là khu phố/chợ tàu, Đông - Tây Giang này chính là lối đặt tên dựa trên địa hình cư trú mà nhóm phương ngữ của họ đọc ra mà thành Đông-Tây Giang và cùng cách họ gọi Xi Cống (tức Tây Giang/Sài Gòn). Vào trận lụt lớn năm thìn xóm Đông-Tây giang phải dời lên cao hơn tại vị trí như ngày nay, lập mới đình làng vào khoảng năm 1966.
Ngoài ra Đông-Tây Giang còn được gọi là Xóm chợ chiều (chợ cá ban chiều) hay khu phố Tàu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét