Pics

Pics

2020/02/27

Từ [Aia Bangun "Cam"] và [Lemngâ Canah] cho đến [Thương Diêm] và [Cà-Ná]

Từ [Aia Bangun "Cam"] và [Lemngâ Canah] cho đến [Thương Diêm] và [Cà-Ná]


Trong tiếng Cham [Bangun Cam] có nghĩa là Giếng Chàm, Palei aia Bangun có nghĩa là "làng nước giếng". Đây là một địa danh làng cổ của người Cham tại Panduranga, làng toạ lạc tại một khoảng đất có thế tựa lưng vào "cek Cabang" núi Chà-Bang và hướng mặt về biển, nơi cuối nhánh tẻ đuôi "bị đứt quãng" của dãy [Tanang] (Tà-Năng). (Xem hình đính kèm)
[Canah] trong tiếng Cham có nghĩa là Tẻ/rẽ ra, chia ngã (ngã ba đường,...) địa danh này hình thành bởi do địa hình chia ngã/tách ra từ đoạn cuối nhánh tẻ đuôi "bị đứt quãng" của dãy [Tanang] (Tà-Năng) hình thành nên con đường độc đạo (nay là đường cái quan) theo giao thông đường bộ, và cũng hình thành nên ngõ giao bởi con suối (dưới chân Tanang] đổ vào cửa biển hình thành nên cửa ngõ theo giao thông đường thuỷ từ biển vào lưu trú tại [Lemngâ Canah] (cảng Cà Ná), và [Canah] khi được người Việt ghi lại thành Cà-Ná và dùng đặt cho tên làng của mình cho đến nay.
Và, [aia bangun] bao gồm cả Thương Diêm và Cà-Ná nay.

[Aia Bangun] cùng với [Canah] (Cà-Ná), là làng cổ Cham sống bằng nghề đi biển "nao tasik", khai thác ruộng muối "ngap (hamu) sara", đồng thời là nơi cung cấp nước ngọt cho các tàu cá khi cập vào neo đậu trong [Lemngâ Canah] (cảng Cà Ná), đặc biệt là mùa gió nam [lemngâ] trở thành bãi neo đậu an toàn cho tàu bè tránh gió lốc.
- Trong giai đoạn giao tranh giữa chúa Nguyễn và Tây Sơn (1787 – 1802), [aia bangun]-[Canah] trở thành cứ điểm hay điểm yết hầu quan trọng có tính chiến lược quân sự bởi do địa hình hiểm trở của nó, bao gồm: đường biển, núi, vịnh lưu trú tàu, độc nhất con đường cái quan đi vào miệt Gia định. Cũng trong thời điểm này dân làng gốc Cham đã tản mát tránh nạn một phần, phần còn lại gia nhập vào quân Tây Sơn. Đánh dấu cột mốc dịch chuyển 1 của dân Cham, và cũng là lần nhập cư của lưu dân Việt theo chân Tây Sơn vào đồn trú, bảo vệ điểm yết hầu.
- Sau tiếp với sự kiện chiến thắng của vua Minh Mạng trước Lê Văn Khôi (1834), một sắc lệnh cấm dân Cham sống cạnh và đi biển nên gần như hầu hết tất cả làng chài [aia bangun] phải chạy nạn cùng với bao dân Cham khác trước nỗi sợ trừng phạt của vua Minh Mạng. Đánh dấu cột mốc dịch chuyển 2 và lớn nhất trong giai đoạn cuối của triều đại chư hầu Champa. Sau đợt dịch chuyển này là đợt nhập cư ồ ạt của lưu dân Việt vào trú trên đất [aia bangun].
- Nhóm cư dân Cham tại [aia bangun] tản mát đi khắp nơi sống nhờ sự bảo bọc của nhóm cư anh em cùng (thuộc Champa) ở vùng cao nguyên, sau khi có chiếu của vua Thiệu Trị kêu gọi dân Cham quay về cố đô lập làng cư trú thì mới có đợt hồi hương và đã nhập một phần vào ["palei" aia Li-u] (xóm "tộc" Dừa) tức làng Phước Lập nay.
-Trong Đại Nam nhất thống chí - địa chí của nhà Nguyễn, gọi [Lemngâ Canah] là Vũng Diên, năm Tự Đức 13 (1860) liệt vào hàng danh sơn, ghi vào điển thờ” với đình Lạc Nghiệp.
Cũng trong Đại Nam nhất thống chí có chép "cek Cabang" này ghi là núi Trà-Na.
-Lưu dân người Việt vào lưu trú ban đầu tại địa danh [aia Bangun] đa số đến từ xứ Quảng Nam-Quảng Ngãi-Bình Định-Phú Yên, họ sinh sống và hành nghề biển cho đến ngày nay.
-Từ giai đoạn Nhà Nguyễn - Tây Sơn cho đến thời kỳ Pháp-Mỹ, thì [aia Bangu] luôn là cứ điểm quan trọng cần bảo vệ với tính chiến lược quân sự được hình thành nên từ địa hình tự nhiên của nó.

“Mũi Nậy bảy bị còn ba/ Mũi Dinh chín bị không tha bị nào”.
[[ Mũi Nậy (Phú Yên), Mũi Dinh (Phước Dinh, Ninh Thuận) ]]
Image may contain: outdoor

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét