Pics

Pics

2020/02/27

Từ [Hamu Bek] cho đến [Quý Chánh]

Từ [Hamu Bek] cho đến [Quý Chánh]


Trong tiếng Cham [Hamu Bek] có nghĩa là (đồng bằng) Ruộng "đắp/tưới" Nước, có nghĩa là đồng bằng canh tác lúa nước (từ việc đắp đập dẫn nước vào ruộng lúa.
Các làng người Cham hình thành đều chọn dựa vào điều kiện mặt bằng phù hợp cho sản xuất canh tác + chiến lược phòng tuyến quân sự/an toàn nếu có, [Palei Hamu Bek] hình thành cũng dựa trên đồng bằng [Hamu Bek] này.

- [Palei Hamu Bek] đôi khi cũng gọi là [Palei MaBek] bởi do cách đơn âm hoá [Hamu/Huma Bek] chỉ còn Mabek trong văn nói hàng ngày.
- Đây là một làng cổ của người Cham, quê hương (nơi sinh trưởng) của vị vua Po Rame với quần thể đền tháp [Bimong Po Rame], và [danaok Po Nagar Mabek] (đền thờ mẹ xứ sở "tại" Mabek) còn được con dân thờ cúng cho đến nay, Hamu Bek hình thành dựa trên con sông [krong biuh] (tức sông Luỹ) mà trong Đại Nam Thực Lục-nhà Nguyễn có ghi lại là sông Biêu/Viêu hay sông La-a này là sông Lu ở cuối dòng của nó, luỹ tự nhiên bằng sông "krong biuh" này chảy về cuối dòng bao bọc trung tâm [Bal Virapura] (thành phố Hùng tráng), vào giai đoạn của Po Rame, ông đã cho, đào hồ, khai mương, đắp đập và hoàn thiện hệ thống nước tưới chảy xuyên suốt xuất nguồn từ đỉnh [cek La-a] (núi "cây" Là-a) và nhập dòng vào [krong Praong] (sông cái Phan rang nay) đổ ra biển đông, tưới tiêu cho các cánh đồng rộng lớn khắp Panduranga mà con sông này đi qua. Trong đó ông (Po Rame) có cho đắp [banek Maren] (đập Ma-rên) ngăn dòng dẫn nước vào cánh đồng [Hamu Bek], quê hương của ông.

- Cạnh [Hamu Bek] này còn có dấu tích của hòn đá hiện thân của Bia Ut (tức công nữ Ngọc Khoa, vợ của vua Po Rame, người vợ đến từ phương Bắc “Ut”) và tích [phun Kraik] cây Lim Thần có liên quan đến vua Po Rame vào những đoạn cuối vương triều của ông (1651).
- Vào những năm '54 làng Quý-Chánh được hình thành trên nền làng cổ [hamu Bek] của người Cham, rồi để đến ngày giải phóng nó trở thành địa cứ của quân Việt+ đồn trú sau và quanh đền tháp nên làng lại phải tản mát chạy khắp nơi để tránh bom đạn “lạc”, nay làng nhập thành làng Nhị Hà 1.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét