Pics

Pics

2020/02/29

Từ [krong tanran] hay [tanran] cho đến [Đà Rằng]

Từ [krong tanran] hay [tanran] cho đến [Đà Rằng]

***

Đà Rằng (tức sông Đà Rằng) là một địa danh con sông lớn ở Phú Yên. Mà nơi đầu nguồn thượng lưu người Bahnar gọi nó là Đak Krong (sông Lớn) hay Krong Bar; người Jrai gọi là Krông Pa (sông Lớn) hoặc Ia Pa (sông Pa); người Việt (Kinh) ở tỉnh Gia Lai gọi nó là sông Ba, nơi cuối dòng (hạ lưu) đổ vào biển đông trên đất Phú yên gọi là sông Đà-Rằng. Nhưng ý nghĩa và tên gọi cho nó lại xuất phát từ một nguồn gốc khác, xa hơn từ tên gọi cũ của người Cham.
Trong tiếng Cham [Krong] có nghĩa là Sông; [tanran] có nghĩa là đồng bằng (rộng lớn). [krong tanran] có nghĩa là sông tại/dưới/ở đồng bằng rộng lớn.

Nhưng từ đâu xuất hiện Đà-Rằng ở hạ lưu Krong Pa!
Đó là do lối kí âm sang tiếng Việt từ chữ [tanran] /ta-nrʌn/, đọc như Ta-ran trong tiếng Việt. Và với quy luật biến âm T/Đ trong tiếng Việt ta có tên gọi Đà-Rằng xuất hiện là điều kiện có thể xảy ra nhất.

Ta biết dưới hạ lưu của Krong Pa (tức Sông Ba) này hình thành nên một đồng bằng (ruộng "lúa") rộng lớn [hamu tanran] (chính là đồng bằng Tuy Hoà nay). Cùng với quy luật đặt tên địa danh của người Cham, lấy địa hình địa vật nơi ấy để làm mốc nhận diện đặt tên thì [hamu tanran] cùng với [krong tanran] để đối chiếu dữ liệu cho nguồn gốc địa danh [Đà-Rằng] là hợp lí nhất.
Đó là nguồn gốc tên gọi địa danh [Đà-Rằng], nơi có con sông (rộng lớn) chảy qua đồng bằng (rộng lớn) Phú Yên.
Ngoài ra ta còn có địa danh đập [Đồng Cam] tại đây.

2020/02/28

Từ [mbuen mâh] cho đến [Bông Miêu] hay [Bồng Miêu]

Từ [mbuen mâh] cho đến [Bông Miêu] hay [Bồng Miêu]


Về địa danh Bồng Miêu có lẽ chắc trong chúng ta ai cũng biết nhiều, nó liên quan đến mỏ vàng lớn nhất Việt Nam hiện nay, thuộc làng Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, cách tp Tam Kỳ 35km theo hướng Tây Nam. Tên của địa danh này có nguồn gốc, bảo tồn lại tên địa danh cũ của Champa thuộc xứ Amaravati.
Trong tiếng Cham [mbuen mâh] /ɓʊon mɯh/ có nghĩa là Đồi Vàng, có [mbuen] đọc như Bôn[g] và [mâh] đọc như Mứ[h] trong tiếng Việt.
Hơn 1000 năm trước, nơi đây chính là mỏ khai thác vàng lớn nhất của Champa cũ và dùng nó để chế tác các sản phẩm trang sức, trang trí kiến trúc và tôn giáo. Sau khi Amaravati thất thủ, đất này rơi vào tay Đại Việt, [mbuen mâh] được người Việt tiếp quản rồi từ đó xuất hiện tên gọi Bông Miêu (tức Bồng Miêu) do lối kí âm từ [mbuen mâh] (tức đồi vàng) mà thành.
Nơi đây còn lưu dấu những vết tích khai thác vàng của người Champa, cạnh đó còn có [craoh mâh] tức suối vàng.

2020/02/27

Từ [lemngâ Sri Binây] cho đến [Thị Nại], [Nại]

Từ [lemngâ Sri Binây] cho đến [Thị Nại], [Nại]


Dọc trên dải đất Miền Trung, tại một vài nơi mà chúng ta sẽ nghe thấy từ [Thị Nại], [Thi Nại] hay đôi khi là [Nại], thường đó là các đầm/vũng dùng để neo đậu tàu thuyền. Nhưng từ đâu lại xuất hiện tên gọi, mà trong tiếng Việt nó không có nghĩa.

Trong tiếng Cham, [lemngâ] hay [labung] có nghĩa là đầm/vũng dùng để neo đậu tàu thuyền, [lemngâ Sri Binây] có nghĩa là Đầm dùng để neo đậu tàu thuyền tại/trong thủ đô Sri Binây, là một thủ đô cũ của Champa. 

Trong đó  [Sri Binây] /sri – bi-nɯɪ/, đọc như Thi--bi-nưi trong tiếng việt. Trong văn nói chúng ta đơn âm hoá chỉ còn [Sri Nây], và qua quá trình kí âm chuyển tự sang tiếng Việt thành Thị Nại, Thi Nại hay Nại theo chất giọng miền trung. Đó là nguồn gốc xuất hiện tên gọi Thị Nại hay Nại tại miền Trung. Và nó có nguồn gốc xuất phát từ địa danh cổ của Champa xưa có đặt thủ đô Sri Binây.

Đầm Nại (Bình Định)

Nại (Ninh Thuận)

[Padrang] (tức D’ran)

 [Padrang] (tức D’ran)


P/s: Đến Padrang (tức D’ran) trong một sáng sương, ngồi cafe để nhớ D’ran với những dấu chân đi/ngược dòng, lặng nghe những chỉ dấu gợi ý từ hư không.
Nhiều lần đến Padrang và đứng nơi cửa ngõ ngắm về Paran, nhưng lần này khác hơn những lần khác.
***

Đứng ngay cửa ngõ của Padrang nhìn về lemngâ Paran ta nhìn thấy những bước chân tiền nhân đang dắt díu nhau đi ngược, điểm lược qua vài sự kiện:
- trong khoảng 854-875, 21 năm tiền nhân dịch chuyển bỏ xứ lên trú tại Padrang khi đoàn quân của đế quốc Angkor tiến quân vào chiếm trung tâm [bal virapura], tại đây tiền nhân đã gầy dựng lại lực lượng để quay lại đòi đất cố hương.
- Rồi mãi 1787-1802, trong cuộc binh đao giữa chúa Nguyễn - Tây Sơn, Panduranga trở thành bãi giao tranh giữa hai bên, ta rút lên Padrang lánh nạn.
- Chưa xong, từ 1833-1835 khi triều đình Mình Mạng giao tranh với Lê văn Khôi, Panduranga lần nữa phải tháo chạy khi vua Minh Mạng chiến thắng và ra sắc lệnh trừng phạt con dân Panduranga, ta ồ ạt tản mát chạy loạn và lần nữa Padrang chứa chấp ta.

Qua các điểm sự kiện nổi bật trên để có thể nói rằng Padrang (tức D’ran) là một cứ điểm có tính chiến lược và đủ an toàn bởi do tính chất địa hình của nó. Có thể nói rằng Padrang là cửa ngõ kết nối quan trọng giữa đồng bằng Phan rang với các khu vực Cao nguyên khác mà nó nằm trong mối liên kết an toàn của Champa trong khu vực Panduranga. Padrang là một dải đất bằng phẳng trên đỉnh lớp thứ nhất thuộc dãy Tanang (Tà-Năng) nơi chỉ duy nhất một con đường độc đạo để kết nối theo chiều Đông-Tây. Nơi cửa ngõ vào Padrang (xem hình) có thể quan sát hết toàn cảnh Paran (Phan rang), lập các chốt canh quan sát quân sự, đường tiến lên từ chân Krong Pha (Sông Pha) lên đến Padrang đầy hiểm trở, mà tại đó có thể bố trí quân lực để có thể phá tan đường tiến quân của địch, đây chính là lợi thế quan trọng cho thấy tiền nhân đã khôn khéo chọn lấy Padrang là điểm tránh nạn và gây dựng lại lực lượng.
* Trong ảnh khi đứng ngay cửa ngõ vào Padrang nhìn về lemngâ Paran (Panduranga) ta sẽ thấy một chóp núi nhô lên, đó chính là điểm mốc để ta xác định (Bal Hanguw) trung tâm của Hamu KrongPha (đồng bằng Sông Pha)

Từ [Hamu Bek] cho đến [Quý Chánh]

Từ [Hamu Bek] cho đến [Quý Chánh]


Trong tiếng Cham [Hamu Bek] có nghĩa là (đồng bằng) Ruộng "đắp/tưới" Nước, có nghĩa là đồng bằng canh tác lúa nước (từ việc đắp đập dẫn nước vào ruộng lúa.
Các làng người Cham hình thành đều chọn dựa vào điều kiện mặt bằng phù hợp cho sản xuất canh tác + chiến lược phòng tuyến quân sự/an toàn nếu có, [Palei Hamu Bek] hình thành cũng dựa trên đồng bằng [Hamu Bek] này.

- [Palei Hamu Bek] đôi khi cũng gọi là [Palei MaBek] bởi do cách đơn âm hoá [Hamu/Huma Bek] chỉ còn Mabek trong văn nói hàng ngày.
- Đây là một làng cổ của người Cham, quê hương (nơi sinh trưởng) của vị vua Po Rame với quần thể đền tháp [Bimong Po Rame], và [danaok Po Nagar Mabek] (đền thờ mẹ xứ sở "tại" Mabek) còn được con dân thờ cúng cho đến nay, Hamu Bek hình thành dựa trên con sông [krong biuh] (tức sông Luỹ) mà trong Đại Nam Thực Lục-nhà Nguyễn có ghi lại là sông Biêu/Viêu hay sông La-a này là sông Lu ở cuối dòng của nó, luỹ tự nhiên bằng sông "krong biuh" này chảy về cuối dòng bao bọc trung tâm [Bal Virapura] (thành phố Hùng tráng), vào giai đoạn của Po Rame, ông đã cho, đào hồ, khai mương, đắp đập và hoàn thiện hệ thống nước tưới chảy xuyên suốt xuất nguồn từ đỉnh [cek La-a] (núi "cây" Là-a) và nhập dòng vào [krong Praong] (sông cái Phan rang nay) đổ ra biển đông, tưới tiêu cho các cánh đồng rộng lớn khắp Panduranga mà con sông này đi qua. Trong đó ông (Po Rame) có cho đắp [banek Maren] (đập Ma-rên) ngăn dòng dẫn nước vào cánh đồng [Hamu Bek], quê hương của ông.

- Cạnh [Hamu Bek] này còn có dấu tích của hòn đá hiện thân của Bia Ut (tức công nữ Ngọc Khoa, vợ của vua Po Rame, người vợ đến từ phương Bắc “Ut”) và tích [phun Kraik] cây Lim Thần có liên quan đến vua Po Rame vào những đoạn cuối vương triều của ông (1651).
- Vào những năm '54 làng Quý-Chánh được hình thành trên nền làng cổ [hamu Bek] của người Cham, rồi để đến ngày giải phóng nó trở thành địa cứ của quân Việt+ đồn trú sau và quanh đền tháp nên làng lại phải tản mát chạy khắp nơi để tránh bom đạn “lạc”, nay làng nhập thành làng Nhị Hà 1.

Từ [Aia Bangun "Cam"] và [Lemngâ Canah] cho đến [Thương Diêm] và [Cà-Ná]

Từ [Aia Bangun "Cam"] và [Lemngâ Canah] cho đến [Thương Diêm] và [Cà-Ná]


Trong tiếng Cham [Bangun Cam] có nghĩa là Giếng Chàm, Palei aia Bangun có nghĩa là "làng nước giếng". Đây là một địa danh làng cổ của người Cham tại Panduranga, làng toạ lạc tại một khoảng đất có thế tựa lưng vào "cek Cabang" núi Chà-Bang và hướng mặt về biển, nơi cuối nhánh tẻ đuôi "bị đứt quãng" của dãy [Tanang] (Tà-Năng). (Xem hình đính kèm)
[Canah] trong tiếng Cham có nghĩa là Tẻ/rẽ ra, chia ngã (ngã ba đường,...) địa danh này hình thành bởi do địa hình chia ngã/tách ra từ đoạn cuối nhánh tẻ đuôi "bị đứt quãng" của dãy [Tanang] (Tà-Năng) hình thành nên con đường độc đạo (nay là đường cái quan) theo giao thông đường bộ, và cũng hình thành nên ngõ giao bởi con suối (dưới chân Tanang] đổ vào cửa biển hình thành nên cửa ngõ theo giao thông đường thuỷ từ biển vào lưu trú tại [Lemngâ Canah] (cảng Cà Ná), và [Canah] khi được người Việt ghi lại thành Cà-Ná và dùng đặt cho tên làng của mình cho đến nay.
Và, [aia bangun] bao gồm cả Thương Diêm và Cà-Ná nay.

[Aia Bangun] cùng với [Canah] (Cà-Ná), là làng cổ Cham sống bằng nghề đi biển "nao tasik", khai thác ruộng muối "ngap (hamu) sara", đồng thời là nơi cung cấp nước ngọt cho các tàu cá khi cập vào neo đậu trong [Lemngâ Canah] (cảng Cà Ná), đặc biệt là mùa gió nam [lemngâ] trở thành bãi neo đậu an toàn cho tàu bè tránh gió lốc.
- Trong giai đoạn giao tranh giữa chúa Nguyễn và Tây Sơn (1787 – 1802), [aia bangun]-[Canah] trở thành cứ điểm hay điểm yết hầu quan trọng có tính chiến lược quân sự bởi do địa hình hiểm trở của nó, bao gồm: đường biển, núi, vịnh lưu trú tàu, độc nhất con đường cái quan đi vào miệt Gia định. Cũng trong thời điểm này dân làng gốc Cham đã tản mát tránh nạn một phần, phần còn lại gia nhập vào quân Tây Sơn. Đánh dấu cột mốc dịch chuyển 1 của dân Cham, và cũng là lần nhập cư của lưu dân Việt theo chân Tây Sơn vào đồn trú, bảo vệ điểm yết hầu.
- Sau tiếp với sự kiện chiến thắng của vua Minh Mạng trước Lê Văn Khôi (1834), một sắc lệnh cấm dân Cham sống cạnh và đi biển nên gần như hầu hết tất cả làng chài [aia bangun] phải chạy nạn cùng với bao dân Cham khác trước nỗi sợ trừng phạt của vua Minh Mạng. Đánh dấu cột mốc dịch chuyển 2 và lớn nhất trong giai đoạn cuối của triều đại chư hầu Champa. Sau đợt dịch chuyển này là đợt nhập cư ồ ạt của lưu dân Việt vào trú trên đất [aia bangun].
- Nhóm cư dân Cham tại [aia bangun] tản mát đi khắp nơi sống nhờ sự bảo bọc của nhóm cư anh em cùng (thuộc Champa) ở vùng cao nguyên, sau khi có chiếu của vua Thiệu Trị kêu gọi dân Cham quay về cố đô lập làng cư trú thì mới có đợt hồi hương và đã nhập một phần vào ["palei" aia Li-u] (xóm "tộc" Dừa) tức làng Phước Lập nay.
-Trong Đại Nam nhất thống chí - địa chí của nhà Nguyễn, gọi [Lemngâ Canah] là Vũng Diên, năm Tự Đức 13 (1860) liệt vào hàng danh sơn, ghi vào điển thờ” với đình Lạc Nghiệp.
Cũng trong Đại Nam nhất thống chí có chép "cek Cabang" này ghi là núi Trà-Na.
-Lưu dân người Việt vào lưu trú ban đầu tại địa danh [aia Bangun] đa số đến từ xứ Quảng Nam-Quảng Ngãi-Bình Định-Phú Yên, họ sinh sống và hành nghề biển cho đến ngày nay.
-Từ giai đoạn Nhà Nguyễn - Tây Sơn cho đến thời kỳ Pháp-Mỹ, thì [aia Bangu] luôn là cứ điểm quan trọng cần bảo vệ với tính chiến lược quân sự được hình thành nên từ địa hình tự nhiên của nó.

“Mũi Nậy bảy bị còn ba/ Mũi Dinh chín bị không tha bị nào”.
[[ Mũi Nậy (Phú Yên), Mũi Dinh (Phước Dinh, Ninh Thuận) ]]
Image may contain: outdoor

Từ [Dil] cho đến [Sơn Hải]

Từ [Dil] cho đến [Sơn Hải]

[Dil] trong tiếng Cham có nghĩa là Vịnh, nơi để tàu bè neo đậu.
Đây là một địa danh xưa của người Cham, trước đây vốn là khu vực neo đậu tàu bè đánh bắt ngư sản, hình thành nên một xóm chài, mà đa số hậu duệ của họ còn xót lại và nhập thành Palei Ram (làng Văn Lâm, Ninh Phước, Ninh Thuận)

Sau chiến thắng của vua Minh Mạng trước Lê Văn Khôi (1834), ông (Minh Mạng) ban hành nhiều sắc lệnh hà khắc để trừng phạt đối với con dân Cham, trong đó có sắc lệnh cấm người Cham sống cạnh biển và ra khơi, và đây cũng là một cột mốc đánh dấu sự dịch chuyển "chính trị" của các làng cổ của người Cham trong địa phận Panduranga. Làng chài [Dil] dịch chuyển tản mác đi khắp nơi, trong đó có đến cư ngụ tại Padrang (tức Dran, Lâm đồng), chỉ sau khi có chiếu của vua Thiệu Trị kêu gọi người Cham về lập lại làng sau này. Dil trở thành "klak bilau"-bỏ hoang.
Vào những năm '54 Xóm chài Sơn Hải được hình thành trên nền "klak bilau" của Dil, tập hợp rải rác các ngư dân quanh vùng về lập xóm và sinh hoạt cho đến bây giờ. Cái tên Sơn Hải là tên Hán-Việt được đặt dựa trên địa thế của vùng với Núi-Biển gần kề.
Tại Dil vẫn còn lưu dấu nhiều vết tích xưa như [Ghur Dil] (Nghĩa địa (Bani) của làng Văn Lâm nay), hay Ghur/danaok Po Ong-Po Muk (Đền/Chỗ thờ thần Ông-Mụ).

2020/02/18

Từ [lem mangâ] đến [lâm ngư] hay [đông-tây giang]

Từ [lem mangâ] đến [lâm ngư] hay [đông-tây giang]

[lem mangâ] trong tiếng Cham có nghĩa là cửa biển/sông, là cửa của [krong praong] / [krong ding] tức sông Cái/Dinh đổ vào biển Đông (Ninh Thuận). Nơi trước đây vốn là xóm, làng chài của người Cham bản xứ Panduranga cách Ding (tức khu phố trung tâm) non 5km. Nay là khu vực làng chài Đông Hải, Đông-Tây Giang (Ninh thuận)
Vào tk 17 sau thất bại của Po Rame (1627-1651), đánh dấu bước xâm nhập của nhóm cư dân Việt đầu tiên và sau là nhóm người Hoa vào định cư đầu tk19.
[Lem mangâ], khi đơn âm hoá chỉ còn [Lem ngâ] đọc như [Lâm ngứ] trong tiếng Việt, từ [Lem ngâ] này đã biến thành Lâm Ngư qua kí âm tiếng việt của nhóm cư dân mới đến. [Lem Ngâ] trước đây bao gồm khu Vũng tàu, đông-tây giang và xóm chợ Đông Hải nay. [lem ngâ] hay [lâm ngư] cũng đôi khi gọi là Lâm Giang, nhưng để từ [lem mangâ] trở thành địa danh Đông giang-Tây giang ngày nay thì đã trải qua một quá trình nhập và cộng cư từ lớp cư dân đầu tiên (người Cham) đến cư dân Việt - Hoa. Khi lớp cư dân người Hoa (cùng nhóm cư dân người Hoa tại Sài gòn - Biên Hoà), họ họp thành chợ sống hai bên dòng nhánh hạ lưu của krong Ding này (xem hình đính kèm), gọi là khu phố/chợ tàu, Đông - Tây Giang này chính là lối đặt tên dựa trên địa hình cư trú mà nhóm phương ngữ của họ đọc ra mà thành Đông-Tây Giang và cùng cách họ gọi Xi Cống (tức Tây Giang/Sài Gòn). Vào trận lụt lớn năm thìn xóm Đông-Tây giang phải dời lên cao hơn tại vị trí như ngày nay, lập mới đình làng vào khoảng năm 1966.
Ngoài ra Đông-Tây Giang còn được gọi là Xóm chợ chiều (chợ cá ban chiều) hay khu phố Tàu.

[banek tabeng] hay [đập lâm-cấm]

[banek tabeng] hay [đập lâm-cấm]

Đập Lâm-Cấm đôi khi cũng gọi là đập Lâm-Cấp, là hệ thống đập trên dòng sông Cái Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận), đập được xây dựng và hoàn thiện vào thời của vua Poklong Garay (Tháp Chàm nay) có tên là [banek tabeng], và sử dụng cho đến ngày nay.
Đập mang tên [tabeng] có nghĩa là (đập) dẫn dòng (chảy) vào đồng bằng (hamu tabeng), địa hình vùng này thấp trũng tạo thành/như một lòng hồ tự nhiên (xem hình đính kèm), đập này dẫn dòng và cấp nước nguyên cho đồng bằng hamu tabeng này.
Tại đồng bằng Hamu Tabeng này hình thành một làng Cham có tên Palei Tabeng (làng Thành Ý), và tên làng cũng chính là tên địa danh được lấy theo (hình dạng) của đồng bằng Hamu Tabeng và cũng chính là tên con đập [banek tabeng] hay đập [lâm-cấm] ngày nay.
Theo lời kể, vào năm thìn 1964 dòng chảy từ sông Cái đổ vào tabeng và tạo thành một cái hồ (tự nhiên) chứa đầy nước, palei Tabeng phải dời lên cao như vị trí làng ngày nay. Ngày nay nếu đứng trên đồi/núi [cek hala] (là ngọn núi đặt nền xây dựng đền tháp Poklong Garay) nhìn về phía làng Tabeng (Thành Ý) sẽ nhận thấy rõ đồng bằng lòng hồ này.
Nhưng vì sao từ [banek tabeng] lại biến thành đập [lâm-cấm] hay [lâm-cấp] trong tiếng việt ???
--> Theo mình đây là lối phiên âm theo dạng tự từ tiếng Cham qua lớp ý nghĩa thứ cấp khác của Hamu Tabeng.
Tại đồng bằng Hamu Tabeng này có nhiều cánh đồng được dâng hiến, hay thuộc về Po (ở đây là Poklong Garay), tại cánh đồng được dâng hiến/ thuộc về Po này được giao cho các vị chức sắc/hay dân làng đảm trách khai thác/canh tác và thu hoạch để trở thành phần kinh phí phục vụ cho các nghi thức/nghi lễ tôn giáo có liên quan đến đền tháp Poklong Garay này. Đó được gọi là "hamu lamah drap ka Po" ((ruộng dâng (của) cho ngài)).
Vậy là từ Hamu Tabeng --> (hamu) lamah drap --> lamah drap
Lamah drap đơn âm hoá còn Lam Drap (đọc như Lam Trập/Cập) để từ đó thành Lâm-Cấp --> Lâm-Cấm là điều có thể xảy ra nhất.

2020/02/11

Từ [Aia Muw] hay [Yang Muw] đến [Giang Mâu]

Từ [Aia Muw] hay [Yang Muw] đến [Giang Mâu]


Liên quan địa danh Giang Mâu ở Hàm thuận Bắc (Bình thuận), là địa danh có tên gốc từ tiếng Cham, đây là một làng Cham có tên là Palei Muw, palei aia muw, palei yang muw.
Nguồn gốc của tên làng này xuất phát từ tên của một vị tướng thuộc vương triều Champa là Po Kei Muw, xuất thân từ dòng tộc Raglai. Sau này người Cham tôn xưng ông thành Po/Yang, vì thế mà có tên làng Palei Yang Muw.
"Palei" [Yang Muw] (đọc như Jang Mâu), và rõ là Yang Muw --> Giang Mâu là quá rõ.
* Từ Phan Thiết (quốc lộ 1A) đi ngược theo quốc lộ 28 lên Lâm Đồng các bạn sẽ đi ngang qua làng cổ này, và sẽ gặp rải rác các làng Raglai, nơi sinh ra vị tướng Po kei Muw.