Harek Karah/Cỏ chỉ
Harek Karah là tên tiếng Cham để chỉ cho loại Cỏ chỉ. Đây là dạng cỏ dại mọc hoang khắp Việt nam và các nước, loài này sinh trưởng nhanh, mọc lan bằng thân rễ có thể sống quanh năm hoặc phát triển lại khi mùa mưa tới, chống xói mòn đất tốt, nên các bờ mương hay con đê có cỏ này mọc ngăn ngừa tình trạng xói mòn bề mặt đất. Tuy nhiên đây là loài xâm lấn cạnh tranh với loài khác nếu mật độ quá dày. Hiện nay, các sân bóng hay chọn loại cỏ này trồng vì độ bền và tốc độ phát triển tốt của nó. Cỏ được dùng làm thức ăn cho gia súc (bò) và phủ bề mặt đất giữ ẩm, đồng thời được xem là một loại cây thuốc.
Cây có tên khoa học là Cynodon dactylon, hay Durva trong Sanskrit. Trong văn hoá Hindu giáo, cây được xem là tượng trưng cho trimurti. Cỏ chưa ra bông để dâng cúng cho thần Shiva, cỏ có bông để dâng cúng cho thần Vishnu. Trong kinh Veda khuyên rằng “hãy để cho cỏ mọc (hai bên) trên lối đi của chúng ta” ; hay “
‘Hãy để cỏ durva mọc lên ở lối đi. Ở đó, suối nước dâng lên ”.
[Karah] là tên tiếng Cham và có lẽ nó được đặt dựa trên đặc điểm và biểu hiện của thần Rahu biểu thị cho akarah (thế giới bên kia, cõi âm,…).
Cây được xem là dạng thảo dược và được ghi chép trong các văn bản xưa về dược tính, được ứng dụng rộng rãi.
- Nước sắc từ cây uống thay nước trà lợi tiểu, uống liên tục có tác dụng cân bằng đường huyết, tiểu đường, trĩ,…
- Nước ép tươi từ cây tốt cho người bị gút, phong thấp.
- Nghiền nát thân, lá có tác dụng cầm vết thương, máu cam.
- Cây có tính mát (vị ngọt – đắng ) lợi tiểu, thanh nhiệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét