Pics

Pics

2021/08/04

Baoh Lak-lai/Baoh Madar glai.

 Baoh Lak-lai/Baoh Madar glai.

Phun Lak-lai hay phun Madan glai là tên tiếng Cham để chỉ cho loại cây Táo rừng, táo chua. Đây là loại cây chịu hạn tốt, đặc biệt ở các xứ khô nóng như Ninh Thuận, chúng mọc hoang ở những bìa rẫy, rừng, vườn nhà. Cây có bộ rễ sâu, rụng lá theo mùa, quả khi chín có màu đen bóng bẩy, vỏ hay cành cây dùng để làm chất nhuộm màu cho vải.
Cây có tên khoa học là Ziziphus mauritiana Lam. Trong văn bản Veda được nhắc với tên Badari (Badara) và có lẽ cái tên Madar (tiếng Cham) mượn từ đây để chỉ cho những loại cây Táo.
Trong sử thi Ramyana có nhắc đến vì sự nỗ lực cố gắng cứu nàng Sita bằng cách giữ chặt quần áo của nàng, nhưng sự cố gắng đã khiến một phần của chiếc váy của Sita vướng lại trên cành, và cái cây đã chỉ hướng mà Ravana đã bắt cóc Sita cho Rama. Vì sự cố gắng ấy mà Rama đã ban phước cho cây Badari có một sức sống mãnh liệt ở những nơi khô cằn nhất, và có thể sống lại (đâm chồi) từ các bộ phận của cây, cành lá (giâm cành).
Hay, trong quá trình đi tìm Sita trong rừng của Rama, một phụ nữ nghèo có tên là Sabari đã dâng trái cây Badari cho Rama với một trái tim trong sáng, một tấm lòng lành và thuần khiết. Rama cảm mến tấm lòng thuần khiết và trong sáng đó nên đã ban phước cho Sabari.
Là loài cây cho quả chua ngọt nhiều vitamin, và có những đặc tính dược liệu hỗ trợ.
- Lá được đun sôi với sữa dùng để uống có tác dụng chữa lành vết thương độc hại trong niệu đạo (lợi tiểu).
- Lá đun sôi đắp lên rốn và vùng xương chậu để làm dịu chứng tiểu khó.
- Bột từ lá dùng đắp lên vùng mắt để giảm thâm quần mắt. Bột xay nhuyễn từ từ lá và cành non được dùng loại kem dưỡng, trị mụn, mụn nhọt.
- Vỏ cây có vị đắng, có tác dụng cầm máu. Đồng thời là một phương thuốc thông dụng cho bệnh tiêu chảy và kiết lỵ, vỏ đem ngâm với rượu để làm thuốc trị đau răng.
- Quả có tác dụng lọc máu và hỗ trợ cho tiêu hoá. Quả khô là một vị thuốc nhuận tràng nhẹ và long đờm. Nước ép từ quả kích thích thèm ăn và làm cho người ta cảm thấy sảng khoái (an thần), chứng mất ngủ,...
P/s: Trong phương thuốc trị đau răng của Bác mình luôn có vỏ từ cây Lak-lai này.
Phun lak-lai hiện vẫn còn nhiều ở các cành rừng khô hạn Ninh thuận, đến mùa trái là lũ trẻ dắt nhau đi hái khí thế.
Phun Madar glai (Táo rừng) thì đã hiếm dần.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét