Baoh Caramai (chùm ruột)/baoh Amal (me rừng)
Trong tiếng Cham, cây có tên Caramai, tiếng việt là cây Chùm ruột hay Tùm ruột tuỳ theo cách gọi mỗi địa phương. Amal (cây me rừng). Là loại cây thông dụng và có nhiều ở miền trung và nam Việt Nam, trái cung cấp nhiều vitamin C.
Amal (me rừng), cây có tên khoa học là Phyllanthus emblica Linn. Caramai (Chùm ruột) có tên khoa học là Phyllanthus acidus. Hai giống cây này cùng họ và có đặc tính giống nhau.
Trong Sanskrit cây có tên Āmalakī (आमलकी) me rừng, có lẽ tên Caramai/amal được vay mượn từ tên gốc tiếng Sanskrit này.
Trong văn hoá Ấn độ, Āmalakī được cho là loại cây linh thiêng, cây xuất hiện sớm trên trái đất này, từ những giọt nước mắt của Brahma rơi xuống đất trong quá trình đản sinh Vishnu, giọt nước mắt ấy rơi xuống đất và sinh ra loài cây này.
Āmalakī được xem là loài cây ưa thích của Vishnu và phối ngẫu của ngài là Lakshmi nữ thần thịnh vượng, nên cây được xem là đại diện cho mẹ đất, có lợi cho sức khoẻ của những người phụ nữ. Người ta cho rằng Lakshmi ngự trong trái của Āmalakī. Cây còn là tượng trưng cho Shiva và phối ngẫu của ngài Parvati.
Cấu tạo hình học của trái (trái có khía) được áp dụng để trở thành một phần cấu trúc hình học của phần chóp mái tháp có tên là Āmalakī/ Āmalaka, đối với các tháp thờ vị thần Vishnu, hình dạng này còn xuất hiện trong bộ mão đội của Vishnu tương ứng tượng trưng cho sự xuất hiện đồng thời của phối ngẫu của ngài.
Trong kiến trúc đền tháp Champa chúng ta ít thấy sự xuất hiện hình dạng này đối với tháp thờ Vishnu là vì đa phần Shiva luôn được ưu tiên trong hệ thống đền tháp Champa. Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm thấy cấu trúc hình dạng của trái Āmalakī này trong hình dạng trang sức chuỗi hạt mã não.
Cây Caramai/Chùm ruột có nhiều công dụng dược tính:
- Trái chứa nhiều vitamin C.
Nước ép từ trái khi trộn với mật ong và uống hàng ngày, ngăn ngừa bệnh lao, hen suyễn, viêm phế quản, chảy máu nướu răng, khiếu nại về đường, nhiễm trùng máu, giảm căng thẳng và được cho là một loại nước uống hỗ trợ cho gan.
- Nước lên men từ trái dùng uống bổ trợ tiêu hoá, đường ruột.
- Vỏ của cây được bào chế thành bột dùng để chữa đau răng, viêm nướu, hay giã với hành tây để hút độc, lở loét ngoài da.
- Cây có lợi cho phụ nữ hiếm muộn nên được xem là đại diện cho nữ thần Lakshimi đầy thịnh vượng.
Với những đặc tính có lợi cho sức khoẻ và giàu vitamin C, nên mỗi nhà chỉ cần trồng một cây là đủ dùng/chế biến thành nhiều thức ăn hay nước uống giải nhiệt.
P/s: Khuyến cáo trường hợp lạm dụng khi sử dụng và sáng tạo chế biến.
Vì là trái cây tự nhiên, giàu vitamin C, nên việc sử dụng nó thường xuyên, hợp lí sẽ mang đến kết quả có lợi như bao trái cây có dược tính khác có trong tự nhiên. Cây không được xem là thuốc đặc trị mang đến kết quả ngay như các loại thuốc tây.Amal (me rừng)Amal (me rừng)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét