Baoh Dalim/Quả lựu
Baoh Dalim là tên tiếng Cham chỉ cho quả Lựu, đây là loài cây có nguồn gốc từ các nước Tây-Nam Á. Trong văn hoá Cham, cây lựu được ghi nhận trong Damnây Cei Dalim (truyện tích Cei Dalim), và đi theo đó là các nghi lễ liên quan đến nhân vật Cei Dalim này. Ngoài ra, hình ảnh hoa lựu (bingu dalim) còn được sử dụng vào trong đồ án điêu khắc trang trí, hình ảnh hạt quả lựu (baoh dalim) còn được sử dụng trong các dạng trang sức chuỗi hạt bằng đá quý, thuỷ tinh.
Cây có tên khoa học là Punica granatum L. Trong tiếng Sanskrit được biết với tên Dalima hoặc Dadima, có lẽ người Cham biết đến loài cây này từ văn hoá Ấn độ, và mượn luôn tên gọi này trong sanskrit mà đặt.
Lựu có nhiều ý nghĩa trong văn hoá Hồi giáo (Islam), trong kinh Qur’an có nhắc đến tầm quan trọng của cây Lựu “trong vườn địa đàng có quả lựu và thật may mắn khi chúng ta có thể trồng được một loại quả của vườn địa đàng”.
Cây cũng được xem là biểu tượng của sự trù phú, sinh sôi nảy nở.
Quả lựu được biết đến là loại cây ăn trái, quả có vỏ cứng chứa các hạt nhỏ bên trong có vị chua ngọt. Quả còn được dùng ép làm các loại thức uống giải khát và cocktail.
Chiết xuất dầu từ hạt được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da, xà phòng, dầu massage. Hợp chất Punicalagin có trong quả lựu chống oxy hoá (hơn cả trà xanh), tốt cho tim mạch, máu, giảm cholesterol, huyết áp và tăng tốc độ làm tan các khối tắc nghẽn ở tim (xơ vữa động mạch).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét