Pics

Pics

2020/06/04

Từ [krong La-a] hay [Cek La-a] đến [Sông Lu]


Từ [krong La-a] hay [Cek  La-a] đến [Sông Lu]



[Sông Lu], tên một con sông thuộc huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận nay.  Là phụ lưu lớn nhất của Sông Dinh (Krong Praong) dài khoảng 50km bắt nguồn từ vùng núi La-A (Là Hà), sông chảy theo hướng nam-bắc cung cấp lượng nước phục vụ canh tác nông nghiệp tại các cánh đồng mà nó đi qua.

[Sông Lu] được hợp  lưu  bởi hai dòng suối chính là [craoh Biuh] (Suối Biêu, vùng giáp ranh giữa Ninh-Bình Thuận) và hệ thống suối  [craoh La-a] (suối Là Hà, giáp ranh giữa NinhThuận – Lâm Đồng) mà thành, và có nhiều tên gọi theo từng vùng mà nó đi qua, đoạn hạ lưu của con sông chảy trên đất bằng tính từ [Banek Maren] (đập Ma-rên) con sông lần lượt đi qua các địa danh nổi tiếng như  [Bal Virapura] (thành phố Hùng tráng), danaw panrang (vũng phan rang, Bàu trúc nay), Bal Caong (Phú Quý nay),  hamu caklaing (cánh đồng Mỹ Nghiệp nay),…

[Sông Lu] vốn thuộc địa phận xứ Panduranga (Phan Rang) vùng đất lâu đời của Champa, chảy ôm trọn thành Virapura (Bal Virapura) nơi đất bằng ở phía hạ lưu và tạo thành một thế Luỹ tự nhiên bằng sông mà người Champa (Cham) gọi là Krong Biuh (Sông Luỹ, giống với sông Luỹ ở Bình thuận và cùng có chung phát nguồn từ [craoh Biuh] Suối Biêu nơi đầu nguồn)  tạo thành một thế luỹ thành bảo vệ Bal Virapura mà người Việt gọi tên phiên âm thành Sông Biêu/Sông Viêu/Sông Diệu/Sông Là Hà, trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí chép lại thành sông Ma-Bố.

Ngày nay chúng ta chỉ còn nghe đến tên [Sông Lu] để gọi tên chính thức cho con sông này, vốn phát nguồn từ [cek La-a] (núi Là Hà/Là a) và cũng là lối phiên âm từ đó mà ra.

Trong tiếng Cham, [La-a] /la-a:/ có nghĩa là cây Là A (thuộc họ tre), từ [La-a] này người Việt phiên âm thành Là-Hà/La/Lu.

Hệ thống [Sông Lu] này với nhiều tên gọi theo từng giai đoạn lịch sử và địa phận nó đi qua, song nó là nhân chứng lịch sử lâu đời, là nguồn mạch sống nuôi dưỡng đồng bằng virapura với đầy đủ hệ thống khai thác dòng nước  tài tình của các đời vua, lưu dấu ấn nhiều nhất với vị vua Po Rame, và cũng là luỹ thành (sông) bảo vệ cho thành phố với tên gọi [krong biuh] (Sông Biêu, sông Luỹ), mà ngày nay bên tả ngạn nơi cuối dòng của nó (Bình Quý nay) còn lưu lại dấu tích về luỹ thành bằng gạch xếp chồng.


Xem thêm bài “Từ [Hamu Bek] cho đến [Quý Chánh]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét