Từ [Huma Ranây] cho đến [Ma-Nới]
***
[Ma-Nới] là địa danh một xã (Xã Ma Nới) thuộc huyện Ninh Sơn tỉnh Ninh Thuận nay một xã thuộc vùng cao/xa của tỉnh, nơi đông người Raglai sinh sống gắn liền với phương thức sản xuất lúa rẫy bằng nước trời và giữ gìn nhiều tín ngưỡng bản địa, Ma-Nới cư trú trên địa hình bằng phẳng và nhỏ hẹp bao bọc xung quanh là núi tạo thành một thế lòng chảo, nơi có con sông Chá đi qua được người dân gọi là [Krong Atah] phát nguồn từ Suối Chá (Craoh Atah) trên dãy núi Chá tức [Cek Atah], một phụ lưu phía hữu ngạn Krong Praong (Sông Cái).
Tên địa danh [Ma-Nới] bắt nguồn từ tên địa danh chỉ cho cánh đồng (đồng bằng cư trú) mà người Raglai chọn làm nơi cư trú có tên là [Huma Ranây]
[Huma Ranây] /hu: ma ranøɪ˨˩/ . Ở đây [Huma] có nghĩa là cánh đồng, đồng ruộng; [Ranây] hay [Danây] có nghĩa là âm vang. Và địa danh này có nghĩa là cánh đồng âm vang “âm vang tiếng suối, tiếng núi rừng do địa hình bao bọc bởi núi tao ra thứ âm vang này”.
[Huma Ranây] đã bị nút âm trong văn nói rút gon lại thành [Ma-Nây] đọc như Ma-Nơi trong tiếng Việt.
Tên địa danh này đã được kí âm lại theo tiếng việt và ghi thành Ma-Noi/Ma Nôi trong bản đồ địa bạ triều Nguyễn khoảng năm 1924. Cũng trong tập bản đồ này [Craoh Atah] được phiên âm thành [Suối Trá!], hay như trong tập bản đồ Việt Nam (phần Phan Rang) được xuất bản năm 1965 có ghi phiên âm thành sông Chá.
Như vậy, ta thấy địa danh [Ma-Nới] đã được phiên âm từ tên một địa danh bản địa có tên [Huma Ranây] (hay Huma Danây) để chỉ cho đặc tính địa hình nơi cư trú mô tả đặc trưng âm vang của núi rừng nơi đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét