Hiện nay, các làng nghề truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mai một và thất truyền. Vấn đề bảo tồn và phát triển làng nghề gốm truyền thống Hamu Craok (Bàu Trúc) cũng là đáng quan tâm với hiện trạng tốc độ phát triển hiện nay.
Trong đó, một trong những bài toán then chốt là quy hoạch và bảo tồn được vùng nguyên liệu đất sét, thứ chất liệu để nuôi hồn gốm Cham Hamu Craok (Bàu Trúc). Vùng nguyên liệu sét thô này được khai thác ở cánh đồng dọc bờ Sông Quao (vốn có tên là kraong Kruec, sông cây quýt rừng), phù sa chứa hàm lượng sét cao được bồi đắp hằng năm để tạo nên vùng nguyên liệu này.
Gốm Cham Bàu Trúc sẽ biến mất nếu không quy hoạch được vùng nguyên liệu Sét này, và để bảo tồn được vùng nguyên liệu này, chúng ta cần cái nhìn xa hơn là phải quy hoạch bảo vệ vùng nguyên liệu đầu nguồn, cái con đường mà thứ phù sa sét này trôi theo dòng nước mỗi mùa mưa về hạ nguồn sông Quao.
Các phụ lưu của con sông Lanh Ra, mang theo phù sa sét từ các dãy núi (núi Lanh ra, Da Ó,...) nhập vào tạo thành dòng Lanh Ra, dòng này đi về phía hạ lưu qua khu rừng có nhiều cây Quýt rừng (Kruec glai) nên có tên Kraong Kruec (đây chính là dòng sông Quao).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét