Cần nhìn lại về một chi tiết kiến trúc Champa.
Đó là chi tiết kiến trúc được trưng bày trong Bảo tàng điêu khắc Chàm Đà Nẵng, phần cấu kiện kiến trúc này được chú thích "Bao Lơn".
Thông tin hiện vật:
Hiện vật được phát hiện tại thành Chà Bàn (Bình Định)
Niên đại khoảng TK12-13
Kích thước: 150x35.5x38 (cm), Lỗ tròn D=2.5cm
Hiện vật nằm lọt thỏm trong góc, thuộc phòng Bình Định-Kontum. Có lẽ đây là hiện vật có ít thông tin nhất cho đến hiện nay.
Đây là hiện vật bằng đá, dạng thanh dài, vuốt cong nhẹ ở hai đầu, thân có chạm hoa văn, đáy có rãnh, chính giữa đỉnh sóng co một lỗ âm.
Qua quan sát, chúng tôi có đưa ra vài gợi ý nhằm xác định lại cấu tạo-chức năng chi tiết kiến trúc với hiện vật này.
- Đây là chi tiết kiến trúc Bờ Nóc (mái) thuộc về một công trình Kiến trúc Đền, hay của tháp tiền điện/tiền sảnh của Kalan chính.
- Hai đầu Bờ Nóc (mái) và khe rãnh âm dưới đáy có tác dụng như một ngàm khoá/cố định thành phần kiến trúc này vào hệ thống kết cấu đỡ mái (xem hình vẽ mô tả)
- Lỗ âm vị trí giữa thanh, trên sóng đỉnh Bờ nóc (mái) có tác dụng để gắn một chi tiết hoa văn kiến trúc.
- Chi tiết Bờ nóc (mái) này, chúng ta thường bắt gặp hình thái kiến trúc này trong kiểu kiến trúc Đền thờ Champa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét