Vì SAO THÁP HOÀ LAI KHÔNG ĐƯỢC DÂN PANDRURANGA THỜ TỰ
Jaya Thiên
Theo truyền miệng dân gian:
Tháp Hoà Lai gắn liền với câu chuyện truyền miệng trong dân gian qua cuộc thi dựng Tháp “ khi người Khmer xâm chiếm lãnh thổ Chiêm thành, PoKlong Garai ra điều kiện xây thi xây tháp. Nếu ngài xong trước thì người Khmer phải rút quân về, còn nếu ngài thua thì phải nhượng đất cho họ. Ỷ vào số đông và tài xây tháp của mình, người Khmer nhận lời thách. PoKlong Garai truyền cho dân chúng lấy tre làm khung, lấy giấy phết làm gạch. Chờ người Khmer sắp hoàn thành tháp của họ, nhân đêm tối ngài cho dựng mấy cây tháp bằng tre, giấy lên. Sáng sớm tinh sương, người Khmer ngủ dậy, thấy tháp của người Chăm đã mọc lên sừng sững, họ đành chịu thua và rút quân về nước. Sau khi đã lo cho dân được ấm no, vua PoKlong Garai hóa thân về trời và trở thành vị thần che chở cho dân chúng.”
Theo Sử:
Khi Satyavarman từ trần, năm 787, quân Java từ ngoài khơi lại tràn vào Virapura cướp phá, sát hại rất nhiều binh sĩ và dân chúng, phá tháp Hòa Lai thờ thần Bhadradhipatisvara tại Virapura. Quân Java chia ra làm hai nhóm, một nhóm bắt nhiều phụ nữ cùng báu vật chở về nước, một nhóm khác chiếm giữ Panduranga. Phải hơn mười năm sau Indravarman I mới đuổi được quân Java ra khơi để khiến thiết lại xứ ở (năm 799). Tại Virapura, nhà vua xây lại tháp Hòa Lai bằng ba tháp mới, gọi là Kalan Ba Tháp, thờ các thần Indrabhadresvara, Sankara và Narayana. Cũng mất m ột thời gian dài Indravarman I mới dẹp yên được một số giặc giã nổi lên từ khắp nơi, như tại Candra (phía bắc), Indra (đông-bắc), Agni (phía đông), Yama (đông-nam), quan trọng nhất là loạn Yakshas (phía nam). Yakshas là những bộ lạc Thượng cư ngụ trên lãnh thổ đế quốc Angkor chứ không phải là quân Khmer.
Năm 1162, Jaya Harivarman I băng hà truyền ngôi cho con là hoàng tử Sakan Vijaya, hiệu Jaya Harivarman II. Năm 1167 Sakan Vijaya bị hoàng thân Vatuv Gramapuravijaya soán ngôi, hiệu Jaya Indravarman IV.
Năm 1288 Indravarman V mất, hoàng tử Harijit lên ngôi, hiệu Jaya Sinhavarman III (Chế Mân), đặt kinh đô tại Vijaya. Mặc dù không triều cống nhà Trần, bang giao giữa Đại Việt và Chiêm Thành rất là thắm thiết. Chỉ một thời gian ngắn sau Chiêm Thành hùng mạnh trở lại, các vương quốc lân bang, trong có Đại Việt cử người sang thông hiếu đều đặn. Nhiều đền đài được xây cất cả tại đồng bằng lẫn trên cao nguyên. Chế Mân cho xây một tháp trên đồi Chok Hala, gọi là đồi Trầu, để dân chúng đến tế lễ, sau này là tháp Po Klong Garai (Tháp Chàm Phan Rang).
*** Từ các dữ kiện nêu trên thì có thể khẳng định rằng Tháp Hoà Lai được nhắc đến trong câu chuyện truyền miệng dân gian nằm trong giai đoạn Vua Jaya Indravarman IV ( tức PoKlong Garai ) tại vì (1151-1205), c ó nghĩa là xuất hiện sau khi cụm Kalan Ba Tháp ( Hoà Lai ) được xây dựng mới lại vào khoảng 799 SCN trên nền Tháp cũ (thờ Bhadradhipatisvara).
Như vậy, để đi đến việc lí giải vì sao cụm Kalan Hoà Lai ngày nay dù nằm trong thành Vijapura (thành phố Hùng Tráng, nay là thôn Palai Bachong, xã Hòa Trinh, huyện An Phước - cách Sài Gòn 310 cây số về phía Bắc trên quốc lộ 1, tỉnh Ninh Thuận) thuộc Panduranga lại không được người dân xứ Panduranga ngày nay không còn dâng lễ, chăm sóc như các cụm Kalan khác cùng trong xứ Panduranga như quần thể Poklong Garai, cụm Kalan PoRame như bây giờ!, ta cần quay lại về lý thuyết Mandala ( Thể chế chính trị liên bang giữa các tiểu quốc ), mà ở đây, các tiểu quốc có lãnh thổ quản lý,quyền thiết đặt, lựa chọn thể chế chính trị, tôn giáo, sinh hoạt văn hoá – tâm linh trong vùng đất mình cai quản mà các tiểu quốc khác không được can thiệp vào như đã cam kết thiết lập liên bang và sự lựa chọn vị thần chính bảo hộ cho vương triều mình.
(( Tham khảo thêm bài: KHẢO LƯỢC VŨ TRỤ QUAN ĐỀN THÁP CHAMPA tại: https://www.facebook.com/notes/jaya-thi%C3%AAn/kh%E1%BA%A3o-l%C6%B0%E1%BB%A3c-v%C5%A9-tr%E1%BB%A5-quan-%C4%91%E1%BB%81n-th%C3%A1p-champa-jaya-thi%C3%AAn/918768431632901/ ))
Như vậy ta có thể thấy được Kalan Hoà Lai khởi điểm được xây dựng từ thời Prithi Indravarman thời kì đầu của Panduranga, kế tiếp là thời Indravanman I dựng mới Kalan Ba Tháp này sau khi bị quân Java tàn phá. Tuy Kalan Ba Tháp này được dựng mới dưới thời Indravaman I để thờ ba vị thần Indrabhadresvara, Sankara và Narayana trong hệ thống các vị thần Ấn giáo nhưng đó chỉ là việc duy trì hệ thống tín ngưỡng thờ thần thuộc Ấn giáo trước đó, bởi trong giai đoạn này vương triều Panduraga chọn nữ thần Bhagavati - vị thần bảo hộ của Panduranga, ta biết Tháp này về sau được biết dưới tên Po Nagar, hay Tháp Bà. Như vậy, ngay trong giai đoạn này thì vị thế của Kalan Ba Tháp thờ ba vị thần Ấn giáo trên có thể không được người dân quan tâm nhiều như vị thần bảo hộ của mình là nữ thần Bhagavati là vợ của Shiva.
*** Tiếp đến giai đoạn Jaya Indravarman IV. Năm 1162, Jaya Harivarman I băng hà truyền ngôi cho con là hoàng tử Sakan Vijaya, hiệu Jaya Harivarman II. Năm 1167 Sakan Vijaya bị hoàng thân Vatuv Gramapuravijaya soán ngôi, hiệu Jaya Indravarman IV.
Jaya Indravarman IV lên trị vì bằng cách soán ngôi từ Sakan Vijya, vì sự tiếm ngôi của mình nên Jaya Indravarman IV bị nhiều vương tôn khác không đồng tình trong đó có PoDam ở Panrik. Để tăng thêm tính chính danh của mình vì thế Jaya Indravarman IV mới xây dựng nên Truyền thuyết về sự lên ngôi của mình là do được Thần linh lựa chọn, từ đây ta có thể lí giải được sự tích về sự ra đời của Jaya Indravarman IV. Cùng với câu chuyện cuộc thi xây tháp được dân gian được lưu truyền, kết thúc giai đoạn của Sakan Vijaya, chối bỏ 3 vị thần trong Kalan Ba Tháp và chuyển sang thờ Shiva - Bhagavati sau này.
( Xem sự tích tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/Po_Kl... ).
Khi lên ngôi Jaya Indravarman IV, vẫn duy trì và chọn Bhagavati là vị thần bảo hộ xứ sở đồng thời với việc thờ Shiva. Như vậy trong giai đoạn của Jaya Indravarman IV chứng minh thêm việc thờ các vị thần trong Kalan Ba Tháp ít được quan tâm nhiều bởi không phải là các vị thần bảo hộ của xứ sở. Trong giai đoạn tại vì của mình Jaya Indravarman IV đã lập được nhiều chiến công, là vị vua tìa giỏi được đông đảo người dân ủng hộ và sau khi mất được dân chúng thờ phượng dưới dạng kết hợp linh tượng Shiva.
Các giai đoạn kế tiếp mà sự hiện diện của quần thể Kalan Poklong Garai được Vua Shihavaman tức Chế Mân xây dựng vào khoảng tk 13-14 để thờ vua thần Poklong Garai dưới dạng linh tượng thần Shiva, và tháp PoRame được xây dựng vào khoảng tk 17 để thờ vua thần PoRame dưới dạng linh tượng Shiva.
Kết luận:
Rõ ràng trải qua các giai đoạn, tuỳ thuộc vào việc vương triều của mỗi tiểu vương quốc Champa được xây dựng phát triển thì các cụm Kalan được các vương triều xây dựng lên để thờ các vị thần mà mình chọn làm vị thần bảo hộ của vương quốc, thì cũng tương ứng với việc thờ cúng của tầng lớp nhân dân lúc đấy. Và tương ứng với tôn giáo chính mà vương triều chọn lựa.
Kalan Hoà Lai được dựng lên để thờ các vị thần Ấn giáo lúc đấy đã hoàn thành nhiệm vụ của mình cùng với vương triều xây dựng và tôn thờ trong cùng hệ thống tôn giáo, và đã nằm ra khỏi sự lựa chọn thờ phượng của vương triều bấy giờ khi mà thần Shiva luôn được chọn thờ như một vị thần Cha tối cao cùng với Thần mẹ xứ sở, dưới dạng linh tượng Linga - Yoni có mặt khắp các xứ sở. Điều này cũng nói lên phong cách kiến trúc Kalan Hoà Lai thuộc 1 trong những phong cách ít thấy nhất trên toàn cõi Champa, mà ta chỉ thấy chút ít mờ nhạt hiện diện với các phong cách nằm trong các Kalan thuộc tiểu vương Vijaya.
Tháp Hoà Lai bên cạnh con đường Cái quan |
Tháp PoKlong Garai ( ảnh chụp năm 1971) |
Tháp PoRame |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét