Tình Trạng Xuống Cấp Nghiêm Trọng Của Dự Án Phục Dựng Khuôn Viên Nhà Truyền Thống Người Chăm Trong Khuôn Viên Tháp Poklong Garai
Jaya Thiên
***
Dự án Phục Dựng Khuôn Viên Nhà Truyền Thống Người Chăm trong khuôn viên Đền Tháp Poklong Garai tuy chưa trụ qua được một mùa nắng xứ này thì đã rụng què ngay dưới chân Tháp. Xin miễn bàn về kinh phí – mục đích dùng để thực hiện một dự án cỡ bự kiểu duy – trùng – phục di tích kiến trúc cổ, mà chỉ xin góp vài lời chủ ý của kẻ tắm nắng, nhón từng bước chân mèo với tậm trạng cảnh giác cao độ để cố gắng ghi lại vài hình ảnh bên trong các đơn vị nhà này, nhân dịp về thăm xứ nắng. Và cũng là tình trạng chung của các dự án phục dựng khác tại Việt Nam.
Tại Việt Nam hiện nay chưa có một chương trình, trường lớp nào đủ tầm để nặn ra một khoa Bảo Tồn – Phục Dựng Di Tích Kiến Trúc Cổ. Nhũng người hiện đang kiêm nhiệm vụ này hầu hết là những tay ngang, vớt vát một vài chiêu che mắt thiên hạ qua những lần đổi trâu bán bò để học được vài thủ thuật này. Các thủ thuật này được xây dựng trên nền tảng: Phá Nát Bét Di Tích.
Khuôn Viên Nhà ở Truyền Thống Của Người Chăm thuộc dạng công trình Kiến Trúc Gỗ. Vậy có những nguyên tắc vàng nào cần ghi nhớ nào trong Kiến Trúc Gỗ:
+ Xác định được Tầm quan Trọng của Kiến Trúc Gỗ
+ Tính Đa Dạng của Kiến Trúc Gỗ
+ Chủng loại – Chất lượng Gỗ
+ Tính dễ Tổn Thương
+ Tình Trạng ngày càng hiếm hoi các dạng Kiến Trúc Gỗ này
+ Sự Đa Dạng của các biện pháp và các xử lý Truyền thống lẫn Hiện đại.
+ …
***
NHỮNG ĐIỂM SAI VÀ TÌNH TRẠNG XUỐNG CẤP TẠI KHUÔN VIÊN NÀY:
*** Về Bố Cục Không Gian:
- Bố cục không gian chật hẹp không đủ để dựng đầy đủ các đơn vị nhà truyền thống mặc dù phần đất đủ thùa.
- Chăm quan trọng nơi cổng vào, nhưng trong dự án này ta có thể thấy cách bố trí cổng đập mặt ngay vào mạn sườn ( thọc mạn sườn ) của “ nhà “ không rõ “ nhà “ gì ngay tại vị trí đáng lẽ là vị trí của đơn vị Sang Tôn.
- Bố cục Sang Mưyâu sai hướng. Lẽ ra hướng chính sẽ quay mặt nhìn mặt Sang Tôn.
- Bố cục Sang Gar, Sang Yơ, Sang Mưyâu rời rạc không liên kết liền mạch tạo ra một không gian một không gian khép kín, kết nối nhau bởi các lối hành lang và lối cửa thông nhau.
*** Về Vật Liệu, Biện Pháp Thi Công:
- Vật liệu chủ yếu để tạo dựng một không gian kiến trúc này bao gồm các vật liệu cơ bản sau: Gỗ, Đá, Hỗn Hợp Đất Sét, Tre, Rơm rạ, Dây rừng ( Dây Mây,…). Nhưng sau khi khảo sát thì ta thấy Dự án sử dụng các loại gỗ tạp, kém chất lượng để làm Kết cấu Cột.
- Đá dùng để đỡ các chân cột này thuộc loại đá tạp, không đồng nhất, không nguyên khối,…Tổng khối lượng Đá để phục vụ Dự án này chưa tới trăm viên, và có thể dùng loại đá Xanh có thừa tại địa phương với giá 7k/viên + Đảm bảo đẹp. Nhưng tìm xanh con mắt tại dự án này vẫn không thấy viên nào.
- Đất sét trộn rơm được thay bằng hỗn hợp: đất sét ít hàm lượng Lanh ( không đủ tiêu chuẩn ) trộn ít rơm + Cát + Xi Măng ( Kĩ thuật pha trộn này tôi mới thấy lần đầu ).
- Vỏ bao che bên ngoài bằng đất sét trộn rơm được thay bằng đất sét ít hàm lượng Lanh ( không đủ tiêu chuẩn ) trộn ít rơm + Cát + Xi Măng ( Kĩ thuật pha trộn này tôi mới thấy lần đầu ). Hệ khung xương được đan bằng tre chẻ, được buộc bằng dây rừng tạo thành các ô vuông có kích thước khoảng 20x20cm được thay bằng hệ thanh xương rời rạc, kích thước các ô vuông lớn hơn 30cm buộc lại bằng sợi thép.
- Hệ khung sàn cách đất tại dự án được tận dụng lại các thanh xà gồ tạp, kém chất lượng, sàn lót ván bằng gỗ Cốt Pha được dùng làm Cốt Pha trong các công trình xây dựng hiện nay, chỉ dùng được 1 lần rồi bỏ. Hệ vách ngăn các không gian các phòng cũng được dùng loại ván Cốt Pha này.
- Hệ mái sơ xài, không đúng quy cách, các thanh xà gồ, li tô được tận dụng triệt để từ các thanh xà gồ tạp, ván Cốt Pha,…
- Không gian Bếp sai, và cái sai trầm trọng nhất là vị trí – quy cách bếp lửa.
- Lại kèm vài cây que sắt làm cây Thu Lôi,…
- V.v…
Quy Cách – Phương Pháp Phục Dựng tại Dự án này không tuân thủ được những tiêu chí vàng, không tôn trọng giá trị phục vụ, không có sự đồng bộ trong việc lựa chọn vật liệu, đặc biệt là loại kết cấu Gỗ với kĩ thuật ghép mộng, phương pháp thi công sơ xài, với các liên kết bằng cách đóng đinh, siết bulông,…Không xử lý theo kĩ thuật truyền thống,…
*** Để chỉ ra hết các điểm sai ( sai nghiêm trọng ) của dự án này về mặt Công Trình hiện hữu thôi đã không đủ thời gian, chứ chưa kể đến mặt Giá Trị Văn Hoá, Triết Lý của một khuôn viên Chăm. Nên xin trích vài hình ảnh để cho mọi người nghía qua cho nhanh gọn. Mọi thắc mắc hay ý kiến trao đổi thêm sẽ xin trả lời vào một ngày mát trời.
Cổng vào!!! |
Vài thanh sắt nhô lên làm cột thu lôi chống sét!!! Có tác dụng!!! |
Sàn lót bằng cốt pha rẻ tiền dùng 1 lần trong xây dựng dễ mục nát |
Bếp!!! Sai với quy cách bếp Chăm, sàn bếp là sàn đất và tiếp đất. |
Hỗn Hợp đất sét không đúng tiêu chuẩn quy cách,... |
Các Thanh Lam che được liên kết bằng Đinh thay vì Đục Lỗ Ngàm( Phản Kĩ Thuật lắp ghép gỗ ) |
Vị Trí Sang Mưyâu sai hướng |
Dòng Cảnh báo về tình trạng Dự Án |
Có thể nhìn rõ hệ khung xương lớp vỏ bao che |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét