Pics

Pics

2020/08/21

Kết quả công tác trùng tu Đền-tháp Po Ina Nagar

 Kết quả công tác trùng tu Đền-tháp Po Ina Nagar

***

Quần thể đền-tháp Po Ina Nagar là một quần thể công trình kiến trúc tôn giáo của Champa, thờ các vị thần Champa, trong đó tên gọi cho quần thể này được đặt theo tên của thần Mẹ Xứ Sở Po Ina Nagar, quần thể đền-tháp được xây dựng trên một quả đồi cao khoảng 12m ngay bên cửa sông Cái (Pabah Praong).
Những bia ký còn sót lại cho chúng ta biết khu đền-tháp đã được xây dựng và tu bổ qua nhiều thời kỳ từ tkVII-XII, trải qua nhiều biến cố lịch sử khu đền tháp đã dần xuống cấp hư hại.
Trong những năm đầu tkXX, quần thể đền tháp đã được sự chú ý của các giới khoa học Pháp quan tâm, trong đó có H.Parmentier, trong cuốn “Monument Cams De L'Annam” được xuất bản năm 1909, H.P đã thực địa đo vẽ, ghi chép khảo tả hiện trạng quần thể đền tháp Po Ina Nagar này. Tại bản vẽ đính kèm ở trang 36, ông đã công bố bản vẽ tổng thể hiện trạng vị trí mặt bằng quần thể đền tháp (xem hình đính kèm), trong đó có những tháp đã hư hại nghiêm trọng chỉ còn ghi nhận được phần đế tháp. Các ghi chép của H.P vẫn luôn là nguồn tư liệu quan trọng để dùng làm đối sánh trong công tác tôn tạo, trùng tu di tích kiến trúc đền tháp này.
Là một công trình kiến trúc tôn giáo có giá trị đặc sắc, nên từ sớm, vào những năm 30 của tkXX quần thể đền tháp đã được người Pháp trùng tu lần đầu trong nỗ lực ngăn chặn sự đổ vỡ của các ngôi tháp, đến những năm 90 của tkXX đền tháp lại được trùng tu lần nữa, đợt trùng tu gần đây nhất vào năm 2010 trong nỗ lực trùng tu cho ngôi tháp Nam, cũng là đợt trùng tu có khối lượng lớn để tái định hình lại hình dáng kiến trúc đối với ngôi tháp nam này.
Vậy, qua những đợt trùng tu trên ta đã đạt được những kết quả nào?
(1) Về tổng thể mặt bằng, dựa trên bản vẽ của H.P ta thấy các tháp D, E, G đã mất vết, hay chỉ còn vết tích nhỏ về hệ thống nền móng bị thay thế, lấp dưới các công trình phụ, hay trở thành lối đi lại bên trên được lót gạch sân. Đáng lẽ thay vào đó chúng ta cần lập vành đai bảo vệ tính nguyên vẹn hiện trạng di tích, ngăn chặn các hành vi xâm hại đến tính nguyên vẹn hiện trạng ấy mà trong Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử văn hoá đã được Bộ Văn hoá – Thông tin ban hành tại Quyết định 05/2003/QĐ-BVHTT.
(2) Hiện trạng các tấm bia đã chuyển dời khỏi vị trí cũ, đặc biệt có một tấm bia bằng chữ Cham cổ bị xếp vào góc khuất, nhường chỗ cho các tấm bia dựng lại bằng chữ Việt, Trung quốc để phục vụ du lịch.
(3) Dự án trùng tu ngôi tháp Nam (kí hiệu B, trong bản vẽ của H.P) là đáng chú ý hơn cả.
Dựa vào bản vẽ chi tiết của H.P trong sách đã dẫn và “Le sanctuaire de Po-Nagar à Nhatrang” cùng tác giả để so sánh đối chiếu với kết quả trùng tu đối với ngôi tháp này năm 2010:
- Kiến trúc của ngôi tháp Nam (B) này có hình dạng kiến trúc đặc biệt với hệ mái cong vòm bầu dần đều lên đến đỉnh mái, kết thúc tại cạnh góc là điểm viền cong vòm theo dạng mái này. Nhưng qua kết quả trùng tu chúng ta thấy rằng hệ mái cong vòm bầu đều này đã không được thực hiện điểm viền góc, nhìn bằng mắt thường ta thấy hệ mái bị gãy khúc khi gần đến ngọn.
-Phần chóp tháp qua kết quả trùng tu, bị biến thành hình bầu tròn như kiểu bầu hồ lô (trong phong cách chóp tháp Champa không có motif bầu tròn hồ lô nào để làm đối sánh tương tự) và khác xa với mô tả của H.P rằng phần chóp tháp này (phần đế chóp) có dạng hình cạnh múi, và tiếp giáp giữa chóp tháp và đỉnh mái tháp có motif điêu khắc tượng bò thần, nhưng kết quả trùng tu không thể hiện được đúng như nguyên bản.
(4) Loại vật liệu gạch dùng trong công tác trùng tu không phù hợp như trọng lượng gạch nặng lơn, đặc không có khả năng thấm hút và khô nhanh nên gây ra hiện tượng gạch bị ngậm nước lâu khô, chỉ qua hai ngày mưa thì xuất hiện hiện tượng gạch mới bị ngậm nước và thấm ngược dột nước vào bên trong (đối với tháp Nam) gây ra hiện tương ẩm mốc bám rêu trên lớp gạch mới.
*** Từ những điểm trên chúng ta có thể đặt ra câu hỏi chất vấn cho công tác trùng tu đối với đền tháp này về:
- Dựa vào motif kiến trúc nào mà các nhà trung tu dựa vào đấy để định hình và xét duyệt về hình dạng kiến trúc của tháp trong công tác trùng tu của mình (đặc biệt là hệ thống mái và chóp mái tháp Nam)?
- Tiêu chí nào để quyết định phê duyệt về việc thay thế kỹ thuật, chất liệu cũ bằng kỹ thuật chất liệu mới? và đã trải qua quá trình thí nghiệm vật liệu ấy có những kết quả mang tính khả thi khi áp dụng?

Bản vẽ mặt bằng hiện trạng đền tháp Po Ina Nagar đính kèm trong cuốn “Monument Cams De L'Annam” của H.P
Bản vẽ mặt bằng hiện trạng đền tháp Po Ina Nagar đính kèm trong cuốn “Monument Cams De L'Annam” của H.P







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét