Pics

Pics

2020/12/23

𝐁𝐀̀𝐈 𝟒: CHÚNG TA HIỂU GÌ TỪ CÁC THÔNG ĐIỆP?

 𝐁𝐀̀𝐈 𝟒: CHÚNG TA HIỂU GÌ TỪ CÁC THÔNG ĐIỆP?

Như ở các bài trước về “Khảo sát mối tương quan giữa cạnh Yoni với các thành phần kích thước của đền tháp Champa”, chúng tôi đã giới thiệu về phương pháp vẽ Mandala tháp Champa và mối tương quan của nó với hình học tỉ lệ vàng.
Như chúng tôi đã giới thiệu, kiến trúc đền-tháp Champa có cấu trúc mô phỏng cấu trúc vũ trụ thu nhỏ, biểu diễ sự hiểu biết này dưới dạng một Symbol từ 2D đến 3D, ở đó Atman kết nối với Bharman của chính mình bằng một sợi chỉ thông linh.

Ngoài những kĩ thuật xây dựng, công nghệ vật liệu,…mà đến nay chúng ta vẫn chưa lí giải được, hay chưa đi đến sự thống nhất thì chúng ta vẫn còn mù mờ trong lối tiếp cận thực sự từ bên trong. Hay chúng ta từ chối nó, một dạng phản xạ tự nhiên khi chúng ta chỉ ở bên ngoài nó?!. Các tiền nhân, những người nắm giữ kĩ thuật, bí mật của đền-tháp Champa đã không còn, chúng ta cũng không tìm thấy được các văn bản (vật thể) nào được tìm thấy về đồ án đền tháp này. Nhưng,...không vì thế mà nó bị thất truyền, hẳn các tiền nhân đã chiêm nghiệm và biết đâu là phương thức bảo lưu bền vững nhất cho dù các văn bản hành văn dẫu không còn. Đó là bằng cách lồng ghép các thông điệp của nó vào các câu chuyện sáng thế, các truyền thuyết dân gian gần gũi với đời sống xã hội, nghiêm ngặt bởi hệ thống các phương thức hành lễ tôn giáo mà không dễ bị xoá bỏ hay thay đổi được cái cốt lõi giá trị, các nguyên tắc trong việc tính kích thước xây dựng nhà cửa, đồ dùng, hay ngay cả dệt vải.... Các giá trị phi vật thể như các câu chuyện huyền thoại, truyền thuyết,…chúng biểu hiện bên ngoài là những câu chuyện hư ảo, không thực, đôi khi bất hợp lí,…bởi lồng ghép nhiều giá trị khác nhau, đồng thời cũng xuất hiện nhiều dị bản bởi do phương thức lưu truyền bằng miệng qua lối kể chuyện, nhưng bên trong nó đang ẩn tàng về bí mật, thông điệp đã được tiền nhân gửi gắm bên trong.

Trong bài này chúng tôi sẽ diễn giải, giới thiệu về giá trị thông điệp này thông qua câu chuyện sáng thế Po Ina Nagar (Mẹ Xứ sở)

Về truyền thuyết mang tính vũ trụ luận tôn giáo cho rằng:
“… Bà là vị thần từ cõi trời xuống trần gian, Bà có 97 người chồng, 36 người con tượng trưng cho 37 màu máu, 37 màu máu biến thành 37 giống cây trồng, vật nuôi và các tục lệ cúng thần khác. Thân thể bà đồng nhất và tượng trưng cho các phần khác nhau của vũ trụ: Thân của bà chính là bầu trời, đầu của bà chính là mũ đội của các vị vua, của các sư cả Balamôn, cánh tay của bà tượng trưng cho Sao Cày, đôi chân bà là sao Bắc Đẩu, răng của bà rìu đá của thần Sấm Sét, …”
Một dị bản khác thì cho rằng: “Nữ thần Po Ina Nagar với tên gọi đầy đủ là Po Yang Ina Nagara được sinh ra từ mây trời và từ bọt biển, nữ thần đã hiện thân dưới hình dáng một khúc gỗ kỳ nam nổi trên mặt biển. Bà có 97 người chồng, trong đó Po Yang Amô là người yêu có nhiều mãnh lực nhứt, và bà đã sinh 38 người con gái, đều cũng đã trở thành nữ thần như mẹ. Bà đã tạo sinh ra đất đai, cây kỳ nam và lúa gạo, không khí chung quanh bà đượm mùi thơm của lúa và chính bà đã đem sinh khí cho cây sung thần”

Mỗi bộ phận của cơ thể của Po Ina Nagar còn tượng trưng cho từng bộ phận của vũ trụ:
- Thân mình Po là phần trời (rup Po Ina Nagar sidah tok ka lingik).
- Ðầu Nữ thần là mão đội đầu của các vị cả sư (Cham Ahier) (akaok Po Ina Nagar sidah tok ginrang po adhia)
- Cánh tay Po, sao lưỡi cày (tangin Po Ina Nagar sidah tok ka batuk baoh lingal
- Ðôi chân Po, sao Bắc đẩu (takai Po Ina Nagar sidah tok ka batuk ahaok).
- Răng Po, lưỡi rìu đá thần sấm sét (takei Po sidah tok ka katal klak di kayau).
- Giọng nói của Po, tiếng sấm sét (sap po sidah tok ka gram manhi min)
- Hơi thở của Po, là gió, bão (jawa Po sidah tok ka angin, rabuk min)
- Võng nằm (kiệu khiêng) của Po là 4 hướng Ðông, tây, nam, bắc (ayun Po sitah tok kapun, pai, ut, dak, mraong ,barak).
- Po Ina Nagar có 8 cái bùa phép (dalapan takai sarak). Mỗi cái bùa Po Ina Nagar lập ra trời đất, mặt trời, mặt trăng (yang harey, yang bilan), thân thể con người; tạo thành Chăm Ahier, Chăm Awal. Po Nagar còn tạo ra lịch pháp, dạy người Chăm biết sử dụng ngày tháng năm.
- Tư liệu Chăm còn viết đến sự đấu tài giữa Nữ thần mẹ Po Ina Nagar và thần Cha (Po yang ama) trong việc tạo dựng vũ trụ. Po Ina Nagar thắng thế, vì vậy Po Ina Nagar lại sinh ra thần Cha (Po yang ama, thần Siva (on sibaiyon), và sinh ra 9 vị thần khác cùng các vị vua Chăm để cai quản đất nước (Po Ina Nagar trun salipan yang gréh padang nagar palei).
Qua câu chuyện sáng thế của Mẹ xứ sở Po Ina Nagar, ta thấy ở trong đó, hay chính Po là đại diện hình ảnh cấu trúc vũ trụ, mà trong đó ta đọc được các con số được liệt kê dưới đây:
- Po Ina Nagar là duy nhất, tạo ra tất cả (0) -> (1) -> (2) -> (3). (hư vô -> Trụ đá -> Linga-Yoni -> Brahma-Vishnu->Shiva).
- Với cơ số (4),(8) Po lập ra cặp nhị phân (2): Trời|Đất; Mặt Trời|Mặt Trăng; Đực|Cái; Ahier|Awal.
- Cái võng (hình thoi 4 cạnh) Po nằm tạo tạo thành (4) hướng, trục Đông-Tây, Nam-Bắc
- Po có 36 (4x8) người con đại diện cho (36+1) thiên cang, 36 tử huyệt chính của cơ thể.
Trong đó 36/3 =12 = (4+8); 36x3 = 108 = (36+72); hay 3+6 = 7+2 = 108/12 = 9. Với 12 cung, cũng là 12 kinh mạch chủ, hay 12 chòm sao chủ của bầu trời.
- Po có 97 người chồng (thần Cha) tức (96+1) = (4+8)x8 +1 = 32x3+1.
- Po tạo ra (9) vị thần, (9) vị vua để cai quản đất nước.
- Cánh tay Po là Chòm Sao Cày (Orion)
- Đôi Chân Po là chòm Sao Bắc Đẩu (Big Dipper)gồm 7 sao chính và 2 sao phụ.
- Răng Po, lưỡi rìu của thần Indra, chính là chòm sao Thập tự phương nam.
- Hơi thở Po là Gió, Bão, có ngôi sao đại diện là chòm sao Lạp Hộ (Betelgeuse)
- Giọng nói Po là tiếng sấm sét,…
Các con số xuất hiện cùng các hệ cơ số của nó, chúng có mặt trong các nghi thức hành lễ, trong sinh hoạt hằng ngày của người Cham hiện nay và đi kèm là các nguyên tắc.
Ngoài ra, người Cham quan niệm mỗi con người chúng ta cũng được ví như Bimong, tức như toà tháp, hay chính là sự tương đồng giữa con người với vũ trụ.
“Cham ngak Bimong di batuk ahaok” tạm dịch “Người Cham dựng đền ở/tại sao Thất tinh”. Hay chính cấu trúc (7)-(9) ngôi sao cấu thành chòm sao Thất tinh này chính là tâm điểm, là lỗ rốn, nơi mà các linh khí tụ lại, tại đây ta đặt nơi để dựng tháp, và chính ngọn tháp là sợi chỉ kết nối, truyền dẫn dưỡng chất để sinh tạo, như Brahma được sinh ra từ lỗ rốn của Vishnu, thông qua một sợi chỉ (dây rốn) thông linh. Như một đứa trẻ cần trải qua 9 tháng trong một cái bào của mẹ, mọi dưỡng chất, dưỡng khí để nuôi dưỡng đứa bé đều được truyền dẫn qua sự thông linh của dây rốn, như một biểu tượng tượng trưng cho một quá trình tái sinh trong một đám tang Cham, thi hài của người khuất được đặt trong một cái bào sợi dây thông linh kết nối từ lỗ rốn đến tấm Lâmlim (tượng trưng cho vũ trụ) được treo bên trên cái bào, trải qua 9 tháng nằm bào (tượng trưng) để được tái sinh thông qua nghi thức đám thiêu. Ắt hẳn Kalan chính của một quần thể đền tháp Champa phải là tâm điểm, là lỗ rốn, mà ở đó chính nó tự trở thành sợi chỉ thông linh kết nối với tâm điểm năng lượng vũ trụ tương ứng với chòm sao Batuk ahaok (Bắc Đẩu).
Trong các con số, chúng ta chú ý thêm về dãy số 36-72-108 (tương ứng với tỉ lệ 1:3:9) với 108 = (36+72). Trong đó 36 đại diện trời, 72 đại diện đất, tổng hoà kết nối ta có con số 108 là căn bản của vũ trụ, và bởi mỗi chúng ta là là một tiểu vũ trụ nên 108 cũng chính là cái toàn vẹn của con người, với 108 đại huyệt chính, 108 phân khúc, 108 này cũng chính là số hạt trong chuỗi tràng hạt mà Po Adhia (Cả sư) nắm giữ,…
Thử so sánh bằng một phép tính mà con số 108 này xuất hiện với 3 điểm mốc Mặt Trăng – Trái Đất –Mặt Trời, ở đây chúng tìm ra kết quả thú vị sau: Khoảng cách giữa trái đất và mặt trời gấp 108 đường kính mặt trời, khoảng cách giữa trái đất và mặt trăng gấp 108 lần đường kính mặt trăng, đường kính của mặt trăng gấp 108 lần đường kính trái đất.
Vậy con số 108 này có ý nghĩa gì trong đền-tháp Champa? Trong bài viết tiếp theo chúng tôi sẽ trình bày mối tương quan hình học giữa các hành tinh với nhau qua phép vẽ hình học dây.








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét