CẤU TRÚC LÀNG , NHÀ CỬA TRUYỀN THỐNG NHẬT BẢN – CHĂMPA.
NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT.
Jaya Thiên
2015/12 – Yamagata, Japan.
Cơ
cấu Làng, cấu trúc của ngôi nhà nhìn chung đều dựa vào điều kiện môi trường tự nhiên, nơi ở đó con người quần tụ lại sinh
sống và canh tác. Chính yếu tố này mà
hình thành nên cái cốt lõi văn hoá, tập quán sinh hoạt của cộng đồng nơi đó.
Trong đó có cơ cấu làng mạc và nơi trú ngụ thích nghi sao cho đảm bảo điều kiện
thuận lợi nhất cho cộng đồng ấy.
1.
VỀ TỔ CHỨC LÀNG .
Sự hình thành làng mạc như đã nói là dựa
vào điều kiện môi trường ( Bao gồm địa hình và khí hậu,…) mà hình thành nên cái
đặc trưng làng mạc ấy. Sự hình thành làng mạc này nhìn chung do nhu cầu quần cư
lại để cùng canh tác, sản xuất và bảo vệ, hỗ trợ lẫn nhau để chống chọi với
thiên nhiên mà hình thành nên cụm, quần cư lại giữa các gia đình mà dần trở thành
đơn vị Làng.
Các đơn vị làng này được hình bởi các tộc
họ, có mối quan hệ thân thuộc với nhau, với Chăm thì đơn vị này được tính theo
” Kut”, hay theo nhóm có cùng chung tôn giáo tín ngưỡng giống nhau, các đơn vị
nhỏ nhất là quần thể các đơn vị nhà ở tụ cư theo nhóm tộc họ và tín ngưỡng
chung ấy nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất hay sinh hoạt cộng đồng tín ngưỡng
chung ấy.
Các đơn vị làng ngày càng rộng mở và nhiều
hơn do sự phát triển dân số hay việc khai hoang vùng canh tác mới mà từ đó lại
hình thành nên những đơn vị làng khác. Những người được tách ra trong làng cũ
thường dẫn theo gia đình, bà con thân thuộc đến nơi mới để khai hoang vùng canh
tác, từ đó hình thành nên các tộc họ mới.
Sự tương thích với điều kiện canh tác,
vùng địa hình đã hình thành nên nhóm làng mang đặc tính tương thích ấy, như
làng trung du, làng cao nguyên, làng ven biển,…Góp phần tạo nên sự đa dạng
trong cơ cấu tổ chức làng.
Cơ cấu tổ chức Làng dựa trên cơ cấu đặc
thù của vùng canh tác, mà canh tác nông nghiệp chính là cốt lõi để hình thành
nên cơ cấu tổ chức ấy. Tổ chức không gian tuy có sự khác biệt tuỳ theo địa hình
môi trường sinh sống nhưng chủ yếu vẫn dựa trên tổ chức nông nghiệp là nền tảng
chính.
Trong cộng đồng tụ cư này tính cộng đồng
được nâng cao và có yếu tố quan trọng thể hiện qua các “ Luật – Lệ “ làng, nhằm
đảm bảo và duy trì tính khách quan trong sinh hoạt cộng đồng, nó còn thể hiện
tính “ tự trị “, tự quản của làng. Mỗi tộc họ, gia đình còn có thêm các điều lệ
riêng đối với tộc họ và gia đình riêng của họ. Nó đặt ra các quy chế để các
thành viên phải có trách nhiệm với cộng đồng với gia đình, duy trì an ninh, xây
dựng, sản xuât ,bảo vệ và gắn kết cộng đồng làng lại với nhau nhằm xây dựng một cộng đồng bền vững. Các luật – lệ này không
mang tính pháp chế ( quyền trị )mà hình thành dựa trên nền tảng đạo đức, phong
tục tập quán tín ngưỡng mang tính nhân văn cao, nhằm hình thành một cộng đồng
thân thiện, lấy nền tảng đạo đức và tín ngưỡng làm cốt. Bất cứ ai vi phạm sẽ bị
luật-lệ này khép tội tuỳ theo mức độ và sự việc mà xử, bị cộng đồng dè biểu mà
xấu hổ rời bỏ khỏi làng ấy.
Tính cộng đồng này còn được thể hiện
thông qua các nghi thức tín ngưỡng. Tuy có sự khác nhau về mặt tín ngưỡng tôn
giáo, nhưng giữa Chăm và Nhật bản vẫn có sự tương đồng thể hiện qua việc thờ
cúng ông bà tổ tiên, các vị thần tự nhiên,…Và nhờ có tín ngưỡng như vậy mà các
thành viên trong làng có dịp để nâng cao, gắn kết tính cộng đồng lại với nhau
qua các dịp cúng lễ, hội hè, tập quán tín ngưỡng chung,…
Trong cộng đồng ấy, họ chọn những ai có uy
tín về mặt đạo đức, am hiểu về canh tác sản xuất để đứng ra đại diện làng phân
xử, và duy trì cái luật-lệ ấy. Về mặt tôn giáo họ chọn những ai có đạo đức và
am hiểu về phong tục tín ngưỡng làm đại diện để duy trì tín ngưỡng. nuôi dưỡng
tinh thần của cộng đồng và được truyền dạy cho các thế hệ tiếp để đuy trì tính ổn
định ấy.
2.
VỀ NHÀ Ở.
Mô hình cộng cư Làng được hình thành dựa
trên đơn vị nhỏ nhất chính là đơn vị nhà ở. Nhà ở đảm bảo sự an toàn, che chở
cho con người tránh khỏi các thiên tai tự nhiên hay thú dữ,…Tuỳ vào vùng khí hậu
hay địa hình mà con người biết cách xây dựng cho mình một nơi trú ngụ thích hợp
nhất.
Giữa Nhật bản và Chăm có nhiều điểm
tương đồng từ khâu chuẩn bị làm nhà cho đến khâu vào nhà mới.
2.1.Khâu chuẩn bị:
Việc dựng nhà đối với mỗi người là việc
hết sức quan trọng, và là việc cần làm nhất để đảm bảo một nơi trú ngụ an toàn,
để an tâm sản xuất. Để chuẩn bị cho việc dựng nhà này cần phải chuẩn bị trong
thời gian dài, cho dù quy mô như thế nào thì cũng đảm bảo sự an toàn cho người
trú ngụ trong nó.
Trước kia, để dựng được một ngôi nhà cần
phải lên kế hoạch kĩ càng, về việc tích góp nguyên vật liệu, về huy động nhân
công dựng nhà ( hàng xóm, người nhà góp công là chính ),…Trong đó việc tích góp
nguyên vật liệu là quan trọng và tốn nhiều thời gian nhất quyết định đến việc dựng
nhà. Nguồn nguyên liệu chính và dồi dào được cung cấp từ tự nhiên nơi họ sinh sống,
các nguồn nguyên liệu này bao gồm: Gỗ, tre, đất sét, cát, đá, sỏi, rơm rạ,
cói,…Các nguồn nguyên liệu này đều khai thác trong tự nhiên, thân thiện với môi
trường.
Nhà truyền thống với kết cấu hệ khung gỗ
chịu lực, nguyên liệu gỗ được khai thác trong rừng tự nhiên. Và việc khai thác
nguyên liệu gỗ này cũng đòi hỏi những nghi lễ quan trọng gắn liền với nó.
Trước khi vào rừng khai thác gỗ, người
nhà phải chọn được ngày tốt để khởi hành. Chủ nhà cùng các nhóm thợ gỗ sẽ đến vị
trí đã định sẵn. Tại đó Chủ nhà sẽ đại diện nhóm thợ gỗ làm lễ trình báo với thần
rừng, thần núi chủ yếu thông báo cho thần rừng/ núi biết về việc nhóm thợ xin
chặt cây rừng về để dựng nhà cửa và cầu mong sẽ được an lành trong suốt quá
trình khai thác gỗ trong rừng. Thường chủ nhà sẽ đi theo, hoặc giao cho một người
mình tin tưởng để đảm nhận vai trò giám sát này, bởi có những kiêng kị nghiêm
ngặt và tránh gây ảnh hưởng xấu nhất có thể xảy ra, nhất là việc khai thác gỗ
xà nóc ( đòn dong )…
2.2.Khâu chọn đất, xem hướng nhà.
Khâu chọn đất, xem hướng nhà không kém
phần quan trọng trong quá trình xây dựng một nơi để an cư. Nó quyết định đến
phương thức canh tác và sức khoẻ của những ai định cư trên mảnh đất ấy. Với người
Champa dựa trên thuật sau đây mà chọn đất dựng nhà.
" Cek mưraong Kronk barak" ( Núi đằng Nam, Sông đằng Bắc ).
“Glaong di Pai bíer di Pur, Glaong di Dak biér di Ut” (Cao đằngTây, thấp đằng Đông, cao phía Nam, thấp phía Bắc).
Nhật bản và Champa tuy có chút khác biệt
về địa hình và khí hậu, nhưng nhìn chung vẫn có nhiều điểm quan trọng như nhau
trong khâu này thể hiện qua quan niệm dựa trên thuật “ Phong thuỷ “ để lựa chọn
khu đất và chọn hướng đặt/dựng ngôi nhà ấy. Theo quan niệm, hướng Đông
và hướng Nam là hai hướng lý tưởng cho ngôi nhà nhưng hướng nhà tốt nhất là
theo hướng Đông - Nam bởi như vậy sẽ thuận lợi trong làm ăn và cuộc sống gia
đình. Nhưng việc quan niệm hướng này tại mỗi vùng miền lại có những khác biệt,
có nơi cho rằng làm nhà chính diện hướng Đông hay Nam sẽ không tốt, sẽ bị ma
quỷ quấy phá, hoặc có ít nơi quan niệm hướng Bắc là hướng tôt. Nhưng nhìn chung
quan niệm hướng Đông-Nam vẫn là hướng tốt nhất. Là hướng mang đến nhiều điều
tốt lành cho gia chủ.
Đó là trong trường hợp tốt nhất để lựa chọn hướng cho ngôi
nhà, tuy nhiên người ta cũng dựa theo vị trí, địa hình mà chọn ra hướng phù hợp
cho ngôi nhà chứ không nhất thiết phải theo đúng hướng như trên. Ví như nhà
cạnh núi hay sông và có vài trường hợp sẽ không tuân theo được như quan niệm
trên, nhưng người ta sẽ chọn thế nhà dựa lưng và núi hay có mặt tiền trước ngôi
nhà được thoáng đãng thì như vậy là tốt.
2.3. Khâu Xây dựng và hoàn thành.
Là những cư dân phát triển trên nền tảng nông nghiệp là chính
nên tất cả các nghi lễ dân gian đều liên quan đến các vị thần tự nhiên,…Và thế,
nên trong khâu dựng nhà này như người Champa thì người Nhật Bản cũng làm lễ
động thổ tại khuôn viên khu đất xây dựng, ngày để tiến hành nghi lễ động thổ
thường được diễn ra vào những ngày tốt, nhằm trình báo cho thần đất biết về
công việc xây dựng và mong cầu sự an lành đến trong quá trình dựng nhà và về
sau.
Bố cục không gian tổng thể bao gồm căn nhà chính và những
công trình phụ cạnh đó. Tuy nhiên do có sự khác nhau về diện tích mặt bằng khu
đất mà bố cục không gian mặt bằng xây dựng của người Champa có phần đa dạng hơn
như việc bố trí các không gian phụ ( nhà để nông cụ, chuồng gia súc, …)
Hệ kết cấu là khung gỗ chịu lực,
với các cây cột gỗ chịu lực chính được khai thác trong rừng, thừa hưởng kĩ
thuật ghép mộng và dùng dây rừng buộc chặt,…Lớp tường bao che làm bằng đất sét
trộn rơm với cốt tre bên trong nhằm tăng tính liên kết bền chặt cho hệ tường. Các
cột được đặt lên trên các đá tảng đã được gia công có tác dụng không làm các
chân cột bị ẩm mốc mà mục nát chân cột, và theo đó hệ nền sàn được nâng lên cao
khỏi mặt đất một khoảng 50cm thành hệ khung sàn lót ván nhằm cách ẩm, và tạo thành dòng đối lưu thoát
khí ngay phía dưới hệ sàn này, và tại không gian nền đất sét đầm chặt thì với
kĩ thuật pha trộn đất sét và đầm chặt lại thì hệ nền sàn đất sét này có độ cứng
cao, không thấm nước, có độ dày sau khi đầm chặt khoảng 35cm. Kết cấu 4 mái, khung
vì kèo chịu lực chính, tấm lợp bằng rạ, cói,…
Tuy nhiên ở hệ mái này ta thấy
có sự khác biệt do tính chất thời tiết khí hậu của hai nơi, với khí hậu của
Nhật Bản chịu ảnh hưởng của mưa dầm và tuyết rơi, nên họ đã phát triển hệ mái dốc,
cao nhằm thoát nước mưa nhanh và không động tuyết. Nên ta có thể thấy hệ mái
này có chiều cao bằng cả hệ thân nhà, nhìn tổng thể như một khối hình tam giác
nhô lên khỏi mặt đất,và với hệ tam giác này đã tạo cho khung hình kết cấu của
ngôi nhà thêm phần vững chắc và cân bằng hơn. Còn với người Champa thì do đặc
tính khí hậu khô nóng là chính, nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của sức gió mạnh
vào mùa gió nên hệ mái có phần thấp và thoải hơn nhằm tăng tính ổn định hình
học chịu lực cho tổng thể ngôi nhà. Và nhằm tối ưu thích nghi với điều kiện
thời tiết mà người Champa đã tạo nên hệ hai lớp mái, với lớp mái dưới bằng đất sét,
mái trên bằng cỏ tranh, rạ,…để cách nhiệt, đối lưu không khí mang đến cho ngôi
nhà luôn đạt đến trạng thái nhiệt tốt nhất.
Về bố cục không gian bên trong
ngôi nhà có phần khác nhau do sự khác biệt lớn về diện tích mặt bằng sinh hoạt
nên cấu trúc mặt bằng của ngôi nhà Nhật Bản có mặt bằng tổ hợp với các không
gian chia làm 3 phần chính như: Không gian đất nền, không gian lót gỗ, và không
gian thờ tổ tiên, bởi bố cục tổ hợp như vậy nên hệ vách ngăn, cửa kéo của Nhật
Bản có tính linh động phù hợp với không gian ấy. Còn với người Champa có bố cục
không gian phân tán bao quanh khu đất xây dựng, bao gồm các công trình phụ
riêng biệt, tách rời với ngôi nhà chính. Điểm khác biệt khác mà ngôi nhà Champa
khác với nhà Nhật Bản đó chính là hệ tường lam gỗ có tác dụng cản bớt nắng gắt chiếu
trực tiếp vào ngôi nhà, tạo một không gian đệm, tăng thêm tính thẩm mỹ và hài
hoà với xung quanh…Trong không gian mặt bằng bên trong ngôi nhà ta thấy do sự
khác biệt về tôn giáo tín ngưỡng nên bên trong không gian bên trong của Nhật
bản có không gian thờ tổ tiên, thờ phật,…Còn với Champa thì không gian thờ tổ
tiên ấy là ở các “ Kut “ của tộc họ. Tuy không gian bếp có sự khác nhau, nhưng
vai trò của bếp lửa rất quan trọng, và được đặt tại nơi quan trọng, với những
nguyên tắc, cấm kị đi kèm, bếp không chỉ là không gian nấu nướng bữa ăn cho gia
đình mà còn mang ý nghĩa tâm linh quan trọng thể hiện qua việc thờ thần bếp,
thần lửa.
Trong quá trình dựng ngôi nhà,
với những kĩ thuật xây dựng, cấu trúc không gian ngôi nhà,…thì đi kèm xuyên
suốt trong quá trình xây dựng ấy là những nghi lễ, nghi thức, cấm kị liên quan.
Từ nghi lễ động thổ, dựng đòn dong, lợp mái, làm bếp mới,…và cuối cùng là lễ
vào nhà mới. Trong các khâu ấy, khâu nào cũng hết sức quan trọng và chứa đựng
những ý nghĩa riêng. Tuy hình thức tổ chức các nghi lễ có khác nhau nhưng mục
đích vẫn là để nhằm xua đuổi những điều xấu, cầu mong mang lại điều tốt lành
đến cho ngôi nhà,…
2.4. Công
Trình phụ.
Cả người Champa và Nhật Bản với
kĩ thuật, văn minh văn hoá nông nghiệp là nồng cốt nên trong quá trình phát
triển ấy đã sản sinh ra các ngành nghề truyền thống và xây dựng nên các công
trình phụ đi kèm nhằm phục vụ công việc sản xuất ấy. Điển hình như: Lò sản xuất
gạch, ngói, Lò rèn, Nhà kho chứa lương thực, Chuồng chăn nuôi gia súc, giếng
nước trong khuôn viên nhà hay giếng nước công cộng, nhà nuôi tằm,…Nó góp phần
tạo nên sự đa dạng trong cấu trúc không gian sinh hoạt sản xuất của cộng đồng
chứa nhiều giá trị văn hoá đặc trưng vùng miền.
2.5. Công
Trình Công Cộng.
Để có thể gắn kết mối quan hệ
cộng đồng, thông qua các nghi lễ truyền thống, không gian văn hoá tâm linh đã
được hình thành như: Đền thờ, Kut, nghĩa địa, Nhà sinh hoạt cộng đồng,…
2.6.
Một Số Nghi Lễ, Phong Tục Điển Hình Trong Quá
Trình Dựng Nhà.
Việc dựng nhà là hết sức quan
trọng, đòi hỏi thời gian và công sức để chuẩn bị và các khâu xây dựng hết sức
nghiêm ngặt chặt chẽ cùng với những nghi lễ, phong tục quan trong gắn liền
xuyên suốt quá trình ấy như : Lễ động thổ, tẩy uế nguyên vật liệu xây dựng ( gỗ
), lễ cất mái ( đòn dong ), lễ dựng bếp mới,… lễ vào nhà mới.
- Lễ Động Thổ ( Cúng thần Đất ): Đây là ngi lễ đầu
tiên và bắt buộc cần phải thực hiện sau khi đã chọn ra được khuôn viên đất phù
hợp cho việc dựng nhà. Việc chọn đất, xem hướng nhà đi kèm được dựa trên thuật
Phong Thuỷ của tổ tiên. Quá trình thực hiện tuy có sự khác biệt, nhưng mục đích
chính là để tẩy uế, tống khứ cái xấu ra khỏi khu đất, và nhằm thông báo cho
thần đất, tổ tiên về việc dựng nhà trên khuôn viên đất này, cầu mong sự an lành
trong quá trình xây dựng sắp tới và cả cuộc sống về sau.
- Lễ Đặt Bếp Mới: Nghi lễ nhằm mục đích cầu mong mang lại sự
xung túc dầy đủ về của cải vật chất lẫn cầu mog con đàn cháu đống. Tuy nhiên
giữa hai bên có sự khác biệt rõ rệt về quan niệm và hình thức thực hiện cuh thể
như sau:
+ Với người Nhật Bản thì công việc này chủ nhà phải chuẩn bị tro cũ được
lấy từ bếp của 7 hoặc 9 ngôi nhà hàng xóm bỏ vào bếp nhà mình rồi mới bắt đầu
nhóm lửa. Công việc này bắt buộc người nam chủ gia đình hoặc con trai cả thực
hiện. Trong nghi lễ này chủ nhà sẽ chuẩn bị một số lễ vật cúng, trong đó không
thể thiếu món cháo đỗ, loại cháo để nấu dùng cho nghi thức cúng thần khi vào
nhà mới. Bọn trẻ con được mời đến để ăn cháo ( chỉ ăn bằng đũa ) và dùng đôi
đũa ăn cháo này phết lên trên bộ sinh thực khí được treo trên cột gỗ chính cạnh
bếp lửa ngôi nhà. Việc này cũng nhắm mục đích cầu mong cho gia đình con đàn
cháu đống.
+ Với người
Champa thì công việc này bắt buộc người phụ nữ trong gia đình thực hiện nghi lễ,
với việc chuẩn bị 3 hòn đá thiên nhiên có hình bầu dục đã được làm lễ tẩy uế và
đặt vào vị trí đã định sẵn trong bếp, sau têm 4 miếng trầu hình tam giác, một
miếng đặt giữa lòng bếp, ba miếng còn lại được đặt lên trên ba hòn đá bếp ấy và
đặt các lễ vật cúng bao gồm : bình trà, trầu cau, ba đĩa lễ vật, đĩa xôi, chén
chè. Nghi lễ được điều khiển bởi thầy cúng tâm linh. Sau đó người phụ nữ của
gia đình làm động tác nhóm lửa đầu tiên bằng cách cho ít rơm , 3 cây củi đặt
vào bếp, và 3 hòn than được xin từ 3 gia đình hàng xóm có cặp vợ chồng xung
túc, con cháu đông đầy về và nhóm lửa. Khi lửa cháy, người phụ nữ ấy đặt cái
trã ( tượng trưng cho tính âm ) lên bếp, rồi lấy cái xoong, nồi ( Tượng trưng
cho tính dương ) lên trên. Nghi thức ấy thể hiện tính phồn thực theo quan niệm
của người Champa.
Như ta thấy, tuy có sự khác nhau về cách thức thực hiện, về
người thực hiện ( nam – nữ ), về quan niệm con số ( 9 - 3). Nhưng lại có cùng
chung về quan niệm về giá trị ngọn lửa mới, về quan niệm phồn thực được thể hiện
qua nghi thức đặt bếp mới này.
-
Lễ Cất Mái ( Đòn Dong ): Nghi lễ quan trọng được xem như cơ bản
dựng xong một ngôi nhà. Với những nghi thức đi kèm, phong phú về cách thực hiện
và cả đồ cúng lễ, với kiêng kị quan trọng nhất ảnh hưởng liên quan đến cây đòn
dong như kị đóng đinh lên cây đòn dong, kị làm ô uế, dơ bẩn lên nó, và nhằm
tránh những điều xấu nhất ảnh hưởng đến nghi lễ này thì việc thực hiện nghi lễ
luôn phải chọn ngày lành tháng tốt để thực hiện, ngoài ra còn kị những người bị
bệnh, hay có người nhà bị mất,…đi đến nơi đang thực hiện nghi lễ này. Nghi lễ
thực hiện nhằm tống khứ cái xấu, cái ô uế ảnh hưởng đến ngôi nhà, và cầu mong
điều lành đến cho gia chủ. Các lễ vật cúng phong phú, tuy nhiên không thể thiếu
như rượu, gạo, muối.
-
Lễ Vào Nhà Mới: Sau thời gian xây dựng khó khăn vất vả có sự
đóng góp công sức của nhiều người, và cả các thần linh đã phù trợ cho công việc
xây cất được hoàn thành. Nên trước khi vào nhà mới, chủ nhà cần thực hiện nghi lễ vào nhà mới để tạ ơn và
thông báo cho việc dựng nhà đó được hoàn tất. Nghi lễ được diễn ra trong ngày
lành tháng tốt, với những kiêng kị nhất định. Dù có sự khác biệt về tôn giáo giữa
hai bên, nhưng nghi lễ nhằm mục đích tạ ơn các vị thần linh đã ban tặng nguyên
vật liệu, phù trợ cho công việc xây cất được hoàn thành suôn sẻ, cầu mong ấm
no, hạnh phúc, cây trái phát triển sinh sôi, con đàn cháu đống. Đó chính là
quan niệm phồn thực mà cả hai dân tộc đã nuôi dưỡng sâu bên trong tiềm thức văn
hoá của mỗi dân tộc.
3. KẾT LUẬN:
3.1 Sự Biến Đổi:
Quá trình phát triển xã hội với những biến đổi rõ rệt về đô thị hoá vô tình phá vỡ đi cấu trúc
Làng-Nhà ở truyền thống. Mà nay cái truyền thống ấy chỉ được khắc hoạ rời rạc
qua vài ghi chép, hay chỉ còn lại những mô hình nằm lạnh lẽo nơi bảo tàng. Sự
biến đổi là hiển nhiên, qua nó cũng sinh ra cấu trúc Làng-Nhà ở mới. Nhưng làm
sao để giữ được cái không gian văn hoá truyền thống ấy mới là điều quan trọng
và cấp thiết nhất hiện nay.
3.2 Ý
Nghĩa:
Việc dựng nhà có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của mỗi
chúng ta, và qua quá trình ấy, với những nghi lễ liên quan cũng cho ta thấy
cách con người coi và tôn trọng các vị thần thiên nhiên đã mang lại cho họ
những nguyên liệu cho việc dựng nhà, họ biết ơn và tôn trọng thiên nhiên.
Trong quá trình dựng nhà ấy
cũng cho ta thấy cách mà con người chúng ta đối đãi với nhau thế nào để xây
dựng mối quan hệ xóm giềng ( mấu chốt để xây
dựng một cộng đồng vững bền).
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa