Pics

Pics

2017/04/12

Cái SÂN – Trong Tiềm Thức Văn Hoá Cộng Đồng Người Chăm

Cái SÂN – Trong Tim Thc Văn Hoá Cng Đng Người Chăm.
***********
Jaya Thiên  ( 2016/02 . Yamagata, Japan)


Hn nhng ai đã tng sinh ra và trưởng thành lên từ các làng quê nông thôn Việt Nam chắc hẳn sẽ không xa lạ và quên đi những kỉ niệm buồn vui, từ những buổi tiệc mừng cho đến những đám tang ma,…hay những buổi lò cò, bắn thun của thuở thiếu thời trước sân nhà. Và thế là cái sân ấy như chứa chấp, chứng kiến những đổi thay đang diễn ra quanh nó. Bấy nhiêu đó thôi cũng cho thấy vai trò, giá trị của cái sân trong đời sống sinh hoạt của người dân.
Bài viết này chỉ xin vắn khơi dậy những điểm thú vị xung quanh cái sân ấy trong cộng đồng người Chăm.

*** Sân - Hiu đơn giản là một khoảng đất trống, bằng phẳng thường ở ngay trước nhà như: Sân nhà, sân đình, sân kho,…Hay trên nó có đặt một số thiết bị phục vụ nhất định tuỳ theo chức năng sử dụng, như : Sân bóng, Sân Chơi trẻ em có xích đu,…

1. Về mặt Không gian kiến trúc:
Trong bố cục không gian kiến trúc trong khuôn viên ngôi nhà truyền thống của người Chăm thì cái sân được hình thành nên từ sự phân chia không gian ước định giữa các đơn vị nhà riêng rẽ tạo thành hình chữ nhật nằm trong trung tâm khuôn viên nhà. Cái Sân trở thành một không gian cộng cộng cho mọi sinh hoạt diễn ra tại khuôn viên nhà, cái Sân cũng là nút giao thong chính, lượng tần suất lưu thông qua lại giữa các đơn vị nhà với nhau được tập trung nhiều nhất qua không gian này. Ngoài ra Sân còn là không gian đối lưu giữa các luồng không khí vào các mùa trong năm.
Ở đó, nơi mà Trời – Đất – Người giao hoà với nhau.
Và theo dòng biến chuyển của thời gian, nhu cầu công năng và quá trình đô thị hoá thì cái sân nhà nay đã có những hình dạng khác nhưng vẫn giữ đúng vai trò căn bản của nó như là cái Sân bóng, Công viên, Giếng trời ( nhà phố ),…

2. Về mặt Sinh hoạt Đời sống:
Cái Sân được hình thành bởi sự vô tình hay cố ý thì nó không còn quan trọng, mà cái chúng ta thấy rõ nhất là việc cái Sân được trưng dụng nhằm phục vụ cho một số nhu cầu sinh hoạt đời sống cộng đồng. Cư dân Chăm xưa vốn dĩ được sinh ra là để chinh phục biển cả, nhưng cũng không kém rực rỡ để khẳng định khả năng làm chủ nền nông nghiệp. Và như thế sau mỗi mùa thu hoạch sản phẩm về thì lúc đó cái sân trở thành nơi tập kết, phơi phóng các sản phâm nông-ngư nghiệp như phơi lúa, bắp, cá tôm, hay được các bà mẹ Chăm dùng làm nơi phơi các cây lá thuốc nam truyền thống,…
Từ thế hệ lứa 8X của chúng tôi trở về trước chắc hẳn không ai là không thích ngồi trên chiếu mỏng được trải ngoài sân xi măng hay ngay cả trên sân đất trong những đêm trăng sáng để say xưa nghe Ông bà kể lại tích xưa của Chăm, và cứ thế dòng máu Chăm chúng tôi được thêm tô đậm hơn. Hay chỉ đơn giản để lũ trẻ chúng tôi nằm ngắm sao trời rồi tự mình vẽ nên những hình thù mang tính trừu tượng như Gấu, ngựa,...rồi thiếp ngủ trên cái sân đó lúc nào không hay.
Từ những nhu cầu sinh hoạt đời sống cộng đồng lớn hơn mà sinh ra cái Sân có quy mô rộng hơn nhằm đáp ứng nhu cầu và thuận tiện trong sinh hoạt mà trong cộng đồng làng  Chăm có thêm cái Sân phơi ( Thời kì Hợp Tác Xã ) hay cái sân Bóng,...Thường khu đất để làm những cái Sân chung như thế này được người dân trong làng góp lại, hay nó được hình thành do bởi quy ước chung của cộng đồng người dân trong khu làng ấy. Tại nơi đây, các hoạt động mang tính cộng đồng làng xã được diễn ra, điển hình như các hội hè, thể thao – văn nghệ hay việc tang ma,...

3. Biến Chuyển Theo Không gian và Thời Gian:
Dòng biến chuyển này xảy ra đồng thời cùng lúc với nhau. Từ cái Sân nhỏ nằm trong khuôn viên nhà ,chỉ nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt gia đình, rồi qua đòi hỏi nhu cầu sinh hoạt lớn hơn, mang tính kết nối tập thể lại với nhau mà sinh ra cái sân làng, sân phơi, hay sân bóng,...
Không chỉ có thế, với nhịp sống thay đổi đến chóng mặt, với quá trình đô thị hoá mà chúng ta đang chứng kiến tại các trung tâm thành phố lớn thì quỹ đất để cho mỗi gia đình dành riêng cho cái sân quả là khó khăn, cái sân dần dần bị thu hẹp lại và biến chuyển thành khoảng Sân Trong ngay giữa ngôi nhà điều hoà, lưu thông các luồng không khí và đón ít ánh nắng trời cho cái ngôi nhà nhỏ hẹp ấy. Với đòi hỏi về công năng sử dụng phù hợp cho từng mọi đối tượng sử dụng thì cái sân ấy cũng đã thành Sân thi đấu thể thao, Sân chơi dành cho trẻ em, Công viên,...Cho dù không gian chức năng có sự khác nhau nhưng cái Sân ấy vẫn nguyên giá trị ban đầu làm nhiệm vụ kết nối mối quan hệ cộng đồng lại với nhau một thêm lớn mạnh.

4.  Sự khác lạ :
Nếu chỉ nêu ra vài điểm kể trên thì cái Sân trong không gian văn hoá cộng đồng người Chăm hoá chăng chẳng khác gì so với những cộng đồng khác?
Không, nó khác. Với một cộng đồng với triết lý xem cuộc sống thực sự chỉ xảy ra sau chuyến hành trình dài ở thực tại, với biết bao lễ tục xuyên suốt các giai đoạn đời người từ lúc mới sinh đến khi nhập Kut, với quy mô, tính phức tạp của các nghi lễ, và tất cả những nghi lễ đó đều diễn ra trong khuôn viên nhà, mà cái Sân chính là trung tâm của các nghi lễ ấy. Với những lễ tục có tính quy mô lớn thì cái sân phải đủ rộng để cho các hoạt động được diễn ra thuận lợi nhất thì lúc này Sân banh cũng sẽ được trưng dụng và trở thành trung tâm của cả cộng đồng, điển hình với các Đám tang, lễ tục lớn của làng, hay lễ rước Y trang của vua,v/v...đều diễn ra tại đây, mà không có bất kì một lời phản đối nào, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày mặc nhiên tự nhường chỗ cho những buổi lễ đã thấm sâu vào mỗi người con trong cộng đồng Chăm chúng tôi.
Lúc này cái sân đã vượt ra cái giới hạn của chính nó để trở thành không gian kết nối cộng đồng, để cho mọi hiềm khích cá nhân có cơ hội được xoá đi thông qua những dịp lễ nghi cộng đồng này. Và tính kết nối cộng đồng càng được nâng cao thêm mà qua đó các giá trị truyền thống cha ông được bảo tồn.
Sân nhà của người Chăm luôn rộng, mà mục đích chính của nó là để làm không gian phục vụ các nghi lễ trong gia đình, dòng tộc. Cho dù khuôn viên khu đất có bị thu hẹp lại bởi các công trình phụ, hay số thành viên trong gia đình có tăng lên, thì cái khoảng sân ấy luôn cố gắng được giữ nguyên kích thước không gian đủ rộng nhất có thể.
Đặc điểm khi bạn đi vào các làng Chăm, để phân biệt được đâu là một khuôn viên nhà người Chăm so với Kinh,...( Có một số làng Chăm có người Kinh sống xen lẫn ) cho dù hình thái kiến trúc bên ngoài có biến đổi gần như giống nhau thì chỉ cần bạn để ý nhìn vào cái khoảng sân trước nhà nào mà rộng thì ắt hẳn đó là nhà của người Chăm. Đó cũng là điểm nhận dạng mà tôi cho là khá thú vị khi chỉ quan sát bên ngoài cộng đồng ấy.

5.  Kết:
Bạn thử nghĩ xem, cộng đồng Chăm nếu thiếu đi cái khoảng sân tưởng chừng không mang giá trị gì thì cộng đồng ấy sẽ mất đi rất nhiều cái nhân vân, đậm chất Chăm mà trong đó cái Sân là một mắt xích trung gian.
Cái Sân tưởng như vô hình nhưng lại chất chứa trong nó bao nỗi niềm, bao giá trị nhân văn, chứng kiến bao cuộc xum vầy và ra đi của biết bao thế hệ người Chăm chúng tôi.
Cái sân trong không gian truyền thống Chăm cũng là nơi mà tại đó  Trời - Đất- Người giao hoà nhau.
Trên đây chỉ xin nêu vài ý riêng góp phần làm thêm phần thú vị như góp thêm một hướng nhìn khác để chúng ta thêm yêu cái chất Chăm ấy.

***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét