P2: Địa Danh nổi bật của Panduranga
I: Khu vực Panran ( Phan Rang )
Trước tiên là 4 địa danh nổi bật hiện nay chỉ cho 4 khu vực đông người Chăm nhất.
- Paran : Chăm khu vực Phan Rang ngày nay.
- Kraung: Chăm khu vực huyện Tuy Phong ngày nay.
- Parik: Chăm khu vực Phan Rí ngày nay.
- Pajai: Chăm khu vực Phan Thiết ngày nay.
Hai ngọn núi ở hai đầu Ninh Thuận là:
- Cơk Kaduk : Núi Cà Đú thuộc xã Hộ Hải huyện Ninh Hải, toạ phía bắc Ninh Thuận
- Cơk Cabbang: Núi Cha Bang thuộc xã Phước Nam huyện Ninh Phước, toạ phía nam Ninh Thuận.
Các con Sông- Kênh - Đập chính, quyết định nền kinh tế nông nghiệp khu Panran:
- Krong Ding: Sông Dinh ( Sông Phan Rang ) là con sông lớn nhất ở khu vực cung cấp nước cho đồng bằng Panrang, bắt nguồn từ con sông Cái đổ ra biển Champa ( Biển Đông ).
- Krong Laa: Sông Lu/Sông Biêu/Sông Viêu. Bắt nguồn từ cao nguyên phía tây nam tỉnh thuộc huyện Bác Ái, cung cấp nước cho đồng bằng khu vực Pandarang ( đồng bằng Phước Dân - huyện Ninh Phước nay ) nhập dòng vào Krong Ding rồi đổ vào biển Champa.
- Krong Pha: Sông Pha, cung cấp nước cho đồng bằng Sông Pha, thuộc huyện Ninh Sơn.
- Krong Kacwa: Sông Cả, Sông Cái. Là con sông lớn nhất tỉnh, bắt nguồn từ cao nguyên phía tây bắc thuộc huyện Ninh Sơn, về đến khu vực đồng bằng Phan Rang thì gọi thành Krong Ding.
- Banưk Kacwa: Đập Lâm Cấm, thuộc khu vực Phan Rang ngày nay, công trình do vua Poklong Garai lập nên.
- Banưk Caklaing: Đập Nha Trinh, thuộc huyện Ninh Phước ngày nay, công trình do vua Poklong Garai lập nên.
- Banưk Cakhoh: Đập Nha Húi / Nha Hố thuộc huyện Ninh Sơn ngày nay, công trình do Poklong Garai lập nên.
- Ngoài ra còn có các đập khác do vua Po Rame lập nên dọc trên dòng chảy của krong Laa, phục vụ tưới tiêu cho khu vực đồng bằng phía nam thuộc huyện Ninh phước như: Đập Cà Tiêu, Chà Vin, Ma Rên, Cây Đa, Ma Giăng, Tà Nôn, Cà Tuôn. Trong đó đập Ma Rên nằm trong khu vực thành Biuh Bal Batsinâng.
- Ribaung Kamei – Ribaung Lakei: Mương Cái – Mương Đực. Đây là hai con mương được hình thành từ sự ngăn dòng trên Sông Dinh bởi đập Nha Trinh do vua Poklong Garai lập nên. Mương Cái chạy về mạn đồng bằng phía bắc, mương đực xuôi về mạn đồng bằng phía nam.
Địa Danh:
- Bal Huh: Thủ đô Huh thuộc thành Nại ( Bal Sri Banây) , nay là làng Cổ Hủ ( làng Mỹ Tường ) thuộc huyện Ninh Hải.
- Bal Ywa: Thủ đô Ywa hiện chưa xác thực được khu vực, có thể thuộc thành Bal Hanguw – Khu Sông Pha!
- Bal Lai: Thủ đô Lai, nay là khu vực tháp Hoà Lai – Ninh Thuận
- Bal Caung: Thủ đô Caung thuộc thành Bal Pangdurang (Phước Dân ngày nay).
- Bal Canar: Thủ đô Canar thuộc thành Bal Pangdurang, làng Tịnh Mỹ (Phan Rí ngày nay).
- Sri Banây –Thi Nại ( Đầm Nại ): Đầm Thi Nại hay Nại thuộc thành Bal Sri Banây , cửa biển thuộc huyện Ninh Hải ngày nay, là trung nơi đậu thuyền bè và là vựa sản xuất Muối lớn nhất của Panduranga xưa.
- Canah: Cà Ná, làng chài cổ của người Chăm Panduranga, nằm ở phía nam của Phan Rang thuộc huyện Thuận Nam.
- Lamngư Panduranga: Cửa/cảng Phan Rang ngày nay. Là cảng lớn nhất của Panduranga, nơi Krong Ding (sông Dinh) đổ về biển Đông (Champa). Cửa /cảng này quyết định nền kinh tế trọng yếu của khu vực Panran của Panduranga xưa.
- Lamngư Canah: Cảng Cà Ná ngày nay, là một trong những cảng phụ trợ góp phần phát triển nền kinh tế biển của Panduranga xưa.
Hiện tại ở khu vực Ninh Thuận gồm 22 làng Chăm (Palei Cham):
•1. Palei Bal Riya: làng Bình Nghĩa, thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc.
•2. Palei Pa-mblap Klak: thôn An Nhơn, thuộc xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải.
•3. Palei Pa-mblap Biraw: thôn Phước Nhơn, được tách ra từ palei Pamblap Klak, thuộc xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải.
•4. Palei Cang: thôn Lương Tri, thuộc xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn.
•5. Palei Tabeng: làng Thành Ý, thuộc xã Thành Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
•6. Palei Baoh Bini:làng Hoài Trung, thuộc xã Phước Thái, huyện Ninh Phước.
•7. Palei Dara: trước là làng Như Ngọc, nay là làng Như Bình, thuộc xã Phước Thái, huyện Ninh Phước.
•8. Palei Baoh Dana:làng Chất Thường, thuộc xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước.
•9. Palei Mblang Kacak:thôn Phước Đồng, thuộc xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước.
•10. Palei Cauk:làng Hiếu Lễ, thuộc xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước.
•11. Palei Baoh Deng:thôn Phú Nhuận, thuộc xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước.
•12. Palei Hamu Tanran:làng Hữu Đức, thuộc xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước.
•13. Palei Thuer:làng Hậu Sanh, thuộc xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước.
•14. Palei Hamu Craok:làng Vĩnh Thuận (Bầu Trúc), thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước.
•15. Palei Caklaing:làngMỹ Nghiệp, thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước.
•16. Palei Bal Caong: làng Chung Mỹ, thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước.
•17. Palei Cuah Patih:làng Thành Tín, thuộc xã Phước Hải, huyện Ninh Phước.
•18. Palei Patuh:làng Tuấn Tú, thuộc xã An Hải, huyện Ninh Phước.
•19. Palei Ram:làng Văn Lâm, thuộc xã Phước Nam, huyện Thuận Nam.
•20. Palei Aia Li-u:thôn Phước Lập, thuộc xã Phước Nam, huyện Thuận Nam.
•21. Palei Palao: thôn Hiếu Thiện, thuộc xã Phước Nam, huyện Thuận Nam.
•22. Palei PaBha: làng Vụ Bổn, thuộc xã Phước Nam, huyện Thuận Nam.
Lời bàn:
Ta thấy các Thành trì, thủ đô luôn đặt tại những đồng bằng tương đối rộng, phù hợp canh tác nông nghiệp nơi có các con sông, kênh, đập phục vụ sản xuất phát triển kinh tế nông nghiệp, đồng thời tiếp cận nơi cửa biển để thuận tiện giao thương, phát triển kinh tế biển lẫn du nhập văn hoá.
- Thành Bal Sri Banây –Thi Nại ( Đầm Nại ): được bao bọc bới núi cao ở phía bắc và tây, tiếp cận biển qua cửa Thi Nại. Nhưng đây chỉ là Thành tạm thời khi Vijaya bị thất thủ.
- Thành Bal Hanguw – Khu Sông Pha: được hình thành dựa trên hai dòng chảy của con sông Cái và sông Dinh tạo thành một vùng đồng bằng phì nhiêu, có ba mặt được bao bọc bởi dãy núi, một mặt mở về hướng đông xuôi theo dòng Krong Ding ( Sông Cái - Sông Dinh ), tạo thành một luỹ thành mang tính chiến lược trong quân sự, và là thành được dời từ Bal Sri Banây khi bị quân Khmer chiếm đóng.
- Thành Biuh Bal Batsinâng và Bal Pangdurang: được hình thành dựa trên hai dòng sông Krong Laa và Krong Ding tạo thành một vùng đồng bằng rộng lớn nhất Panduranga, và cũng là địa bàn tập trung các làng Chăm vây quanh xung quanh trên gò đất cao hơn ở khu vực Phước Dân ngày nay, và cũng là trung tâm thủ đô Bal Caung xưa. Đây là thành được hình thành sau khi đánh đuổi quân Khmer ra khỏi lãnh địa để tái thiết nền tự chủ, dãy núi cao bọc phía tây thành, ba mặt còn lại được bọc bởi hai con sông trên tạo nên chiến luỹ quân sự bằng sông. Là vùng đồng bằng rộng lớn có ý nghĩa to lớn trong việc sản xuất nền kinh tế nông nghiệp, đồng thời tiếp cận bên ngoài thông qua Lamngư Panduranga (Cửa/cảng Phan Rang ) và tiếp cận miền trung/cao nguyên phía tây với các tộc anh em trong khu Panduranga bằng đường sông Krong Ding và Krong Laa…
Qua trên ta thấy vị trí các thành trì, cửa cảng của Panduranga xưa tại vùng Panrang mang tính chiến lược cao trong cả yếu tố quân sự, phát triển kinh tế Nông –Ngư nghiệp lẫn du nhập và xuất khẩu kinh tế, kết nối cả 4 chiều Đông tây – Nam bắc một cách chặt chẽ nhờ đường sông đông tây, biển bắc nam vươn ra bên ngoài, kết nối chặt chẽ với các cộng đồng đồng tộc khác thuộc cư dân Panduranga xưa.
Những giá trị, tầm nhìn của cha ông để lại đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị như ban đầu.
Nếu có những cuộc khảo sát, khảo cổ tại những vị trí này ắt hẳn sẽ cho ta nhiều điều bất ngờ đang ẩn mình dưới lớp đất thời gian!
P/s: Khu vực Kraung - Parik - Pajai ( Bình Thuận ) sẽ nằm trong bài kế tiếp.