Cây Dương Xỉ (Dryopteris/Fern)
Cây Dương Xỉ (đực) Dryopteris filix-mas/ Male fern.
Dương xỉ là loài cây mọc nhiều ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi ven suối, bìa rừng , hay những cánh đồng có độ ẩm thấp,...tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh chóng, có nhiều tác dụng, thanh lọc không khí, làm sạch nguồn nước, giải độc tốc asen trong đất,...trong đó cần kể đến khả năng dược tính chữa giun sán được nhắc đến trong nền văn minh cổ xưa.
Trong các nền văn hoá, hình ảnh của Dương xỉ đã được sử dụng làm hoa văn trang trí, điêu khắc,...Trong kiến trúc cổ Champa, điêu khắc trang trí mang hình dạng mô phỏng Dương xỉ trở nên thông dụng, ở trên bờ tường, bệ thờ, vòm,...
Hình ảnh xoắn (Spiral) từ đọt chồi non chính là ý tưởng liên hệ đến vòng xoắn sinh tạo, mô tả nguồn gốc của vũ trụ.
Sự sinh trưởng phát triển nhanh chóng của nó trên mặt đất này chính là ý niệm liên hệ đến nữ thần mẹ, nữ thần của dòng sông thiêng.
Hình ảnh xoắn của nó thường được sử dụng trong điêu khắc Makara (vật cưỡi của nữ thần mẹ, nữ thần dòng sông thiêng), Garuda,...
Hình ảnh xoắn được áp dụng đa dạng trong kiến trúc-điêu khắc Champa cổ, và có nhiều tên gọi tuỳ vào đối tượng đồ án trang trí. Và, vì cũng thường được gắn vào vị trí đuôi (đuôi nóc mái, đuôi makara, garuda,...), dạng tua xoắn nên thường được gọi: bruei hambar (tua xoắn), iku hambar (đuôi xoắn), iku pabung (đuôi mái), haraik hambar (tua dây leo, thường được điêu khắc trên tường tháp),...