Pics

Pics

2021/07/17

Hình học hoa Sen/Hình học tháp Dương Long.

 Hình học hoa Sen/Hình học tháp Dương Long.

Từ phương pháp hình học dây, kết hợp với hình học hoa Sen ta dựng được đồ hình mặt bằng phong cách tháp Dương Long (Bình Định).
Hệ ô lưới được chia theo 34x34 (hal Nja) đối với tháp Nam và tháp Bắc, ô lưới 38x38 (hal nja) đối với tháp giữa. Tương ứng tỉ lệ ta tìm được tỉ lệ chiều cao tháp tương ứng được thể hiện trong hình vẽ đính kèm.
Hal Nja là cây thước tầm Champa (tính từ cùi chỏ đến đầu ngón tay giữa).







[𝙑𝙞̄𝙧𝙖𝙥𝙪𝙧𝙖] 𝙩𝙝𝙖̀𝙣𝙝 𝙥𝙝𝙤̂́ 𝙃𝙪̀𝙣𝙜 𝙩𝙧𝙖́𝙣𝙜

 [𝙑𝙞̄𝙧𝙖𝙥𝙪𝙧𝙖] 𝙩𝙝𝙖̀𝙣𝙝 𝙥𝙝𝙤̂́ 𝙃𝙪̀𝙣𝙜 𝙩𝙧𝙖́𝙣𝙜

[Vīrapura] là một thành phố thuộc xứ Panduranga (một liên bang mandala Champa). Cái tên [Virapura] được tìm thấy trong nhiều bia kí ở khu vực Panduranga. Như, trong tấm bia mang kí hiệu C.07 xuất hiện với tên Huma Śrī VīraCuk (Đồng bằng Śrī VīraCuk), hay với Vāripura (Thành phố Vāri) trong tấm bia mang kí hiệu C.26.
[Virapura] được ghi trong các bia kí có gốc từ Sanskrit, với [pura] có nghĩa là thành phố;
[Vīra]/[Vāri] có nghĩa là hùng tráng, uy dũng,...được phát ra trong quá trình Shiva thực hiện điệu múa Nataraja kết thúc chu kì cũ để bước sang chu kì sáng tạo mới. [Vīra] là một trong những hình ảnh (năng lượng uy dũng) đại diện cho Shiva, hay như một phối ngẫu của vị thần Agni ngự trị phương Đông-Nam (Vīra Agni).
[Vīrapura] trở thành danh xưng cho thành phố/thủ đô của xứ Panduranga mang ý nghĩa [Thành phố hùng tráng] được thừa hưởng bởi nguồn năng lượng (Lửa) sáng tạo từ điệu múa Nataraja của Shiva (bức phù điêu Shiva múa trên tấm tympan) trong trung tâm đền tháp Po Klong Garai, đồng thời định vị khu vực ở phương Agni (đông-nam).
Nếu như [Kauṭhāra] (Nha Trang) được định vị ở phương Ishana (đông-bắc), [Panduranga] (hay [Vīrapura] định vị phương đông-nam thì dựa trên đồ hình ta xác định vị được trung tâm đô thị [Kamrain] (Cam Ranh) nằm ở phương Đông do thần Indra cai quản, các định vị này mở ra một cửa cảng kết nối với các tiểu mandala khác.
Trung tâm của đồ hình madala (hình đính kèm) là vùng núi thần (Cek Yang) nơi thần linh ngự trị.



𝑻𝒖̛̀ [𝑲𝒂𝒖𝒕̣𝒉𝒂̄𝒓𝒂] 𝒄𝒉𝒐 đ𝒆̂́𝒏 [𝑵𝒉𝒂 𝑻𝒓𝒂𝒏𝒈] 𝒉𝒂𝒚 𝒕𝒉𝒐̂𝒏𝒈 đ𝒊𝒆̣̂𝒑 𝒚́ 𝒏𝒈𝒉𝒊̃𝒂 [𝑲𝒂𝒖𝒕̣𝒉𝒂̄𝒓𝒂]


 𝑻𝒖̛̀ [𝑲𝒂𝒖𝒕̣𝒉𝒂̄𝒓𝒂] 𝒄𝒉𝒐 đ𝒆̂́𝒏 [𝑵𝒉𝒂 𝑻𝒓𝒂𝒏𝒈] 𝒉𝒂𝒚 𝒕𝒉𝒐̂𝒏𝒈 đ𝒊𝒆̣̂𝒑 𝒚́ 𝒏𝒈𝒉𝒊̃𝒂 [𝑲𝒂𝒖𝒕̣𝒉𝒂̄𝒓𝒂]

[Kauṭhāra] là một tiểu quốc/thành phố thuộc Champa cổ, xứ ấy được cho bao gồm Phú Yên – Khánh Hoà ngày nay, trung tâm của xứ sở ngày nay là thành phố Nha Trang (Khánh Hoà).
[Kauṭhāra] hay [Kuṭhāra] được nhắc đến trong nhiều bia kí, với ý nghĩa danh xưng chỉ cho một thành phố [Kauṭhāra], nơi có quần thể đền tháp Po Ina Nagar (Mẹ Xứ Sở, yang bhagavatī kauṭhāreśvarī). Theo các truyện tích, văn học Cham (Champa), quần thể đền tháp được xây dựng trên “mbuen hara” đồi Cây Sung “thần”, ngày nay tên gọi này vẫn còn dùng để chỉ cho vùng Hà-ra có cây cầu Hà-Ra bắc qua.
Liên quan đến Po Ina Nagar, trong câu chuyện sáng thế của Mẹ Xứ Sở Po Ina Nagar có kể rằng: “… Bà là vị thần từ cõi trời xuống trần gian, Bà có 97 người chồng, 36 người con tượng trưng cho 37 màu máu, 37 màu máu biến thành 37 giống cây trồng, vật nuôi và các tục lệ cúng thần khác. Thân thể bà đồng nhất và tượng trưng cho các phần khác nhau của vũ trụ: Thân của bà chính là bầu trời, đầu của bà chính là mũ đội của các vị vua, của các sư cả Bàlamôn, cánh tay của bà tượng trưng cho Sao Cày, đôi chân bà là sao Bắc Đẩu, răng của bà rìu đá của thần Sấm Sét, …”
Một dị bản khác thì cho rằng: “Theo người Chàm, nữ thần Pô Nagar với tên gọi đầy đủ là Pô Yang Ino Nagara được sinh ra từ mây trời và từ bọt biển, nữ thần đã hiện thân dưới hình dáng một khúc gỗ kỳ nam nổi trên mặt biển. Bà có 97 người chồng, trong đó Po Yang Amô là người yêu có nhiều mãnh lực nhứt, và bà đã sinh 38 người con gái, đều cũng đã trở thành nữ thần như mẹ. Bà đã tạo sinh ra đất đai, cây kỳ nam và lúa gạo, không khí chung quanh bà đượm mùi thơm của lúa và chính bà đã đem sinh khí cho cây sung thần”

Trong câu chuyện sáng thế này đã cho ta hai từ khoá gợi ý có liên quan đến từ [Kauṭhāra]: “…,răng của bà là rìu đá của thần sấm sét” và “…, chính bà đã đem sinh khí cho cây sung thần”.
[Kauṭhāra] hay [Nha Trang] được ghi chép trong nhiều sử liệu, trong đó cái tên [Cù-Huân] gốc Hán-Việt được dùng để chỉ cho cửa Cù-Huân (xứ Cù-Huân) vùng Tháp Bà.
[Kauṭhāra] có nguồn gốc Sanskrit được chuyển tự qua văn tự Cham cổ.
Ta có [Kauṭhāra] với [Kauṭ] ->Kau/Cù; [hāra] ->Ha-ra/Hà-ra/Huân.
Tra từ điển Sanskrit của Monier Williams (trang 325); कुठार [Kauṭhāra] : (m.) an axe {Lit. R., Lit. Bhartṛ}; a sort of hoe or spade {Lit. W.}; a tree {कुठ [kuṭha], cf. कुट [kuṭa] a hammer, mallet for breaking small stones , ax}, {Lit. L.}; name of a man, g. शिवादि Ӽĭwāđĭ [Śivādi]; of a nāga {Lit. MBh. i , 2156}.

Như vậy, chính trong bộ từ điển này đã minh định rõ nội dung ý nghĩa của danh xưng [Kauṭhāra] có ý nghĩa là Cây Rìu “đá” và Cây “sung thần” mà nội dung câu chuyện sáng thế Po Ina Nagar đã nhắc đến.
Tên gọi [Kauṭhāra] truyền tải một hàm nghĩa ẩn mang tính định vị xứ sở nằm ở phương Đông-Bắc (Ishana) của thần Sấm sét (Indra cầm cây búa rìu đá tạo ra sấm sét), vùng đất được thừa hưởng sinh khí được sinh ra từ cây Sung thần Hara (quần thể đền tháp Po Ina Nagar được dựng trên Mbuen Hara) toả sinh khí cho Xứ Sở.

Cây thước [Hal Nja] Cham (Champa) và kiến trúc đền-tháp.

 Cây thước [Hal Nja] Cham (Champa) và kiến trúc đền-tháp.

Bằng phương pháp dựng hình học dây (hình hoa 4 cánh) để xác định bố cục mặt bằng, mặt đứng đền-tháp, dựa trên đơn vị kích thước được xác định theo tỉ lệ vàng giữa cơ thể người tương ứng với kiến trúc.
Đơn vị tỉ lệ này được xác định bằng cây thước Hal Nja (cánh tay, tính từ cùi chỏ đến đầu ngón tay giữa) được quy định dùng để đo kích thước đền đài, tương ứng với hệ lưới ô vuông bằng [1*Hal nja] (hình ảnh đính kèm).
Các ô vuông được tô màu để đánh dấu các điểm mốc trong bố cục kiến trúc theo tỉ lệ được vẽ bằng phương pháp hình học dây.
Mô phỏng tỉ lệ cây thước Hal Nja trên đền-tháp Po Rame







Hình học Tháp Po Sah Ina

 Hình học Tháp Po Sah Ina

(Tháp Phố Hài - Phan Thiết - Bình Thuận)
Biểu diễn phương pháp vẽ hình học dây để xác định Mặt bằng - Mặt đứng khối hình căn bản của tháp.





Kiến trúc/Cấu trúc bền vững đến từ sự hiểu biết/quan sát tự nhiên.

 Kiến trúc/Cấu trúc bền vững đến từ sự hiểu biết/quan sát tự nhiên.





"bimong yang Apui/Agni"

 "the fire of Sun"

"bimong yang Apui/Agni"
Cuh yang apui - Lễ đốt/tế thần lửa.
Đầu năm ta khơi lửa đốt, mời gọi
nhanh nhanh tiếng sấm/chớp đầu năm khởi đầu cho một mùa vụ mới.
Vị trí sao Alioth số 5 trong nhóm 7 tinh.
"Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ đứng lên"
(25/04/2021) - (24/05/2021)



Sacred geometry / (Linga)

 Linga geometry




Các ký tự Omkar/Homkar trên bia ký Champa

 Các ký tự Omkar/Homkar trên bia ký Champa




Nữ thần Durga, một biểu hiện phối ngẫu của thần Shiva.

 Nữ thần Durga, một biểu hiện phối ngẫu của thần Shiva.

Nhìn vào ảnh (1) đính kèm ta nhận thấy một gợi ý hình học Hexagon.
Aegle marmelos còn được gọi là Shivdurma (phối ngẫu của Shiva/Durga).






Magnolia champaca L.

 [Magnolia champaca L.]

Champa (Hindi)
Shenbagam (Tamil)
Champakah (Sanskrit)



Sacred geometry / Magnolia Champaka (Ngọc Lan)

 Sacred geometry

Magnolia Champaka (Ngọc Lan)




Coral Tree (Mandara, Parijata)

Sanskrit: Mandara, Parijata

Hindi: Pharad
English: Coral Tree



"Gạch Cham" - Chúng ta đọc hiểu thế này.

 "Gạch Cham" - Chúng ta đọc hiểu thế này.

*Về quy cách: Chúng ta thường thấy một viên gạch Champa (Gạch xây Tháp) có nhiều tỉ lệ kích thước, tuy nhiên chúng ta sẽ thấy một viên gạch có tỉ lệ [1:2:3] hoặc [1:2:4] tương ứng theo [Dày:Rộng:Dài] là chiếm đa số.
Đặc tính: Thấm hút, và thoát (ẩm) nước nhanh. Gạch nhẹ hơn so với gạch sét nung thông thường nhiều.
*Về cấu tạo thành phần và tỉ lệ phối trộn:
Tỉ lệ phối trộn [1:1:2:4] tương ứng với:
1: Vỏ trấu 1: Phân Bò
2: Cát (cát xây) 4: Đất sét
Sau khi trộn đều các thành phần trên với nước ta được hỗn hợp nguyên liệu để đúc Gạch trong khuôn đúc.
Gạch sau khi đúc và để hong khô tự nhiên rồi đem nung với nhiệt độ 650-850 độ C.
Trong hỗn hợp trên chúng ta chú ý đến thành phần vỏ trấu. Vỏ trấu khi phối trộn vào trong hỗn hợp trên thì ngoài việc tạo được độ xốp khiến cho viên gạch Champa có tỉ trọng nhẹ, thấm hút/hong khô thoát nước nhanh mà Cái quan trọng nhất là quá trình nung với nhiệt độ tiêu chuẩn 650-850oC trên đã chuyển hóa Vỏ Trấu thành SiO2 có cỡ hạt 200nm, chính điều này khiến chúng ta thấy thành phần SiO2 trong viên gạch là chiếm đa số so với các khoáng khác cũng được sinh ra từ quá trình nung cháy Vỏ trấu như: Al2O3, Fe2O3, SO3, K2O,...như chúng ta thấy trong các báo cáo khoa học có trước đây.
* SiO2 khi sinh ra đã chuyển hóa hết vào trong viên gạch (với những vỏ trấu không cháy hết trong quá trình nung nên chúng ta thấy vỏ trấu còn xót lại trong những viên gạch) thành chất kết dính (tăng khả năng kết dính trong cấu tạo viên gạch).
-Giúp tăng cường độ chịu nén của viên gạch, có độ co ngót tốt làm tăng độ bền của viên gạch.
- Chống được độ ăn mòn của Sunphat, Clorua, CO2,...Đây chính là lí do chúng ta thấy các viên gạch Champa có độ bền với môi trường, không bị rêu mốc, ăn mòn,...
- Ngoài ra với lượng SiO2 có trong viên gạch cũng góp phần trở thành chất cách điện,...Hay một khối tháp xây bằng gạch đã tạo ra một lớp/khối màng SiO2 làm vỏ bao che an toàn với sét.