PHONG CÁCH HY LẠP TRONG KIẾN TRÚC ĐỀN THÁP CHAMPA - Jaya Thiên
Phong cách Hy Lạp, một phong cách nghệ thuật xuất hiện khá khiêm tốn trong nghệ thuật kiến trúc đền tháp Champa trong những giai đoạn đầu của nghệ thuật kiến trúc Champa từ khoảng thế kỉ VII-XIII. Sự ảnh hưởng phong cách Hy Lạp này lên Champa không dựa trên con đường trực tiếp từ Hy Lạp mà được tiếp nối thông qua Ấn Độ. Là kết quả của cuộc xâm chiếm của đế chế Ba Tư vào khoảng năm 520 TCN bởi triều đại Dairius Đại Đế và duy trì khoảng 2 thế kỷ sau đó trên phần Tây Bắc tiểu lục địa Ấn Độ lúc đó đã tác động lớn đến nền văn minh Ấn Độ. Và khu vực này trở thành nơi pha trộn giữa các nền văn hoá bao gồm Ấn Độ, Trung Á, Ba Tư, Hy Lạp, khởi đầu cho sự phát triển và giao thoa loại hình nghệ thuật kiến trúc Ấn - Hy Lạp tại đây, phát triển cực thịnh cho đến thế kỉ 5CN.
Kiến Trúc Tháp B1 xây hoàn toàn bằng đá, là tháp duy nhất cho đến này được xây dựng bằng đá Sa thạch. Các Trụ cột thuộc tháp Hành lang nối tiền sảnh tháp B1 với tháp cổng thuộc nhóm B1.
Tháp B1 và các Trụ Cột |
Chi tiết Trụ cột trong thánh địa Mỹ Sơn |
*** Phong cách Hy Lạp (Thức cột cổ điển Hy Lạp) được thể hiện trong chi tiết Trụ cột:
- Thức Cột cổ điển Hy Lạp: Có 3 dạng thức cột cơ bản trong kiến trúc Hy Lạp: Thức cột Doric, thức cột Ionic, thức cột Corinth. Là hệ thống tỉ lệ hoàn mỹ và mang hình thức trang trí ở các công trình đền đài hay công trình công cộng của Hy Lạp.
3 Thức Cột cổ điển Hy Lạp - Trụ cột trong kiến trúc đền tháp Champa:
+ Từ hình ảnh và tỉ lệ chi tiết ta có thể biết được Trụ cột trong kiến trúc đền tháp Champa ( B1 ) thuộc/ kế thừa dạng thức cột Ionic, với dáng vẻ thon, mảnh hơn, mang dáng dấp nữ tính.+ Trụ cột gồm 3 phần: Đế - Thân – Đầu cột.+ Trụ cột trong nhóm B1 này có thân trụ lục giác không rãnh và trụ lục giác có rãnh. Thân thẳng đều. Nếu so với thức cột Ionic Hy Lạp với thân trụ hình tròn thì ta thấy thân trụ cột trong kiến trúc Champa có cạnh lục giác (một số khác có trụ bát giác, trụ vuông, trụ tròn), rõ ràng đó là sự chuyển tiếp sáng tạo cho phù hợp với triết lý của nước sở tại.+ Phần Đế và Đầu cột có trang trí cách điệu đài sen nở, trên và dưới một đế vuông.Chi tiết cánh sen này cho ta biết đã có sự tiếp nhận có sáng tạo (giao thoa văn hoá) của người tiếp nhận.Vật liệu đá của trụ cột và với tháp B1 cũng cho thấy một phần đặc trưng kiến trúc Hy Lạp cổ.*** Phong cách giao thoa Hy Lạp này tạo nên một điểm riêng khác biệt hoàn toàn so với nghệ thuật kiến trúc đền đài các nước trong khu vực chịu ảnh hưởng văn minh Ấn Độ. Cho đến nay chi tiết phong cách này ít được chú ý quan tâm đến.Nếu ta làm khảo sát nghệ thuật Phật giáo Đồng Dương ắt hẳn sẽ thấy nhiều chi tiết mang dang dấp, ảnh hưởng phong cách nghệ thuật Hy Lạp tại nơi đây. Mà sự giao thoa này diễn ra mạnh cho đến thế kỉ 5CN ở khu vực Bắc Ấn.